Đo đạc quá trình sa lắng ướt

Một phần của tài liệu Giáo trình ô nhiễm không khí part 2 pptx (Trang 30 - 32)

O 2+ (M) = 3 + (M) 3 + N = N2 +

3.3.2.Đo đạc quá trình sa lắng ướt

Đo đạc số lượng chất ô nhiễm sa lắng ướt có thể thực hiện đơn giản bằng cách lấy mẫu và phân tích nước mưa. Tuy nhiên, các kết quả đạt được có thể bị ảnh hưởng của quá trình thanh lọc khác.

Thiết bị thu mẫu đơn giản nhất là một cái chai và một cái phễu được đặt nơi không khí thoáng, cách xa cây cối và nhà cửa trên độ cao 1m từ mặt đất để tránh đất cát cuốn vào. Bộ thu mẫu cần phải làm bằng vật liệu trơ không bị thấm nước mưa.

Tuy nhiên, trong thời gian mùa khô, chất ô nhiễm bị sa lắng khô vào phễu và sẽ bị rửa trôi vào chai trong trận mưa đầu tiên. Quá trình sa lắng khô có thể không xảy ra liên tục vì bề mặt phễu bị bão hòa, tốc độ sa lắng khô sẽ bị giảm. Sa lắng bụi trên

phễu cũng sẽ bị ảnh hưởng của các chất acid hoặc kiềm, đặc biệt ở cuối hướng gió của vùng công nghiệp hoặc đô thị.

Một điều phức tạp nữa xuất hiện là, sự thu nhận nước mưa trên một đơn vị diện tích của phễu không giống như trong một đơn vị diện tích mặt đất do ảnh hưởng của gió thổi ngang và sự cản trở của thiết bị. Hơn nữa, cả phễu lấy mẫu và mặt đất thu nhận các hạt bụi, sương không hiệu quả bằng cây cối và các công trình xây dựng. Những yếu tố này phải tính đến khi đo tốc độ sa lắng ướt tổng cộng.

Nước mưa được giữ trong chai đựng mẫu có thể chứa vi sinh vật (ví dụ tảo) có khả năng phát triển, hấp thụ hoặc sản sinh ra các hóa chất trong nước đặc biệt là các hợp chất nitơ và photpho. Các yếu tố này có thể làm thay đổi thành phần của nước mưa khi bảo quản hoặc dự trữ. Do đó, kết quả phân tích có thể sai số đến 25%.

Nhiều cố gắng nhằm hạn chế các nguồn gốc gây sai số kết quả. Các thiết bị chỉ thu sa lắng ướt đã được thiết kế và đề xuất, nó chỉ tự động mở khi có mưa và mẫu nước được làm lạnh khi dự trữ để tránh hoạt động của vi sinh vật. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến những sai số do sơ xuất. Thường thường, sai số đo đạc sa lắng ướt các chất lưu huỳnh khoảng 15%.

Câu hỏi kiểm tra, đánh giá:

1. Các cơ chế của quá trình biến đổi thường xảy ra trong khí quyển của các chất ô nhiễm?

2. Cơ chế và đo đạc quá trình sa lắng khô? 3. Cơ chế và đo đạc quá trình sa lắng ướt? Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt:

1. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và kỹ thuật xử lý, tập 1; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000 – 2001.

2. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1997.

3. Võ Thị Ngọc Tươi, Võ Văn Bang, Vũ Bá Minh, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, tập 3, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, 1993.

Tiếng Anh

1. William L.Heumann, Industrial Air Pollution Control Systems, Section 2, 1985.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Giáo trình ô nhiễm không khí part 2 pptx (Trang 30 - 32)