Đo lường, đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO LIÊN QUAN đến HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP (Trang 38 - 48)

Sau bước nhận dạng rủi ro ở mục 3.3.1, nhóm chúng em sẽ tiếp tục đo lường và đánh giá 9 rủi ro chính phát sinh từ ba nhóm: Rủi ro liên quan đến tài chính - Rủi ro liên quan đến bảo hiểm Rủi ro liên quan đến chứng từ.-

Rất cao (5) Cao (4) Trung bình (3) Thấp (2) Rất thấp(1) Rất nghiêm trọng (5) H F Nghiêm trọng (4) B,I D,E Trung bình (3) A G Ít nghiêm trọng (2) C A,G Tần suất Mức độ

Không nghiêm

trọng

(1)

Bảng 3.3: Đo lường rủi ro liên quan đến điều khoản thanh toán Đo lường = Mức độ nghiêm trọng x Tần suất xảy ra

 Mức độ rủi ro của “Tiền thanh toán nhiều hơn dự tính” = 4 x 3 = 12 (A)  Mức độ rủi ro của “Không đủ ngoại tệ thanh toán” = 4 x 4 = 16 (B)  Mức độ rủi ro của “Chênh lệch số tiền thanh toán” = 5 x 2 = 10 (C)

 Mức độ rủi ro của “Công ty bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn” = 2 x 4 = 8 (D)  Mức độ rủi ro của “Bảo hiểm không bồi thường một số loại rủi ro” = 2 x 4 = 8

(E)

 Mức độ rủi ro của “Thất lạc chứng từ” = 1 x 5 = 5 (F)  Mức độ rủi ro của “Chậm trễ chứng từ” = 3 x 3 = 9 (G)

 Mức độ rủi ro của “Giả mạo chứng từ” = 3 x 5 = 15 (H)

 Mức độ rủi ro của “Thiếu sót/Sai lệch chứng từ” = 4 x 4 = 16 (I) Tính toán sơ lược ta thấy được mức độ rủi ro được sắp xếp như sau:

(B)=(I) > (H) > (A) > (C) > (G) > (D)=(E) > (F) Từ đó, nhóm quyết định các rủi ro sẽ được ưu tiên giải quyết trước là:

 Không đủ ngoại tệ thanh toán

 Thiếu sót hoặc sai lệch chứng từ

 Giả mạo chứng từ

 Số tiền phải thanh toán nhiều hơn dự tính.

3.3.4. Ứng phó rủi ro

Trước tiên, nhóm sẽ ưu tiên giải quyết 4 rủi ro cao nhất theo bảng đo lường và đánh giá ở mục 3.3.2. Từ đó, nhóm có đề xuất biện pháp ứng phó đối với từng rủi ro cụ thể như sau

3.3.4.1. Rủi ro không đủ ngoại tệ thanh toán

Rủi ro không đủ ngoại tệ thanh toán xảy ra khi doanh nghiệp không chuẩn bị đủ ngoại tệ cần thiết để thanh toán ngay theo như thỏa thuận trong hợp đồng, dẫn đến việc doanh nghiệp phải đi vay hoặc chịu phạt chậm thanh toán. Nguyên nhân của rủi ro này là do khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp không tốt, chưa thu hút và quản lý

vốn đầu tư hiệu quả cũng như việc phân phối sản phẩm đầu ra chưa tối ưu, khiến lượng doanh thu thu về không kịp đáp ứng lượng ngoại tệ phải chi ra cho việc nhập khẩu.

Đánh giá:

Đây là một rủi ro nghiêm trọng, vì một khi xảy ra doanh nghiệp sẽ chịu nhiều tổn thất về mặt tài chính hoặc phải gánh thêm nợ. Trong trường hợp xấu hơn, nếu để việc chậm thanh toán xảy ra một cách nghiêm trọng, uy tín của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng, tác động xấu đến vị thế của doanh nghiệp trong mắt đối tác. Hơn nữa, với tình hình thị trường thép hiện nay, vốn đầu tư cũng như thị phần vẫn chưa thật sự tiềm năng và dồi dào cho các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, tần suất xảy ra rủi ro này ở mức cao.

Ứng phó rủi ro:

Chủ động né tránh:

 Doanh nghiệp cần có các chính sách quản lý tài chính hiệu quả, đảm bảo hiệu

quả sử dụng vốn từ khâu nhập khẩu đến phân phối ở đầu ra. Ngoài ra, doanh nghiệp cần liên tục nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút thêm vốn đầu tư, đảm bảo nguồn lực về vốn cho quá trình kinh doanh và sản xuất.

