Ảnh hưởng của tư tưởng ngoại giao

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị tìm hiểu tư tưởng chính trị của vladimir putin (Trang 36 - 63)

2. Tư tưởng trong “Tư tưởng Nga” của V.Putin

3.3. Ảnh hưởng của tư tưởng ngoại giao

Quan hệ của Nga và các nước trên thế giới đã được cải thiện đi rất nhiều. Địa vị của một nước Nga cường quốc trước đây trên trường quốc tế đã được lấy lại không chỉ ở lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự… mà còn cả trên lĩnh vực ngoại giao. Ta có thể biết được điều này trong quan hệ của Nga với các nước SNG, với một số nước lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và với Việt Nam.

Tiếp tục coi quan hệ hợp tác toàn diện với các nước SNG là ưu tiên số một, Tổng thống V.Putin đã thực hiện một loạt các chuyến thăm và làm việc tại các nước SNG. Mặc dù SNG vẫn còn là một tổ chức liên kết lỏng lẻo, hiệu quả liên kết, hợp tác thấp, song vai trò của Nga trong các nước

SNG và một số tổ chức của SNG đang tăng lên. Quan hệ đồng minh giữa Nga với Belarut được củng cố, quan hệ đối tác với Ukraina được cải thiện đáng kể. Tình trạng quan hệ giữa Nga và các nước trong khu vực Capcado và Trung Á phức tạp hơn, song thông qua một số tổ chức liên kết, hợp tác khác nhau như Trung tâm chống khủng bố, Tổ chức hợp tác Thượng Hải, Hiệp định hợp tác quân sự… mà Nga đóng vai trò chủ đạo, Nga đang từng bước xác lập lại ảnh hưởng của mình ở khu vực địa chính trị quan trọng này.

Quan hệ Nga – Mỹ là vấn đề phức tạp nhất, gai góc nhất và cũng thu hút sự chú ý của mọi người nhất trong chính sách ngoại giao của Nga. Khi Putin lên nắm quyền cũng là lúc ông phải đứng trước điểm thấp nhất của quan hệ Nga – Mỹ kể từ khi thành lập SNG. Nhưng bằng chính sách đối ngoại linh hoạt của Tổng thống V. Putin quan hệ giữa hai nước đã từng bước được cải thiện. Đã diễn ra các cuộc gặp gỡ thân thiết giữa Tổng thống của hai nước. Việc Tổng thống Mỹ Bush mời Tổng thống Nga Putin và phu nhân đến trang trại của gia đình mình ở Texaz đã chứng minh cho thấy sự thân thiết này. Mặc dù không đồng tình với việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước về hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (ABM), việc quân Mỹ có tại Grudia, việc Mỹ gọi các nước Irak, Iran, CHDCND Triều tiên là “trục ma quỷ”… nhưng Nga phản ứng khá thận trọng, có chừng mực và cố tạo được bầu không khí bớt căng thẳng hơn với Mỹ để có được môi trường quốc tế thuận lợi cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

Ở hướng Đông, đối tác quan trọng nhất của Nga là Trung Quốc. Phát triển mối quan hệ “đối tác chiến lược hướng tới thế kỷ XXI” được xác lập từ năm 1997. Ngày 16/ 07/ 2001, Nga và Trung Quốc đã ký một văn kiện lịch sử có tên “Hiệp ước láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác Nga – Trung”. Hiệp ước này là sự kế tiếp Hiệp ước Xô - Trung (1950), song có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới và đặt nền tảng cho sự

phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước này trong thế kỷ XXI. Sự kiên 11/ 09/ 2001 và ý đồ của Mỹ càng làm cho Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn cả trong quan hệ song phương lẫn thông qua các diễn đàn đa phương khác.

Bước sang thế kỷ XXI, cả Nga và Nhật đều có sự thay đổi lãnh đạo cấp cao: ở Nhật ông Z. Koizumi lên làm Thủ tướng, ở Nga ông V.Putin trở thành Tổng thống. Mọi mục tiêu và đường hướng đối ngoại của cả Nga và Nhật đều có sự thay đổi, điều chỉnh. Xem xét diễn biến của quan hệ giữa hai nước này những năm qua có thể thấy được một số chuyển biến theo hướng hợp tác tích cực hơn trên các lĩnh vực. Về chính trị – quân sự các cuộc viếng thăm dân sự và quân sự đi liền với các thoả thuận hợp tác ngày càng nhiều đã giúp cải thiện và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa Chính phủ và nhân dân hai nước. Về kinh tế, thương mại hai chiều Nga – Nhật đã tăng lên đáng kể từ năm 2004 với mức 6,6 tỷ $. Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào các dự án dầu khí ở khu vực Sakhalin, dự án phát triển công nghiệp vùng Xiberi của Nga.

