Tiền sử bệnh lý mẹ trong quá trình thai nghén lần này:

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số đặc điễm dịch tễ học của mẹ và con sinh tại các nhà hộ sinh khu vực i, II, III thành phố huế (Trang 32 - 34)

- Tần suất các mức cân nặng lúc sinh theo nghề nghiệp mẹ khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.5. Tiền sử bệnh lý mẹ trong quá trình thai nghén lần này:

Kết quả nghiên cứu bảng 3.5. Trong thời gian mang thai sức khỏe của mẹ tương đối tốt chỉ có 3 trường hợp mẹ bị bệnh chiếm tỷ lệ (1,68%) điều này khó xác định chính xác vì các trường hợp sinh ở tuyến y tế cơ sở chỉ đỡ đẻ thường cho nên các bà mẹ có bệnh mạn tính, hoặc chuyển dạ kéo dài đều được chuyển lên tuyến trên. Như vậy ngành Y Tế Thành Phố Huế đã tăng cường đầu tư chuyên môn kỷ thuật và trang thiết bị ở tuyến Y Tế cơ sở nên việc sàng lọc trước sinh tốt, hạn chế những tai biến xảy ra cho cả mẹ và con. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi vẫn cho thấy có > 1% các bà mẹ có thời gian chuyển dạ kéo dài và > 80% có thời gian vỡ ối > 6 giờ. Chuyển dạ kéo dài và ối vỡ sớm là những yếu tố nguy cơ của bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh truyền qua đường mẹ - thai. Nghiên cứu của tôi cũng đã cho thấy vẫn tồn tại gần 2% mẹ có tiền sử nhiễm trùng đường tiểu và viêm nhiễm âm đạo – âm hộ. Vì vậy để đảm bảo cho vấn đề sức khỏe của bà mẹ mang thai và sơ sinh ở tuyến Y Tế cơ sở cần phải có giải pháp:

- Lồng ghép các dịch vụ (KHHGĐ) với các chương trình chăm sóc SKBMTE theo cách tiếp cận về sức khỏe sinh sản như tinh thần hội nghị về dân số và phát triển

- Các hoạt động phải hướng vào nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Gắn thông tin, giáo dục, truyền thông với nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc bệnh lý sơ sinh đặc biệt bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền qua đường mẹ - thai.

- Giảm tỷ lệ nạo hút thai và đảm bảo hút thai an toàn.

- Mở rộng ứng dụng các kỹ thuật thích hợp, thực hiện tốt các qui chế về chuẩn mực kỷ thuật sản phụ khoa. Các bà mẹ có thai được khám thai ít nhất 3 lần để phát hiện sớm và đề phòng tai biến sản khoa và bệnh lý mẹ truyền cho con như bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm do vi khuẩn truyền qua đường mẹ - thai. Thực hiên đỡ đẻ sạch, an toàn, không sang chấn, nhận biết và xữ trí kịp thời các tai biến sản khoa, tổ chức tốt việc chăm sóc sau đẻ đối với tất cả sản phụ và trẻ sơ sinh kể cả các trường hợp đẻ tại nhà hay tại Y Tế cơ sở.

-Tăng cường đào tạo và đào tạo nữ hộ sinh đạt (100%) Xã có nữ hộ sinh hoặc Y Sỹ sản nhi.

-Thực hiện tốt và đạt chỉ tiêu ở chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010 [7].

4.2. TẦN SUẤT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA CON VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN GIỮA MẸ VÀ CÂN NẶNG CON MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN GIỮA MẸ VÀ CÂN NẶNG CON

4.2.1. Tuổi thai:

Theo kết quả nghiên cứu bảng 3.6 hầu hết tuổi thai 38-42 tuần chiếm (99,44%). Đa số các cuộc đẻ là thai đủ tháng cho ra đời các cháu sơ sinh đủ tháng tuổi thai 38 – 42 tuần (99,4%). Điều này phù hợp với sinh lý sức khỏe sinh sản và những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Tỷ lệ sơ sinh đẻ non trong nghiên cứu của tôi chỉ chiếm (0,55 %), vì đa số các bà mẹ chuyển dạ sinh non đều ý thức rằng đó là trường hợp sinh nguy cơ phải

vào các khoa sản bệnh viện tuyến trung ương. Tỷ lệ sơ sinh đẻ non trong nghiên cứu tại khoa sản bệnh viện Trung Ương Huế của Nguyễn Thị Kiều Nhi là 1.1% cao hơn kết quả của chúng tôi tại các nhà hộ sinh khu vực TP Huế. Không có trường hợp nào sinh già tháng trong nghiên cứu của chúng tôi. Thai già tháng là thai có nguy cơ cao nên các sản phụ thường vào sinh tại các khoa sản bệnh viện tuyến trung ương [10],[17].

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số đặc điễm dịch tễ học của mẹ và con sinh tại các nhà hộ sinh khu vực i, II, III thành phố huế (Trang 32 - 34)

w