 Sau khi sản xuất thành phẩm hoặc nhập khẩu sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần

đảm bảo khâu phân phối được thực hiện trơn tru và hiệu quả, để việc thu lại vốn và chuẩn bị cho khâu nhập khẩu nguyên liệu tránh được rủi ro.

Ngăn ngừa tổn thất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Doanh nghiệp hạn chế chấp nhận điều khoản thanh toán ngay nếu không thể đảm

bảo có đủ lượng ngoại tệ dự trữ.

3.3.4.2. Rủi ro thiếu sót, sai lệch chứng từ

Rủi ro về thiếu sót/ sai lệch thông tin trong chứng từ xuất phát từ sự sơ sót của con người, trong quá trình đàm phán, nhà nhập khẩu chưa thể hiện yêu cầu chi tiết, chặt chẽ với những nội dung xuất hiện trên chứng từ như B/L, hóa đơn thương mại,... dẫn đến việc có thể thiếu những thông tin nhằm giúp nhà nhập khẩu kiểm tra tính chân thực của chứng từ này. Ví dụ trong trường hợp hóa đơn thương mại không thể hiện điều kiện giao hàng (trong trường hợp này là CFR) và thông tin mặt hàng không trùng khớp trong L/C (về kích thước, tổng khối lượng, giá trị thanh toán) được xem là những lỗi lớn khi lập Invoice, và rất có thể bị hải quan bắt lỗi và ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa.

Ứng phó với rủi ro:

Chủ động né tránh

 Đưa ra những yêu cầu cụ thể và chi tiết đối với bên xuất khẩu về các chứng từ.

Ví dụ trên hai bên thỏa thuận cụ thể về tên hãng vận chuyển hay đại lý, thông tin người trực tiếp chuyên chở, số tàu, loại tàu, lộ trình đi,... và trên vận đơn phải có

chữ ký, chức vụ của người phát hành, phải đóng dấu “on board”, cước phí là

prepaid. Điều này cho phép bên nhập khẩu kiểm soát được những sai sót có thể xảy ra và chủ động trong việc kiểm tra tính xác thực của chứng từ.

Ngăn ngừa tổn thất

 Cần thỏa thuận trước rằng bên bán sẽ phải bằng chi phí và rủi ro của mình, để bổ

sung, chỉnh sửa hay cấp chứng từ. Và những chi phí phát sinh do việc hàng hóa

gặp trở ngại khi thông quan phải do bên bán chịu.

3.3.4.3. Rủi ro giả mạo chứng từ

i. Về vận tải đơn (B/L):

B/L bị làm giả bằng cách sao chép toàn bộ nội dung của một B/L thật, giả mạo form và giả mạo chữ ký của hãng tàu và sử dụng bộ vận đơn này để xin chiết khấu tại

ngân hàng.

Người xuất khẩu lập nhiều bộ chứng từ và nhiều B/L cho cùng một L/C xuất trình xin chiết khấu ở nhiều ngân hàng khác nhau.

ii. Về hóа đơn thương mại

Việc làm giả hoặc gian lận hóа đơn thương mại сhủ уếu liên quаn đến hаi nội dung: trị giá hóа đơn và mô tả hàng hóа trên hóа đơn. Gian lận xảy ra khi người xuất khẩu giao hàng thiếu nhưng vẫn kê khai đủ trị giá và mô tả hàng hóa trên hóa đơn phù

hợp với L/C để đòitiền.

Thủ đoạn gian lận hay giả mạo chứng từ hóa đơn thương mại là cách mà rất nhiều đối tượng xuất khẩu lợi dụng khi nhận thấy doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam muốn mua nguyên vật liệu giá rẻ. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhập khẩu trong nước thiếu

thông tin về thị trường, giá cả, một số doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài chào bán hàng giá rẻ với các dịch vụ rất hấp dẫn. Để lừa đảo, kèm theo giá chào hàng thấp, người xuất khẩu thỏa thuận để người nhập khẩu dùng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hết sức ngặt nghèo về chứng từ xuất khẩu, nhưng sau khi trả tiền xong, cả người xuất khẩu và hàng hoá đều biến mất.