Quan hệ giữa Nga – Việt cũng đã có nhiều chuyển biến. Thời Kỳ V.Putin cầm quyền cũng là thời kỳ diễn ra nhiều chuyến thăm cao cấp nhất của lãnh đạo hai nước. Sự chuyển biến này được đánh dấu bằng những sự kiên quan trọng. Thứ nhất là chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải vào tháng 9/ 2000. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký nhiều văn kiên quan trọng nhưng văn kiện có ý nghĩa nhất là Hiệp định xử lý nợ của Việt Nam với Liên Xô trước đây. Thứ hai là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Liên bang Nga V. Putin vào tháng 3/2001, và lần thứ hai là vào tháng 11/ 2006. Thứ ba là chuyến thăm chính thức LB Nga của nhà lãnh đạo cao nhất đất nước Việt Nam, Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nông Đức Mạnh… Tuy nhiên, nhìn lại 15 năm phát triển quan hệ Nga – Việt từ sau

chiến tranh lạnh có thể thấy trong mối quan hệ này lĩnh vực chính trị – ngoại giao luôn đi trước một bướcvà nổi trội hơn lĩnh vực kinh tế thương mại và các lĩnh vực quan hệ song phương khác. Nhưng chúng ta hy vọng rằng, quan hệ hai nước trong một thời gian ngắn nữa sẽ phát triển đúng tầm “đối tác chiến lược” như mong muốn của lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Kết luận chương III

Chỉ còn chưa đầy một năm nữa là nước Nga lại bước vào một cuộc bầu cử tổng thống mới. 2008 sẽ là năm kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống V.Putin. Với những gì ông đã làm được cho nước Nga người ta có thể khẳng định rằng quá lớn. Dưới sự lãnh đạo của Putin nước Nga đã có diện mạo hoàn toàn đổi khác.

Thứ nhất, Nga là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, dự trữ vàng đứng thứ hai thế giới (sau Nhật Bản). Nga đã trả được hết nợ nước ngoài, đời sống ngày càng được nâng cao… Và quan trọng nhất, hiện nay Nga đã vực dậy được vị trí cường quốc kinh tế của mình trên thế giới.

Thứ hai, xã hội Nga đã bình ổn không còn rối ren như những năm 90 của thế kỷ XX nữa. Tệ nạn xã hội phần nào đã được đẩy lùi. Các băng nhóm đầu trọc không còn hoành hành như trước và sự phát triển của chúng cũng đã ngưng lại.Tình đoàn kết trong xã hội được mở rộng. Các quyền tự do, dân chủ được Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Thứ ba, Nga đã lấy lại được vị thế của một cường quốc trên trường quốc tế (mặc dù không mạnh như thời kỳ của Nhà nước LB Xô viết) trở thành một cực quan trọng trong sự phát triển chung của toàn thế giới. Quan hệ giữa Nga và các nước trên thế giới đã được bình thường hoá trở lại, tạo nên tình hữu nghị với một số nước mà trước đây là “đối thủ” của mình. Tiếng nói của Nga trong LHQ và HĐBALHQ đã lấy lại được trọng lượng. Nga không còn hình ảnh của một nước đang đứng bên bờ vực thẳm trở

thành nước thuộc thế giới thứ hai hay thứ ba nữa mà đang đứng vững trên vị trí vốn có của mình.

C. KẾT LUẬN

Có những vĩ nhân mà cuộc đời đi qua lịch sử như một ánh chớp rực rỡ. Putin chưa phải là vĩ nhân của cả thế giới nhưng trong lòng của hơn 80% người dân nước Nga ông đã được coi là một vĩ nhân rồi. Những gì mà ông đã làm được cho nước Nga xứng đáng để mọi người gọi ông như vậy. Đó là một con người mẫu mực say mê học tập, một người lao động không biết mệt mỏi, một chính trị gia tài năng hết lòng cống hiến. Ông mang trong mình một sứ mệnh lịch sử – sứ mệnh dẫn dắt nước Nga vượt ra khỏi những tháng ngày “đen tối” nhất.

