Thực trạng quản lý nhà nước đối với trường đào tạo nghề trên địa bàn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 51)

2.2 .Thực trạng các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với trường đào tạo nghề trên địa bàn

bàn tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với các trường đào tạo nghề

Quan điểm về đào tạo nghề cũng như công tác QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề đã được thể hiện nhất quán trong các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng tồn quốc. Đây chính là nội dung mang tính định hướng cho việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Căn cứ vào đó, nhiều văn bản liên quan đến công tác ĐTN cũng như QLNN trong lĩnh vực này được ban hành, như là:

Luật GDNN được Quốc hội khóa 13 thơng qua ngày 27/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015;

Nghị định số 143/2016/NĐ- TTg, ngày 14/10/2016 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GDNN;

Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật GDNN hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Luật, xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện;

Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định về chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật GDNN;

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020;

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

44

Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.v.v.

Đối với các văn bản pháp luật về GDNN tỉnh Đắk Lắk thực hiện thống nhất với các văn bản Luật, dưới luật về GDNN chung cho cả nước. Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Cụ thể như sau:

Ngày 30/12/2011, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 3433/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011-2020; theo đó, các đơn vị thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng

quy hoạch: xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý giáo dục và dạy nghề; xây dựng phương án hỗ trợ đầu tư; cân đối ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề; thực hiện tốt các chính sách đối với giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề; quan tâm cơng tác giải phóng mặt bằng và bố trí quỹ đất phù hợp cho các cơng trình giáo dục và dạy nghề trên địa bàn tỉnh [35].

Ngày 24/5/2016, Tỉnh uỷ Đắk Lắk ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU về việc

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp

ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác ĐTN, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương; tăng cường QLNN, đổi mới phương pháp quản lý trong lĩnh vực ĐTN, giải quyết việc làm; xây dựng hệ thống thông tin kết nối từ người lao động đến cơ quan QLNN, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở ĐTN, doanh nghiệp và nhu cầu ĐTN sử dụng lao động, việc làm để quản lý, điều tiết có hiệu quả; tăng cường đào tạo, đào tạo lại cho đội

45

ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở đào tạo nghề [30].

Sau khi thống nhất đầu mối quản lý lĩnh vực GDNN theo quy định của Luật GDNN, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác QLNN về lĩnh vực GDNN.

Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành về việc rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN, giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy tổ chức, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tăng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng

dạy và học. UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk tiến hành

rà soát mạng lưới các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh. Số cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay là 34 cơ sở (giảm 02 cơ sở so với năm 2020 do sáp

nhập, giải thể, ngừng hoạt động). Trong đó, có 06 trường cao đẳng, 04 trường

trung cấp, 24 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Đến nay, tỉnh Đắk Lắk vẫn đang tiếp tục thực hiện việc sắp xếp các cơ sở GDNN theo hướng dẫn của Trung ương và Kế hoạch số 2471/KH-UBND ngày 1/4/2019 của UBND tỉnh theo hướng sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở GDNN yếu kém, hoạt động không hiệu quả, không đủ năng lực triển khai tự chủ; từng bước sáp nhập trường Trung cấp công lập và trường Cao đẳng; tập trung phát huy thế mạnh của từng cơ sở GDNN tránh đào tạo chồng chéo.

UBND tỉnh Đắk Lắk thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa GDNN. Ngày 06/01/2016 UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 01/2016/QĐ-

UBND về việc ban hành quy định về miễn, giảm tiền thuê đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo; trong đó, tạo điều kiện thuận lợi

nhất cho các đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động xã hội hóa về nội dung hoạt động GDNN, qua đó giúp các doanh nghiệp, cơ sở GDNN từng bước yên tâm đầu tư hoạt động. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 trường đào tạo nghề, trong

46

đó: 06 trường ngồi cơng lập, đào tạo các nghề như: nấu ăn, nhà hàng khách sạn, du lịch, lái xe, dược, điều dưỡng, chăm sóc sắc đẹp,…Hàng năm, đào tạo trên 3 ngàn lượt HSSV, góp phần tăng tổng số lao động qua ĐTN trong tỉnh, giải quyết việc làm sau đào tạo đạt trên 75% [39].

Nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN, UBND tỉnh Đắk Lắk xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 2471/KH-UBND ngày 01/4/2019 về việc “tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo dục nghề nghiệp đến năm

2021 và định hướng đến năm 2030”. Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN

cần chú trọng cả quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người lao động; gắn kết chặt chẽ GDNN với nhu cầu thị trường lao động, với kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành; bảo đảm đáp ứng nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động; góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động [37]. Để đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, ngày 18/5/2020, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 4223/KH-UBND về việc “tăng cường

huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2019-2025”. Theo đó, huy động các nguồn lực xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thu hút, sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách xã hội hóa nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thực hiện có hiệu quả chủ

47

trương huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp lý và chuyên môn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề trong việc thu hút và quản lý các nguồn lực huy động [40].

