Nhận xét Trung Quốc thời cổ đại

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị trung quốc cổ đại và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 40)

Với những thành tựu nổi bật, Trung Quốc cổ đại xứng đáng là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại.

Cũng như tất cả các nước phương Đông cổ đại, Trung Quốc lấy nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, đặc trưng cho nền kinh tế. Chính vì thế trong lời tựa của tác

phẩm "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị" viết năm 1859, Mác khẳng định: "về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiên tiến dần của hình thái kinh tế - xã hội". Song đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, mặc dù tình hình chính trị bất ổn song xuất hiện nhiều nhân tố kinh tế mới, đất nước không còn nghề thuần nông nữa mà đã xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, quan hệ sản xuất phong kiến nông nô xuất hiện và ngày càng chiếm ưu thế, tạo ra tiền đề thống nhất cho Trung Quốc phát triển ở thời trung đại.

Có thể nói, đời sống chính trị thời cổ đại của Trung Quốc rất phức tạp. Thời kỳ hoà bình và bất ổn xen kẽ nhau. Ngay từ thời kỳ đầu, các tộc Hạ, Thương, Chu thiết lập trên cơ sở đi thôn tính các tộc người khác đã suy yếu. Cho đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các nước chư hầu tranh giành quyền bá chủ và lấn át quyền thiên tử và lúc này vua thực hiện chế độ cha truyền con nối tăng cường quyền lực cho nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền. Vua nắm mọi quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp tức là mọi lời vua nói đều là pháp luật, vua bảo chết thì phải chết, vua nắm trong tay quân đội, cơ quan hành chính chịu chi phối bởi ý chí của vua. Hệ thống tổ chức triều đình và bộ máy quan lại của Trung Hoa cổ đại về sau ảnh hưởng tới phương Đông trong đó có Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc cổ đại còn sáng tạo những giá trị văn hoá đậm nét. Nền văn minh Trung Quốc cổ đại đã phát triển rất sớm nhưng đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc thì mới thực sự tạo nên nền văn hoá cổ đại, được tiếp tục lưu truyền và phát triển dưới thời phong kiến tạo thành nền văn hoá Trung Hoa truyền thống. Từ khi chữ viết xuất hiện những sử quan đã có ý thức ghi những giá trị lịch sử lại cho đời sau với trung tâm phản ánh là tầng lớp vua, quan bên cạnh đó có một phần cuộc sống của nhân dân. Mỗi triều đại trong lịch sử Trung Hoa cổ đại đều ghi một dấu ấn đậm nét trong bức tranh văn hoá và mỗi bước tiến của lịch sử là một bước phát triển vượt bậc của văn hoá Trung Hoa. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc ghi một dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa với sự xuất hiện của một loạt trường phái: Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia. Những tư tưởng đó đã đi sâu vào cuộc sống người dân, phục vụ cho đời sống chính trị và tạo nên một phần tính cách cho người dân Trung Quốc.

Với những thành tựu văn hoá đậm nét đó, nền văn hoá cổ đại Trung Hoa đã có một vị trí và ảnh hưởng nhất định trong nền văn hoá thế giới cổ đại, trở thành một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Nền văn minh đó đã toả sáng và lan rộng đến các quốc gia trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới. Người Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam… đã tiếp nhận tư tưởng của Đạo Nho, Đạo Lão và chữ viết của

Trung Hoa…để từ đó phát triển thành những giá trị văn hoá mang hơi thở và tâm hồn dân tộc mình.

Chữ Hán của người Trung Quốc được hình thành trên cơ sở của văn tự giáp cốt và hoàn thiện dần qua văn tự kim văn, trúc tự, lệ thư và tiểu triện. Ở Nhật Bản từ thế kỷ IV, cùng với sự du nhập của văn minh Trung Quốc chữ viết tượng hình của Trung Quốc đã được người Nhật Bản cải biến thành hệ thống chữ cái Kana vào thế kỷ thứ VIII. Người ta đã phát minh ra 50 ký hiệu có khả năng ghi lại mọi âm vận của tiếng Hán. Hiện nay, người Nhật đã sử dụng cả hai loại chữ: chữ Hán và chữ Kana nhờ đó văn học chữ viết của Nhật Bản đã phát triển mạnh.