Đã từng là một người cộng sản của ĐCS Liên Xô, Putin luôn mang trong mình lý tưởng của một người cộng sản chân chính là yêu nước, không ngừng tu dưỡng bản thân, luôn “vì dân phục vụ”…Theo đó, khi đã trở thành người đứng đầu của một đất nước rộng lớn nhất thế giới này, Putin không quên lý tưởng đó và đưa nó vào hoạt động thực tiễn cũng như trong các chính sách của ông.

Lòng tin tưởng tuyệt đối vào con đường mà mình đã chọn đã tạo nên tính quyết đoán trong bất cứ một công việc gì của V.Putin. Chính điều đó làm cho nhiều chính trị gia của các quốc gia đối trọng với Nga đánh giá “cách lãnh đạo của Putin là độc đoán”. Không nên đánh giá phương pháp lãnh đạo của Putin mà lại bỏ qua các yếu tố thời gian và hoàn cảnh thực tế của đất nước. Ở một lịch sử nhất định như nước Nga thời Putin, cách lãnh đạo ấy là hết sức hợp lý. Đó là giai đoạn lịch sử mà bản thân người Nga cũng không đánh giá được cả về quá khứ và tương lai của họ, khi mà bất kỳ ngọn gió nào cũng có thể thổi bạt người ta về các phía thì một bàn tay chèo lái cứng rắn là hết sức cần thiết. Lịch sử nhân loại đã có nhiều ví dụ hết sức điển hình để minh chứng cho điều ấy. Riêng với nước Nga, các thể chế chính trị cũng như kinh tế phải tập trung, phải đưa vào khuôn khổ thì mới phát huy hiệu lực.

Sau 7 năm cầm quyền và sau những tháng năm hoạt động chính trị của V.Putin, đến bây giờ người ta có dịp nhìn nhận một cách hết sức khách quan những thành tựu mà ông đã đạt được cũng như những hạn chế của ông. Tuy nhiên, cho đến giờ thì thành tựu vẫn là chủ yếu. Chỉ còn ít thời gian nữa thôi là Putin sẽ hết nhiệm kỳ tổng thống của mình, nước Nga sẽ phải bầu ra một vị Tổng thống mới, nhưng chắc chắn rằng người kế nhiệm Putin sẽ đi theo con đường mà ông đã chọn để tiếp tục đưa nước Nga bước đến trung tâm quyền lực và kinh tế của thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alexandre Far, Vladimir Putin “người Đức” trong điện Kremli, biên dịch: Nguyễn Văn Hiền, NXB Công an nhân dân, H.2002.

2. Alexandr Olbich, Putin và sứ mệnh lịch sử, biên dịch: Nguyễn Kiều Diệp, NXB Công an nhân dân, H.2004.

3. A.A.Mukhin, Putin và những người cộng sự, biên dịch: Đỗ Hương Lan, NXB Công an nhân dân, H.2003.

4. Boris Yeltsin, Nhật kí nửa đêm, người dịch: Vũ Đình Vị, NXB Chính trị quốc gia, H.2001.

5. Các tác giả, 100 bài báo nước ngoài về Putin, biên dịch: Trần Đức Lan, NXB Thông tấn, H.2002.

6. Trương Dự , Putin – sự trỗi dậy của một con người, biên dịch: Hồng Phượng, NXB Lao động, H. 2004.

7. Hà Mỹ Hương, Nước Nga trên trường quốc tế: Hôm qua, hôm nay và ngày mai, NXB Chính trị quốc gia, H.2006.

8. Leonid Mlechin, Vận hành quyền lực ở điện Kremli: Chính trường nước Nga từ B.Elsin đến Putin, biên dịch: Lê Đức Mẫn, NXB Lao động, H.2004.

9. Lê Bộ Lĩnh và Võ Đại Lược, Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh Quốc tế mới, NXB Thế giới, H. 2005.

10. Lý Cảnh Long, Putin – Từ trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga, biên dịch: Tạ Ngọc Ái - Thanh An, NXB Lao động, H. 2004.

11. Natalia Ghêvorkian, Natalia Timacova, Anđrây Côlêxnhicop, 6 lần gặp người đứng đầu nước Nga, biên dịch: Đào Vân Hương, NXB Chính trị quốc gia, H.2001.

