5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương
3.3.1. Khái quát tầm quan trọng và mục tiêu của quá trình công
hóa, hiện đại hóa
Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.3.2. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước
- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị.
- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực. - Tham gia các hoạt động sản xuất.
32
- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để bảo vệ và phát triển đất nước.
KẾT LUẬN
Sau hơn 30 năm đổi mới và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo. Qua phân tích toàn diện cả nội dung, biện pháp và thực trạng của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua, ta có thể khẳng định: công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp Việt Nam là một quá trình hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý và ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và luôn giữ vững định hướng của Đảng và nhà nước đã đặt ra.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế nhất định như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, năng lực cạnh tranh so với các nước trong khu vực còn thấp , chất lượng nhân lực chưa cao, hệ thống kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển.
Trong điều kiện Việt Nam những năm cuối của thế kỷ 20 này, CNHHĐH nông nghiệp gắn liền với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, tăng tỉ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp
33
trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Vì vậy vấn đề rất quan trọng mà CNH- HĐH nông nghiệp không thể thiếu là phát triển mạnh ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, từng bước đô thị hoá nông thôn, áp dụng nhiều phương pháp công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm để tăng thêm thu nhập cho nông dân. Từng bước đưa nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Hơn nữa, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng ra toàn cầu như hiện nay, Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải thực hiện những giải pháp mang tính đồng bộ, phải quyết liệt chuyển đổi mô hình kinh tế, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn; chú trọng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy khả năng cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, địa phương, ngành, sản phẩm. Bên cạnh đó, cần chú ý nâng cao vai trò định hướng của Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân; tạo các cơ chế tài chính, hình thành các chính sách phù hợp khuyến khích đầu tư.
Như vậy CNH-HĐH nông nghiệp không chỉ là một bộ phận, mà còn là giải pháp quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH nền kinh tế đất nước và đây cũng là chiến lược lâu dài của Đảng và nhà nước ta nhằm đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho khôi ngành Kinh
tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng), NXB Chính trị
quốc gia (2008)
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Giáo trình Kinh tế chính trị đại
cương, NXB chính trị hành chính (2009)
3. Nguyên Minh (2018), Những biện pháp thúc đẩy cách mạng
công nghiệp 4.0, Hà Nội
4. PGS, TS. Hoàng Văn Phai ,TS. Phùng Mạnh Cường (2021), “Thúc
đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Điểm nhấn quan trọng trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Cộng sản.
PHỤ LỤC
35
MỞ ĐẦU...1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...3
5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương...3
Chương 1 Một số vấn đề lý luận chung về công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kì cách mạng 4.0 của đất nước...4
1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa...4
1.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tính tất yếu của nó trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam...4
1.1.2. Yếu tố quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa...8
1.1.3. Nội dung các vấn đề cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam...12
1.2. Quan niệm về cách mạng 4.0...14
1.2.1. Khái niệm cách mạng 4.0...14
1.2.2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...15
Chương 2... Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời kì 4.0 hiện nay...18
2.1. Mối quan hệ giữa con người với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta...18
36
2.1.1 Thế mạnh của con người...18
2.1.2. Mặt hạn chế, tồn tại của con người...19
2.2. Thành tựu của đất nước ta...22
2.3. Tồn tại, hạn chế của đất nước ta...23
Chương 3. Giải pháp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kì 4.0 và nhận định của bản thân...27
3.1. Giải pháp để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nước...28
3.1.1.Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế ...28
3.1.2. Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính ...28
3.1.3. Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực...29
3.1.4. Phát triển các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 29 3.1.5. Phát triển khoa học – công nghệ...30
3.1.6. Phát triển nông nghiệp, nông thôn...30
3.1.7. Tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn...30
3.1.8. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng...31
3.2. Giải pháp để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng quan hệ quốc tế...31
3.3. Nhận định của bản thân...33
3.3.1. Khái quát tầm quan trọng và mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa...33
37
3.3.2. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước...33
KẾT LUẬN...34 TÀI LIỆU THAM KHẢO...36
38