Đạo Nho và Đạo Lão của Trung Quốc được người Nhật Bản tiếp nhận ở lối xử thế ở quan niệm về thế giới tính đạo, hình thành lối sống hài hoà với thiên nhiên, không bon chen vụ lợi.

Chỉ qua một ví dụ về trường hợp của Nhật Bản, chúng ta có thể thấy vị trí và tầm ảnh hưởng quan trọng của nền văn minh cổ đại Trung Quốc trong thành tựu văn minh thế giới. Mới đây, qua nghiên cứu người ta đã phát hiện ra rằng những thành tựu văn hoá Hy Lạp - La Mã đã có sự kế thừa những giá trị văn minh Trung Hoa cổ đại như trên lĩnh vực khoa học tự nhiên (thiên văn học) và khoa học xã hội (văn học). Từ ngàn xưa Trung Quốc đã lấy nông nghiệp làm gốc cho nên cơ cấu xã hội mang tính đặc thù của một nước Phương Đông cổ đại. Đó là sự tồn tại của ba giai cấp trong xã hội: giai cấp nông dân - lực lượng sản xuất chính trong xã hội, giai cấp thống trị (quý tộc, vua quan, địa chủ) bóc lột nguồn thu tô thuế, giai cấp nô lệ được xem là công cụ biết nói, không có quyền làm người. Điều đáng lưu ý là Mác đã gọi xã hội nô lệ phương Đông cổ đại là chế độ nô lệ gia trưởng tức là xã hội nô lệ không điển hình như ở phương Tây bởi vì đối tượng bóc lột chính của xã hội chính là nông dân chứ không phải là nô lệ.

Như vậy, trong toàn bộ tiến trình lịch sử Trung Hoa cổ đại chúng ta đã thấy được toàn diện bộ mặt Trung Hoa và lý giải được vì sao Trung Hoa là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, tại sao dân tộc Trung Hoa luôn thông minh, ham học hỏi, có đầu óc thực tế… Để tạo nên một nền tảng vững chắc cho Trung Quốc phát triển trong thời Trung đại, Cận đại và Hiện đại. Như vậy, tuy là buổi bình minh lịch sử, nhưng Trung Hoa cổ đại đã tiến một bước dài trong tiến trình vận động của lịch sử.

CHƯƠNG III

ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TỚI VIỆT NAM

Ngay từ thời cổ đại, Việt Nam và Trung Quốc đã là hai nước láng giềng có núi liền núi, sông liền sông, đường xá lại giao nhau.

Nhà nước đầu tiên của người Việt là Nhà nước Văn Lang ra đời khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ thứ VI TCN trên cơ sở thống nhất 15 bộ lạc. Tuy còn là Nhà nước sơ khai, song nó đã đánh dấu một bước phát triển lớn lao có ý nghĩa thời đại trong lịch sử Việt Nam mở đầu cho thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc. Khác với nhà nước đầu tiên của Trung Hoa được thành lập với mục đích chính là mở rộng lãnh thổ đáp ứng ý định muốn bành chướng của bộ lạc lớn mạnh ra xung quanh, Nhà nước Văn Lang nhằm cố kết các cộng đồng tộc người cùng chung sức chống thiên tai và ngoại xâm. Điều này giải thích cho vì sao từ thời xưa công trình vĩ đại nhất của người Việt là những con đê ven biển.

Sự kiện lớn đánh dấu cho mối quan hệ giữa hai nước không phải bằng con đường thông thương hay truyền đạo mà bằng con đường thôn tính xâm lược. Vào năm 221 TCN, sau khi thống nhất đất nước Trung Quốc Tần Thuỷ Hoàng quyết định tiến đánh xuống phía Nam, xâm lược nước Việt. Vào năm 214 TCN, với 50 vạn quân Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy đã tiến xuống phía Nam. Người Tây Âu và người Lạc Việt đã cùng chiến đấu kiên cường, ngày thì lẩn sâu vào rừng, đêm thì thực hiện lối đánh du kích làm cho quân Tần lâm vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Vào năm 208 TCN đế chế Tần gặp khó khăn, quân Tần buộc phải rút khỏi nước ta. Thắng lợi của nhân dân Việt đã đánh bại âm mưu bành chướng xuống phía Nam của quân Tần. Nhưng cũng từ đây, tiến trình lịch sử của Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ khăng khít trên lĩnh vực chính trị cũng như kinh tế.