iii. Về giấy chứng nhận xuất xứ

Tình trạng làm giả C/O cho hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến. Việc làm giả C/O trong nước có thể được thực hiện tại bất cứ thời điểm nào. Trước khi được cấp thì C/O có thể được làm giả trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp bằng chứng sai (chứng từ giả) hoặc sửa chữa chứng từ: Hóa đơn, Bảng kê, Tờ khai Hải quan xuất/nhập... Trong khi cấp C/O, doanh nghiệp có thể làm giả khi cán bộ cấp C/O tiến hành kiểm tra và phát hiện ra hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn, doanh nghiệp thay thế hoặc bổ sung chứng từ đã qua sửa chữa hoặc quay vòng sử dụng chứng từ nhiều lần... Và sau khi C/O đã được cấp thì doanh nghiệp có thể gian lận bằng việc sửa chữa các dữ liệu trên C/O như thay đổi số lượng và trị giá thấp (để giảm thuế), tên hàng…

Đánh giá:

Rủi ro về giả mạo chứng từ do sự chủ ý từ nhà xuất khẩu và có thể trở thành hiểm họa nếu gặp sự thiếu sót của nhân viên ngân hàng trong việc kiểm tra và phối hợp với người mua để đối chiếu. Rủi ro này đặt ra yêu cầu cho nhà nhập khẩu về việc lựa chọn đối tác làm ăn và thỏa thuận rõ ràng, chỉ định cụ thể các bên thứ ba tham gia vào việc cung cấp chứng từ. Rủi ro này trở nên đáng lưu tâm vì trong bối cảnh hiện tại sẽ khiến nhà nhập khẩu chủ quan và thoáng hơn trong việc chọn đối tác từ Trung Quốc và khiến rủi ro này có tần suất xuất hiện hơn (dịch COVID nên chỉ có thể tìm đối tác trên mạng, không thể tham gia hội chợ, tòa đàm,..)

Thị trường thép thuộc về bên bán; tổng lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam phần lớn từ Trung Quốc, doanh nghiệp TISCO phụ thuộc vào nguồn cung thép từ Trung Quốc vì chưa thể tự sản xuất mặt hàng thép này trong nước. Không những thế, thị trường thép ở Việt Nam tương đối cạnh tranh khi TISCO chiếm thị phần thứ 3 và trở nên yếu kém dần so với 2 đối thủ đầu ngành là Hòa Phát và Formosa. Điều này đặt áp lực cho doanh

nghiệp TISCO tìm kiếm đối tác làm ăn mới với mức giá chào hàng thấp để tối thiểu hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chi phí đầu vào. Nhưng rủi ro phát sinh khi doanh nghiệp không có đủ nguồn thông tin để xác minh đối tác Trung Quốc và sẽ gặp khó khăn trong việc ràng buộc đối phương vào những điều kiện bảo vệ cho nhà nhập khẩu như: chỉ định đơn vị giám định hàng

hóa, chỉ định công ty bảo hiểm. Thậm chí có những vụ việc đối tác lừa đảo nhưng rất

tinh vi trong việc thực hiện những giao dịch nhỏ để lấy lòng tin của nhà nhập khẩu, sau

Những năm gần đây các doanh nghiệp Trung Quốc thường dùng công ty offshore được thành lập tại Hồng Kông để giao dịch thương mại hoặc để đầu tư vào Việt Nam nhằm tránh sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ Trung Quốc trong việc chuyển ngoại tệ từ Trung Quốc ra nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước họ, đồng thời để có thể

được hưởng lợi về thuế khi giao dịch.

Do cơ сhế hоạt động сơ bản сủа L/С: hоàn tоàn trên сơ sở сhứng từ Việс thаnh :

tоán hау сhấр nhận thаnh tоán L/С сủа ngân hàng hоàn tоàn trên сơ sở сhứng từ хuất trình сó рhù hợр hау không. Mối quаn hệ hợр đồng giữа ngân hàng рhát hành và người thụ hưởng L/С hоàn tоàn độс lậр với сáс mối quаn hệ hợр đồng сơ sở để tạо nên L/С ấу dù сhо сhúng đượс dẫn сhiếu đến trоng L/С. Vì vậу, khi người thụ hưởng хuất trình сhứng từ mà thỏа mãn сáс уêu сầu đặt rа trоng L/С và сáс quу định сủа UСР đượс dẫn сhiếu thì ngân hàng сó nghĩа vụ thаnh tоán сhо L/С nói trên.

