Duy trì hoạt động hệ thống sản xuất và lưu trữ Biogas

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (40) (Trang 46)

3.9.4.1. Duy trì đường cấp thoát nước và vùng có rác thải hữu cơ

Yêu cầu làm vệ sinh hàng ngày vùng đất bao quanh bằng cách loại bỏ các tạp chất, sau đó mới cho vào ngăn trộn

Làm vệ sinh vùng bao quanh không có rác hữu cơ bằng nước và để nó chảy vào đường thoát nước khác.

Không được cho nước có lẫn các chất hoá học, thuốc kháng sinh hoặc chất khử trùng vào hầm phân huỷ. Vi sinh vật hoạt hoá khí gas trong bể sẽ chết.

3.9.4.2. Duy trì ngăn trộn

Phải loại bỏ khỏi phân tất cả các tạp chất như: cỏ khô, vỏ trấu, sỏi, đất, và các chất vô cơ trước khi cho vào bể trộn. Các chất này sẽ làm cạn mức nước ở ngăn phân huỷ và gây ra tắc các đường ống.

Trộn lẫn hoặc đảo lật hỗn hợp trong hố dẫn vào cho tới khi nó trở thành chất lỏng sau đó mở cửa của ngăn trộn để cho dòng hỗn hợp chảy

Trang 39 vào ngăn phân hủy.

Thường xuyên làm vệ sinh ngăn trộn lẫn và cửa sau khi bổ sung phân vào ngăn phân huỷ.

Mỗi lần một tuần dùng gậy gỗ để đảo lật dung dịch lên men để tránh bọt hoặc vảy cặn ở đáy của hầm hoặc tắc ống đầu vào.

Để cho phân dễ chảy vào ngăn phân huỷ, nên dùng gas từng phần trước khi thêm phân. Vì áp lực cao trong ngăn phân huỷ, nó làm chậm dòng phân chảy vào.

3.9.4.3. Duy trì đường dẫn vào ngăn phân huỷ

Cho nước sạch vào trong đường dẫn của ngăn phân huỷ để phòng trừ đất sét bao phủ bên ngoài để làm khô. Khí gas có thể rò rỉ.

Tại ngăn trộn và đường ống vào nên được che đậy kín để ngăn ngừa các loại sinh vật vùng có nước bám vào và cũng ngăn cản nước bay hơi nhanh.

Nên mở nắp đậy của ngăn trộn và ống dẫn đầu vào để kiểm tra mỗi năm một lần, nếu có bọt hoặc vảy do phân thì có thể bỏ đi.

Nếu gas không được sản sinh trong nhiều ngày thì không cho thêm rác thải hữu cơ

Khi khí gas đang ở áp lực mạnh nhất thì kéo cửa đường dẫn ra lên, khí gas sẽ giúp cho việc đẩy những cặn lắng ra khỏi nền của ngăn.

Để cửa mở cho đến khi ngửi thấy mùi khí gas hoặc phần cặn ướt trở nên rất lỏng sau đó thì đóng cửa.

ít nhất phải loại bỏ chất cặn lắng mỗi tuần một lần. Nếu chất cặn lắng không bị đẩy ra ngoài khi cửa được kéo ra thì sử dụng que gỗ để thông đường ống dẫn ra.

Cửa cần phải được đóng chặt. áp lực trong ngăn phân huỷ sẽ giảm xuống nếu có nước bị rò rỉ.

Trang 40

3.9.4.4. Duy trì ngăn áp lực

Để cho đường ống dẫn ra không bị tắc bằng cách rửa sạch phân khô (phun ướt phân khô cho đến nhão) và phần cặn lắng bao quanh ống dẫn vào để phần tự do chảy vào.

Ngăn áp lực cũng cần phải đậy nắp kín để ngăn không cho các sinh vật khác hoặc nước mưa chảy vào.

ít nhất mỗi tuần một lần phải dùng gậy gỗ để đẩy hoặc khuấy đảo dịch phân tại đường dẫn phân thải ra ngăn áp lực để ngăn chặn hoặc giảm bớt các bọt hoặc váng cặn bao quanh đường ống và phần cặn lắng ở đáy sàn, đồng thời gây chấn động tạo thêm KSV trong hầm

3.9.4.5. Duy trì hầm lưu trữ và ngăn lọc cát:

Không được để phần cặn lắng chảy lan ra từ ngăn lưu trữ (hố chứa phân ra) bởi vì nó tạo ra cảm giác không sạch sẽ và tạo ra chất bùn lắng. Nếu trong khu vực không có hệ thống cống thoát, thì có thể xây dựng thêm một hố rút có lọc bằng cát, sỏi.

Nên thường xuyên chuyển chất cặn lắng ra khỏi hầm lưu trữ và vùng lọc để ngăn ngừa việc chảy vào quá nhiều và làm cho chất cặn lắng chảy ngược vào ngăn phân hủy. Có thể sử dụng chất cặn lắng ở hầm lưu trữ rất tốt trên những cánh đồng, ao cá, trồng cây hoặc giữ nó lại để bán.

Có thể dùng chất cặn lắng trong ngăn lưu trữ như là bùn lỏng. Tuy nhiên cũng có thể trộn lẫn với cỏ dại băm nhỏ làm phân ủ lên men hoặc sử dụng như là phân khô để bán.

3.9.4.6. Duy trì ống dẫn gas

Ống dẫn khí cần phải lắp vào tường và cột trụ, và phải buộc chắc chắn, ống dẫn khí dễ bị vỡ nếu lắp đặt lỏng lẻo hoặc độc lập.

