Một số kiến nghị, đề xuất đối với Quốc hội và Chính phủ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 112 - 118)

7. Kết cấu của luận văn

3.5.Một số kiến nghị, đề xuất đối với Quốc hội và Chính phủ

Một là, sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật, tạo khuôn

khổ và hành lang pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu, rà soát sửa đổi cơ chế quản lý, giám sát và thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện sở hữu nhà nước, hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp một cách rõ ràng hơn, phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay, làm cơ sở cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động, tận dụng được thế mạnh của các doanh nghiệp lớn, phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước.

Hai là, Tăng cường vai trò và tôn trọng quyền của cơ quan đại diện chủ sở

hữu và quyền của doanh nghiệp theo quy định. Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo quyền chủ động lớn hơn, trách nhiệm rõ ràng hơn cho tập đoàn, tổng công ty nhà nước, kể cả chế độ lương, thưởng gắn với kết quả kinh doanh, cũng như khung mức độ rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để tạo tâm lý an tâm và thúc đẩy tìm kiếm hiệu quả đầu tư.

Ba là, Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách hoặc các quy định cụ thể để

tách bạch việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, thực hiện việc giám sát và đánh giá doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng chuẩn mực quốc tế và bảo đảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước bình đẳng như các doanh

113

nghiệp khác; tránh việc can thiệp của nhiều cơ quan quản lý vào hoạt động kinh doanh đơn thuần của doanh nghiệp.

Bốn là, Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý (luật, pháp lệnh) đồng

bộ để thực hiện xử lý các doanh nghiệp, dự án thua lỗ. Cần nghiên cứu để có quy định cụ thể ưu tiên cho các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, có sức lan tỏa lớn, các ngành, lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ lâu dài; củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Năm là, rà soát và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp. Tăng cường minh bạch thông tin đối với tất cả các doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với các công ty đại chúng; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước; có chế tài xử lý nhằm bảo đảm tính hiệu quả trong việc phối hợp quản lý, sắp xếp doanh nghiệp giữa các bộ, ngành, địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán kịp thời phát hiện các vi phạm, xử lý nghiêm minh đối với các vi phạm tạo sự “răn đe” để nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội, báo chí và của nhân dân đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Sáu là, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn

nhà nước tại doanh nghiệp, có các cơ chế đặc thù để Ủy ban thực sự hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

114

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Có thể thấy rằng, chính quyền tỉnh Đăk Lắk rất chú trọng đến phát triển DNNN, coi đó là hạt nhân trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế của tỉnh. Để có thể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chương 3 của luận văn đã đề xuất một hệ thống đồng bộ các giải pháp,các phương hướng hoàn thiện QLNN, đối với DNNN trong đó tập trung vào các phương hướng về nâng cao trách nhiệm, hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước; tăng cường xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhà nước; nâng cao ý thức, trách nhiệm kiến thức pháp luật và đạo đức kinh doanh cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ và khuyến khích bên thứ ba tham gia vào quá trình giám sát doanh nghiệp.

Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, các DNNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk luôn đồng hành với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bước sang giai đoạn phát triển một nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, DNNN vẫn giữ vững vai trò quan trọng, là một trong ba trụ cột của nền kinh tế. Trên địa bàn tỉnh, do những đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội, về dân số chủ yếu là dân tộc thiểu số và vị trí địa lý chiến lược, DNN so với các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, vẫn cần tiếp tục là lực lượng vật chất có tiềm lực mạnh về tài chính, nắm giữ tài nguyên, đất đai, thương hiệu, lực lượng lao động, có đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý hùng hậu. Những DNNN của tỉnh tiếp tục phát triển là những doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất chuyên môn cao, hoạt động trong những lĩnh vực mà xã hội có nhu cầu lớn để thực sự là lực lượng nòng cốt thực hiện những cân đối lớn trong nền kinh tế của tỉnh, góp phần thực hiện được các mục tiêu chính trị - xã hội của Đảng, Nhà nước đã đặt ra trong mỗi thời kỳ.

115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đoàn Thị Lan Anh (2016), Một số khía cạnh pháp lý của quản lý nhà nước

đối với doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận

văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, ĐHQGHN.

[2]. Vũ Mạnh Anh (2008), Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau

đăng kí kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb ĐHQG thành phố Hồ Chí

Minh.

[3]. Phạm Thị Ngọc Anh (2012), “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư

nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học Đà

Nẵng.