Bên cạnh đó, UBND tỉnh có các văn bản chỉ đạo thực hiện các quy định của Luật GDNN cho các Sở, ngành phối hợp với các trường đào tạo nghề triển khai công tác QLNN đối với lĩnh vực đào tạo nghề.

+ Quyết định 30/2012/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

+ Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 02/8/2012, của UBND tỉnh Đắk Lắk về ”Ban hành quy định về chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”;

Nhìn chung, khung chính sách QLNN về lĩnh vực đào tạo nghề tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trường đào tạo nghề. Tuy nhiên, còn thiếu quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành; chưa phân cấp rõ ràng cho chính quyền địa phương, chưa tạo đủ điều kiện để các trường thực hiện quyền và trách nhiệm tự chủ. Song song đó, có thể thấy các chương trình, kế hoạch đều có phân cơng nhiệm vụ tới từng cơ quan quản lý. Tuy nhiên, do chưa ghi rõ được hình thức xử phạt đối với đơn vị nếu khơng hồn thành mục tiêu đặt ra, nên dẫn tới tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hiệu quả chưa cao.

2.3.2. Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật đối với các trường đào tạo nghề

Công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật có chất lượng là rất quan trọng, nhưng làm thế nào để các văn bản này có hiệu lực trên thực tế lại là vấn đề quan trọng hơn. Do vậy, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật nói chung và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đối với các trường đào tạo nghề là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đối với các trường đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk chủ yếu

48

thuộc về đơn vị QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề.

Để triển khai tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực ĐTN, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH và các đơn vị liên quan phối hợp, tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh; tổ chức hội nghị và các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến Luật GDNN và các văn bản hướng dẫn Luật cho các đối tượng là lãnh đạo, quản lý, cán bộ, nhà giáo hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh với 230 lượt.

- Tổ chức mở các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về chính sách đào tạo nghề theo Luật GDNN, với sự tham gia của trên 1.300 lượt cán bộ trong hệ thống chính trị, qua đó đã nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trị của cơng tác đào tạo nghề.

- Tuyên truyền, phổ biến thông qua phương tiện thông tin đại chúng: Các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh triển khai cơng tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề; tổ chức thực hiện các chun đề, phóng sự mang tính thiết thực, hiệu quả cơng tác ĐTN, đào tạo nhân lực có tay nghề cao, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người lao động.

- Tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức khác: Tổ chức tuyên truyền bằng các ấn phẩm, tờ rơi. Hàng năm, in khoảng 900 bộ tài liệu và 55.000 tờ rơi thông tin, tuyên truyền các nội dung về chính sách, pháp luật hoạt động ĐTN, giới thiệu ngành nghề đào tạo, cơ sở ĐTN và hiệu quả sau ĐTN đến các đối tượng trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất

49

nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong GDNN.

- Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia hoạt động đào tạo nghề; khuyến khích, hỗ trợ đào tạo các nghề truyền thống và ngành, nghề ở nơng thơn.

Nhìn chung, cơng tác tổ chức thực hiện văn bản pháp luật được cơ quan quản lý triển khai kịp thời, đáp ứng yêu cầu công việc và hoạt động thơng tin, tun truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về ĐTN được đổi mới, đa dạng và phong phú cả về nội dung và hình thức. Hầu hết văn bản pháp luật sau khi ban hành đều được đăng tải công khai trên hệ cơ sở dữ liệu, cổng thông tin, trang tin điện tử để mọi đối tượng: nhà trường, HSSV, gia đình và doanh nghiệp,… dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng. Văn bản mới được sửa đổi, bổ sung, được cập nhật, phổ biến rộng rãi, nhất là những điểm mới được sửa đổi, bổ sung thay thế và biên soạn kịp thời, chất lượng được nâng lên, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động ĐTN.

2.3.3. Tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đào tạo nghề

UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo đối với trường đào tạo nghề bằng các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết về lĩnh vực ĐTN tại địa phương. Thực hiện QLNN đối với trường đào tạo nghề theo phân cơng, phân cấp của Chính phủ; trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, kiểm tra việc chấp hành đúng pháp luật; có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ cán bộ và nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành thực hiện quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo, biên

50

chế công chức, viên chức. Chịu trách nhiệm về phát triển GDNN, thực hiện chức năng QLNN về GDNN, quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đình chỉ hoạt động các cơ sở ĐTN trên phạm vi toàn tỉnh.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh QLNN nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực GDNN. Sở LĐ-TB&XH có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản liên quan đến lĩnh vực GDNN, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án phát triển hoạt động GDNN sau khi được phê duyệt; hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về GDNN; tiêu chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý; quy chế tuyển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)