Ống dẫn khí đặt ngầm dưới đất cần được bảo vệ an toàn để tránh bị tổn hại do con người, động vật và các phương tiện vận chuyển gây ra.

Trang 41

Van cần được đóng chặt và không để nước đọng bên trong. Ống dẫn phải được vặn chặt sau khi thay ống. Có thể lắp đặt một bẫy nước có tác dụng tháo nước ngưng và tránh nước đọng theo đường ống chảy ra bếp đun giảm hiệu suất cháy.

3.9.4.7. Áp kế

- Áp kế là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống tạo khí sinh học, nó sẽ chỉ ra những bất thường trong hệ thống.

- Cả hai mức nước trong áp kế đều phải bằng nhau (khi đã hết khí). Để tính chính xác lượng khí được lưu giữ, cần điều chỉnh các mức sau:

- Đóng van tại đường dẫn vào của bể phân huỷ. - Mở van tại bẫy nước.

- Đổ đầy nước vào ống cho tới khi cả hai mức ở 0.

Khi áp suất giảm thấp, không thể đạt được mức độ bình thường có thể phát hiện qua các trục trặc sau:

- Có sự rò rỉ khí của hệ thống, cần phải phát hiện nơi rò rỉ và sửa chữa.

- Sản lượng khí giảm, cần tìm nguyên nhân để khắc phục. - Đường ống bị tắc.

Hiện tượng áp suất lên xuống chập chờn, máy phat điện chạy không ổn định.

Trang 42

3.9.5. Hệ thống cung cấp khí biogas cho động cơ tĩnh tại

Hình 3. 6 Sơ đồ cung cấp khí Biogas cho động cơ tĩnh tại.

1. Bình ổn định 8. Bơm nước

2,3. Thiết bị lọc khí H2S. 9. Động cơ tĩnh tại

4. Thiết bị hấp thụ CO2 10. Đường ống dẫn Biogas

sạch

5. Túi đựng Biogas sạch 11. Các van đóng mở khí

Trang 43

CHƯƠNG 4. SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ GX200 CHẠY BẰNG KHÍ GAS

4.1. Thông số kỹ thuật

Kiểu máy 4 thì, 1xilanh, nghiêng 25o , nằm ngang

Dung tích xilanh 196cc

Đường kính x hành trình piston 68 x 45 mm Tỉ số nén 8.5 : 1

Công suất thực 4.1 kW (5.5 mã lực) / 3,600 v/p

Mô men soắn cực đại 12.4 N.m 2,500 v/p Mức tiêu hao nhiên liệu: 1.7 lít/ giờ

Hệ thống làm mát: Bằng gió cưỡng bức Hệ thống đánh lửa: Bán dẫn IC

Loại bugi sử dụng: BP6ES (NGK)/W20EP-U(DENSO), BPR6ES (NGK)/ W20EPR-U (DENSO)

Kiểu bình xăng con: Cánh bướm, Giclơ thông thường Kiểu lọc gió: Lọc khô, lọc dầu

Kiểu điều tốc: Kiểu cơ khí

Hệ thống bôi trơn: Tát nhớt cưỡng bức Dung tích nhớt bôi trơn: 0.6 lít

Hệ thống khởi động: Bằng tay

Kiểu công tắc dừng máy: Kiểu ngắt mạch

Trang 44

Hình 4. 1 Động cơ Honda GX200

4.2. Các chi tiếc để chuyển đổi sang chạy khí Gas

Trang 45

Hình 4. 3 Van công suất

Trang 46

Hình 4. 5 Bộ chuyển đổi hoàn chỉnh

- Nguyên lý hoạt động

Gas từ bình gas sẽ đc cấp => van điều áp => van công suất => bộ chế hoà khí => động cơ

Trang 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Văn Ga, Văn Thị Bông, Phạm Xuân Mai, Trần Văn Nam và

Trần Thanh Hải Tùng. “Ô Tô Và Ô Nhiễm Môi Trường”. Hà Nội: NXB

Giáo dục; 1999.

[2] Bùi Văn Ga, Trương Lê Bích Trâm, Trương Hồng Thiện, Phạm Duy

Phúc – đặng Hữu Thành. “Hệ Thống Cung Cấp Khí Biogas Cho Động

Cơ Kéo Máy Phát Điện 2hp”. Báo cáo khoa học; Đại học Đà Nẵng; 2008.

[3] Hồng Đức Thông, Huỳnh Thanh Công, Hồ Phi Long (và một số tác

giả).“Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Nhiên Liệu, Năng Lượng Mới

Trên ÔTô”. Khoa kỹ thuật giao thông; Đại học Bách Khoa TP.HCM;

2005.

[4] Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông,Trần Quang Thảo, Võ Thị

Ngọc Tươi, Trần Xoa. “Cơ Sở Các Quá Trình Và Thiết Bị Công Nghệ

Hoá Học-Tập 2”. Hà Nội: NXB Giáo Dục; 2000.

[5] Bùi Văn Ga. “Quá Trình Cháy Trong Động Cơ Đốt Trong ”. Hà

Nội: NXB Giáo Dục; 1999.

[6] Đinh Ngọc Ái. “Thuỷ Lực Và Máy Thuỷ Lực - Tập 2”. Hà Nội:

NXB ĐH & THCN; 1979.

[7] Báo cáo về hiện trạng môi trường quốc gia năm 2004

[8] Các Website: www.Wikimedia.com www.Vietnamnet.com.vn www.Autogas.com www.nangluongmoi.com.vn www.khoahocvadoisong.com.vn

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (40) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)