[4]. Nguyễn Tuấn Anh, Luận án Tiến sĩ “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5]. D. Larua. A Caillat (1992), Kinh tế doanh nghiệp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[6]. Đỗ Đình Chuyên, Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước đối với DNNN trên

địa bàn thành phố Hà Nội”

[7]. Nguyễn Đình Cung, Báo cáo nghiên cứu “Đổi mới tư duy và tháo bỏ nút thắt

thể chế để chuyển mạnh nền kinh tế nước ta sang KTTT đầy đủ, hiện đại”, cập

nhật ngày 05/05/2015, http://rcv.gov.vn/BAO-CAO-NGHIEN-CUU.htm.

[8]. Nguyễn Văn Cương, Luận văn thạc sĩ Luật học “Quản lý kinh tế của cơ quan

nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước – Thực trạng và kiến nghị”,

[9]. Nguyễn Thiềng Đức (2017) “Củng cố và hoàn thiện chức năng quản lý nhà

nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, tạp chí

Nghiên cứu Kinh tế (364)

[10]. Trần Kim Hào và Nguyễn Thị Nguyệt (2012), Bài viết nghiên cứu "Nâng

cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nằm duy trì tăng trưởng kinh tế", Tạp chí Kinh tế và Phát triển của các tác giả

116

[11]. Phùng Quốc Hiển Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc

hội http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/51253/

De-DNNN -tiep-tuc-giu-vung-vi-tri-dau.aspx

[12]. Lê Văn Hưng, Luận án tiến sỹ luật học (2016), “Cơ sở lý luận của việc hoàn

thiện pháp luật tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay (từ thực tiễn của Thành phố Hồ Chí Minh)”

[13]. Phạm Duy Nghĩa, “Tái cấu trúc tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước. Một

góc nhìn từ thể chế và pháp luật, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright”,

www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=35657.

[14]. Nguyễn Xuân Phúc, Luận án TS. Kinh tế (2012), “Quản lý nhà nước đối với

các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng” Đại học Kinh tế quốc dân.

[15]. Trần Đình Thiên, Nguyễn Đình Hòa, (2018). Doanh nghiệp nhà nước: “Sứ

mệnh, chức năng và định hướng phát triển”. Thông tin Khoa học xã hội, số 4.2018.

[16]. Nguyễn Thị Thúy, Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.

[17]. Nguyễn Huy Toàn, Luận văn thạc sí “chính sách phát triển và quản trị nhà

nước đối với doanh nghiệp nhà nước: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[18]. Lục Văn Trang, Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

[19]. Phạm Đức Trung, Cải cách thể chế kinh tế để đổi mới DNNN

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi-binh-luan/cai-cach-the-che- kinh-te-de-doi-moi-DNNN-57108.html,

[20]. Lê Văn Trung Luận án tiến sĩ Luật học: 62.38.01.01 “Đổi mới quản lý nhà

nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay”,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

[21]. Phạm Thị Tường Vân, 2018. “Vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Từ góc

độ lý luận và thực tiễn Việt Nam”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính,

20/03/2018.

[22]. CIEM, Đề tài “Đổi mới, sắp xếp và vấn đề quản trị DNNN ở Việt Nam” [23]. Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk. “Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra

117

năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019” Nxb Thống kê – 2019

[24]. Khoản 1 Điều 92 và khoản 1 Điều 100 Luật Doanh nghiệp năm 2014. [25]. Khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

[26]. Liên minh Châu Âu (Eropean Union), Hướng dẫn số 80/723 của Ủy ban

Châu âu (EC).

[27]. Luật số: 14/2003/QH11. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12

năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về DNNN [28]. Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

[29]. Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

[30]. Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

[31]. Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước.

[32]. Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

[33]. Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.

[34]. OECD (2005), Hướng dẫn quản trị công ty trong DNNN

[35]. Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk [36]. Quyết định số: 08/2018/QĐ-UBND ngày 06/4/2018 của UBNND tỉnh Đắk

Lắk Ban hành “Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc QLNN

đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”

[37]. Quốc hội XI (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

118

[38]. Thực hiện Chương trình số 19-CTr/TU ngày 04/10/2017 của Ban Chấp hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (khóa XVI) về thực hiện “Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày

03/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”;

[39]. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (2004), Quản lý kinh tế của cơ quan

Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

[40]. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (2010), “QLNN đối với doanh nghiệp

Nhà nước trong điều kiện hội nhập của Việt Nam”, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

[41]. Trungtamwto, 2018.“Tài liệu giới thiệu nội dung DNNN trong Hiệp định TPP”, www.trungtamwto.vn;

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 112 - 118)