12. Nataliya Gevorkyan, Nataliya Timakova, Andrei

tính cách và bản lĩnh, biên dịch: Vũ Tài Hoa, NXB Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.2006.

13. Nhiều tác giả, V.Putin ông là ai?, biên dịch: Lê Khánh Trường, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.2001.

14. Oleg Brotski, Putin - đường đến quyền lực, biên dịch: Lê Văn Thắng, NXB Công an nhân dân, H. 2003.

15. Hồng Thanh Quang, Putin sứ mệnh lịch sử, NXB Quân đội nhân dân, H. 2001.

16. Hồng Thanh Quang, Vladimir Putin: Đường tới Điện Kremli, NXB Quân đội nhân dân, H. 2001.

17. Roi Medvedev, Putin ông chủ điện Kremli, người dịch: Bích Diệp, NXB Công an nhân dân, H.2005.

18. Tạp chí Cộng sản, Chính sách đối ngoại của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin, số 17, 6 – 2002.

19. Tạp chí Đời sống quốc tế, số 8 và 9 – 2000, tr.6.

20. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo chủ nhật, ngày 24 – 03 - 2003, tr.3.

21. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 26- 01-2000.

22. Thông tin những vấn đề lý luận, số 8 – 2000, tr.7.

23. Trần Đức Lam, 100 bài báo nước ngoài về Putin, NXB Thông tấn, H.2002.

24. V.L.Lenin, Lenin toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H.2006, tập

25. Vladimir Putin, Natalia Ghêvorkian, Natalia Timacôva…, Đối thoại với Vladimir Putin, NXB Công an nhân dân, H.2001.

26. Webside về Putin

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?TopicID=69 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2007/04/070426_putin.shtml http://vietnamnet.vn/thegioi/2007/04/689113/ http://www2.vietnamnet.vn/lanhdao/2007/04/682352/ http://vietnamnet.vn/thegioi/binhluan/2006/12/646655/ http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.xahoi.11501.qdnd http://www19.dantri.com.vn/Thegioi/2007/4/175826.vip http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=40&msgid=8908

PHỤ LỤC

MỘT SỐ BỨC ẢNH VỀ NƯỚC NGA

Bản đồ nước Nga

Bảo tàng Ermitage và Cung điện Mùa Đông

MỘT SỐ BỨC ẢNH VỀ PUTIN

Cậu bé Putin

Đệ nhất phu nhân Nga hồi trẻ

Putin đi thăm các tiểu vương quốc Arap

Với Tổng thống Mỹ

Với lãnh tụ tôn giáo Iran Kha- ta- mi

Putin đọc bản Thông điệp liên bang năm 2007

Với Chủ tịch nước CHXHCN VN Nguyễn Minh Triết

Điện Kremli- nơi làm việc của Tổng thống Nga

Putin ở chiến trường Chechnya

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU...2

B. NỘI DUNG...7

CHƯƠNG I: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA VLADIMIR PUTIN...7

1.1 Thời kỳ trước khi làm tổng thống...7

1.2 Thời kỳ làm Tổng thống...14

CHƯƠNG II: NHỮNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VLADIMIR PUTIN...18

2. 1 Tư tưởng về cải cách kinh tế Nga của V.Putin...18

2. 2. Tư tưởng trong “Tư tưởng Nga” của V.Putin...23

2.3. Tư tưởng ngoại giao của V.Putin...27

CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VLADIMIR PUTIN ĐỐI VỚI NƯỚC NGA...34

3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng cải cách kinh tế...34

3.2. Ảnh hưởng của “tư tưởng Nga” đối với xã hội Nga...35

C. KẾT LUẬN...40 TÀI LIỆU THAM KHẢO...42 PHỤ LỤC...45

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN

ANLB An ninh liên bang

ANQG An ninh quốc gia

ANTG An ninh thế giới

CHDC Cộng hoà dân chủ

CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CMDCTS Cách mạng dân chủ tư sản

CNTT Công nghệ thông tin

ĐCS Đảng cộng sản

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HĐBALHQ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc KGB Cục an ninh liên bang Xô Viết

LB Liên bang

LHQ Liên hợp quốc

NATO Khối hiệp ước Bắc - Đại Tây Dương NMD Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia

NXB Nhà xuất bản

SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị tìm hiểu tư tưởng chính trị của vladimir putin (Trang 36 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w