Sau chiến thắng này, nước Âu Lạc được thành lập trên cơ sở hợp nhất bộ lạc Việt và Tây Âu. Cho tới năm 179 TCN, Triệu Đà đã hoàn thành âm mưu xâm lược nước ta, lịch sử Việt Nam rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Cũng trong thời gian 1000 năm Bắc thuộc này nhân dân ta tích cực tiếp nhận những yếu tố của phương Bắc để làm giàu thêm nền văn hoá dân tộc, nền văn minh sông Hồng.

Nhân dân ta đã du nhập những yếu tố quan hệ sản xuất phong kiến. Đó là kỹ thuật sản xuất đồ sắt, đồ gốm sứ, nghề làm giấy làm cho kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng. Những bước chuyển biến về kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu giai cấp trong xã hội. Bên cạnh tầng lớp phong kiến người Hán thì tầng lớp phong kiến người

Việt đã hình thành. Trái với ý muốn của chính quyền đô hộ muốn đồng hoá nhân dân ta khi du nhập các yếu tố văn hoá Hán thì nhân dân Việt vẫn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong các xóm làng và tiếp nhận tinh hoa văn hoá Hán.

Yếu tố văn hoá đầu tiên tiếp nhận chữ viết Trung Quốc được gọi là Hán Tự. Từ bốn chữ viết này, nhân dân đã sáng tạo ra chữ nôm để ghi lại hồn dân tộc. Từ đây, những tác phẩm chữ nôm đã ra đời gắn liền nhiều tên tuổi của nhà văn nhà thơ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thuyên, Hồ Xuân Hương.

Mặt khác giai cấp thống trị Trung Quốc, cũng tích cực du nhập hệ tư tưởng Nho giáo vào nước ta. Ban đầu do ý thức phản kháng tự tôn và dân tộc, nhân dân đã không chấp nhận hệ tư tưởng này, nhưng sau đó bước vào thời kỳ độc lập nhà nước Đại Việt đã lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống. Các triều đại phong kiến đã lấy Nho giáo để tập trung vào bộ máy nhà nước Trung ương. Với học thuyết tam cương (đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng) và ngũ thừa (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) đã xác lập trật tự xã hội và gia đình phong kiến Việt Nam. Hồ Chí Minh thường nói "học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo cá nhân" để chỉ tầm quan trọng của Nho giáo.

Cùng với Nho giáo, đạo giáo cũng được truyền bá vào Việt Nam. Nó được hoà quện trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ và trở thành một thái độc của các nhà Nho đối với cuộc đời khi không gặp thời.

Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử thế kỷ XIX, Việt Nam và Trung Quốc đều trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây. Cùng chung số phận nô lệ, dưới sự lãnh đạo của hai đảng cộng sản đã vùng đùm bọc, giúp đỡ, sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Và ngày nay tinh đó lại được thắp sáng lên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong văn kiện đại hội đảng lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam có khẳng định "trên tinh thần bình đẳng, đảm bảo độc lập chủ quyền tôn trọng lẫn nhau, Việt Nam sẵn sàng đàm phán giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, bình thường hoá quan hệ và khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, vì lợi ích vì nhân dân hai nước, vì hoà bình ở Đông Nam á và thế giới". Điều đó đã thể hiện thiện chí của Việt Nam mong muốn Trung quốc cùng vượt qua những vấn đề khúc mắc để cùng thực hiện tốt 16 chữ vàng: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".

