Hầm nắp trôi nổi

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (46) (Trang 30 - 31)

Hầm kiểu nắp trôi nổi gồm một bể phân huỷ và một hộp chứa khí di động được. Hộp chứa khí trôi nổi ngay trên hỗn hợp phân hoặc trong rãnh nước của bể. Khi lượng khí tăng thì hộp được nâng lên. Ngược lại, khi khí giảm thì hộp giảm xuống. Để tránh cho hộp chứa khí bị nghiêng và kệt, người ta đặt thêm khung đỡ. Hộp chứa khí thường làm bằng tôn dày (thành dày 2,5mm và nắp dày 2mm) và nó được hàn vào khung. Khi hộp di chuyển thì khung sẽ phá vỡ váng trên mặt hỗn hợp phân. Hộp phải được sơn chống rỉ và sơn nhiều lớp sơn khác nữa. Ở vùng bờ biển, phải sơn lại ít nhất 1 năm 1 lần. Đối với bể có gioăng nước, cần kiểm tra mức nước trong gioăng thường xuyên. Đổ ít dầu thải lên mặt nước ngăn được sự bốc hơi nhanh và chống rỉ cho nắp.

cao (20cm cột nước), có thể thấy được lượng khí chứa trong hộp, ít khuyết tật trong xây dựng, dễ xây kín.

+ Nhược điểm: giá xây dựng cao, tốn diện tích xây dựng, kim loại làm nắp đậy có thể bị ăn mòn nhanh gây rò rỉ khí làm cho thời gian sử dụng ngắn (vùng biển nhiệt đới thời gian sử dụng nắp <5 năm). Nước mưa có thể tràn vào hầm làm cho nước phân tràn ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường. Nắp hầm nổi lên hoặc chìm xuống làm cho khối chất liệu lên men trong hầm không hoàn toàn kỵ khí, năng suất không cao. ống thải có đường kính 10-15cm nên hay bị tắc. Nhiệt độ phân huỷ đáy thấp hơn và áp suất nước tăng theo chiều sâu và khi nhiệt độ thấp sẽ làm giảm năng suất.

Nắp trôi nổi có thể làm bằng vật liệu composit rất bền, nhưng giá thành đắt hơn làm bằng thép. Nắp làm bằng bê tông cốt thép có độ bền tốt nhưng phải quét sơn bên trong chống thấm để đảm bảo kín khí.

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (46) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w