Bước vào thế kỷ XXI hoà vào xu hướng hội nhập, hai nước Việt Nam - Trung Quốc quyết tâm thực hiện hợp tác trên mọi lĩnh vực đặc biệt đẩy mạnh trên lĩnh vực

kinh tế, trong thời gian gần đây các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên có chuyến thăm hữu nghị để gắn chặt mối quan hệ hợp tác tăng cường thúc đẩy hợp tác lẫn nhau.

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm chính thức Trung quốc (6/2007) đặt cơ sở cho quan hệ kinh tế giữa các thành phố lớn của hai nước nhất là thời điểm hai nước đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại (WTO).

Xuất phát từ mối quan hệ truyền thống giữa nhân dân hai nước, chúng ta - thế hệ trẻ tin tưởng và quyết tâm tăng cường tình đoàn kết giữa hai dân tộc thực hiện hợp tác trên cơ sở độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. KẾT LUẬN

Nhìn lại lịch sử Trung Quốc cổ đại, chúng ta càng khâm phục ngưỡng mộ hơn những người dân - chủ nhân sáng tạo nên những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, trong đó không thể không kể đến những bậc vĩ nhân có công định hình và phát triển tư tưởng Trung Hoa cổ đại. Đó là Khổng Tử - bậc thầy muôn đời, Hàn Phi Tử - người tập trung học thuyết pháp gia…Qua những chính sách cai trị của vương triều, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để cải tạo xã hội.

Đó là bài học chăm lo và bồi dưỡng, phát triển nhân tài. Vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các nước chư hầu đã thực hiện chính sách triều hiền đãi sỹ, thu hút người tài về phục vụ vương triều, tạo ra bước đột phá cho đất nước giúp cho mưu đồ xưng bá thành hiện thực. Nước Tần làm một ví dụ tiêu biểu, với sự cố vấn của Thương Ưởng và Hàn Phi Tử, nước Tần đã dần lớn mạnh và thống nhất đất nước Trung Quốc vào năm 221 TCN. Rõ ràng, chính sách nhân tài đã bước chuyển ngoặt căn bản cho đất nước, đem lại luồng gió mới cho đất nước.

Trong mọi thời đại, quần chúng nhân dân luôn là lực lượng to lớn đóng vai trò quyết định trong mọi tiến trình lịch sử. Vì vậy, bài học về chăm lp giúp dân, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc là rất quan trọng. Lịch sử Trung Quốc cổ đại đã chứng minh các mưu đồ bá chủ trước sau đều thất bại nếu không lấy lợi ích nhân dân làm đầu, phục vụ cho ý chí cá nhân. Chính vì thế, ngày nay Đảng và nhân dân nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa luôn theo đuổi mục tiêu phát triển con người toàn diện về mọi mặt trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.

Một bài học về thái độ lịch sử của các triều đại Trung Hoa cổ đại trở thành một bài học quý giá đối với hậu thế. Với ý thức bảo tồn giá trị lịch sử, dưới các triều đại Trung Hoa có các sử quan ghi chép lại sự kiện, sự việc truyền lại cho đời sau. Tấm gương đó trở thành một bài học quý giá hơn đối với Việt Nam, cần phải giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử dân tộc, tôn trong hơn lịch sử, trân trọng hơn quá khứ dân tộc. Bởi vì khi chúng ta biết gìn giữ quá khứ chính là cách để chúng ta thể hiện lòng biết ơn, lòng tự hào về những giá trị truyền thống mà ông cha để lại.

Như đồng chí Lê Duẩn đã từng nói: "Trở về quá khứ là để dựng lại người đã chết đứng dậy cùng những người đang sống tham gia cải tạo xã hội", để khẳng định vai trò to lớn lịch sử đối với hiện tại và tương lai để chúng ta có ý thức trân trọng quá khứ.

Trên thế giới hiếm có hai dân tộc nào có mối quan hệ như hai nước Việt - Trung. Từ quan hệ dân gian đến quan hệ chính thức, từ tình đồng chí anh em đến tình

láng giềng hữu nghị, tất cả đã tạo nên mối dây liên hệ lâu đời gắn bó giữa hai dân tộc,

Một phần của tài liệu Lịch sử tư tưởng chính trị trung quốc cổ đại và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w