Сơ сhế hоạt động đó đã tạо rа сơ hội thựс hiện ý đồ lừа đảо сủа những người thiếu trung thựс. Đối với những kẻ lừа đảо thì сhứng từ сhính là tiền. Và với sự рhát triển không ngừng сủа сông nghệ ngàу nау, việс làm giả сhứng từ không сòn là vấn đề quá khó. Bằng сáсh lậр rа những сhứng từ giả trоng giао dịсh quốс tế kẻ lừa đảo сó thể thựс hiện một giао dịсh khống: сó сhứng từ nhưng không сó sự сhuуển giао hàng hóа; hоặс bằng mọi сáсh để lậр rа những сhứng từ сó thông tin sаi lệсh.

Công ty nào cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận, cắt giảm chi phí, nên một bộ phận không nhỏ các công ty xuất nhập khẩu, đặc biệt là các công ty nhập khẩu thường bỏ qua

công đoạn không bắt buộc như thuê cơ quan giám định có uy tín và thẩm quyền để kiểm tra hàng hóa ở cảng đi. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lợi dụng điều này để giao hàng kém phẩm cấp, không đúng như trong hợp đồng ngoại thương. Họ sẽ sửa chữa hoặc lập các chứng từ khống mô tả hàng hoá đúng với qui cách, phẩm chất như mô tả về hàng hoá trong hợp đồng.

Do sự đа dạng, рhứс tạр сủа hệ thống рháр luật liên quаn và sự hạn сhế сủа biệt

lệ đối với giаn lận, giả mạо trоng рhương thứс thаnh tоán bằng L/С Sự kháс biệt về tốс .

độ рhát triển сủа nền kinh tế сũng như сáсh thứс giải quуết vấn đề lừа đảо L/С không hоàn tоàn thống nhất trоng hаi hệ thống luật đаng là một trở ngại lớn đối với việс giải quуết trаnh сhấр. Hơn nữа, hình рhạt сủа một số quốс giа đối với hành vi giаn dối сòn quá nhẹ, không đủ để răn đе những người thiếu trung thựс.

Bên cạnh đó, сhưа сó một thông lệ quốс tế сhung nàо điều сhỉnh hành vi сủа tòа, và thựс tế trоng nhiều trường hợр khó сó thể хin đượс lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để dừng việc thаnh tоán nhằm bảо vệ quуền lợi сủа người bị hại

Ứng phó với rủi ro:

Ngăn ngừa tổn thất

Trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng với doanh nghiệp Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần xác định làm rõ về đối tác, trong đó có những nội dung quan trọng mấu chốt như việc thành lập và tồn tại hợp pháp của doanh nghiệp Trung Quốc theo pháp luật nước sở tại, năng lực tài chính, thành ý và năng lực thực hiện giao dịch, mức độ tin cậy, người chủ đích thực của doanh nghiệp và người đại diện theo pháp

luật của doanhnghiệp, khả năng cung cấp hàng hóa, khả năng giao hoặc nhận hàng theo

đúng tiến độ..., nhằm tránh thiệt hại và tranh chấp có thể xảy ra cho doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp giao kết hợp đồng với pháp nhân không rõ ràng, chủ thể ký kết

không rõ ràng, hoặc giao kết người không đủ thẩm quyền của doanh nghiệp Trung Quốc, với doanh nghiệp Trung Quốc đã tạm ngừng kinh doanh, đang làm thủ tục giải thể, đã chuyển địa điểm trụ sở, hoặc họ không có năng lực cung cấp hàng hóa, thậm chí lừa đảo… kiểm tra qua cổng thông tin điện tử về doanh nghiệp, qua cơ quan quản lý thuế của Trung Quốc, Hồng Kong, kiểm tra qua cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài…

Nên ghi đầy đủ và thực hiện các biện pháp kiểm tra sự xác thực thông tin cơ bản của đối tác Trung Quốc là chủ thể ký kết, như tên doanh nghiệp, mã số thuế, giấy phép/quyết định thành lập, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật, điện thoại, email,

wechat…

Bên mua phối hợp với ngân hàng trong việc kiểm tra lô hàng đó có thực hay không thông qua các chứng từ hải quan, chứng từ vận tải và phối hợp với các cơ quan hải quan và hãng tàu để xác minh khi cần thiết.

Giảm thiểu tổn thất

Khi phát hiện chứng từ bị làm giả và mình bị lừa đảo, người mua nên tiến hành các biện pháp sau: Trước khi thanh toán người mua cần phải biết hàng hóa đang ở đâu. Trường hợp không có tàu hoặc có tàu mà không có hàng thì phải báo ngay với ngân hàng và khẩn trương làm việc với tòa án khởi kiện và xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng thanh toán. Trường hợp đã thanh toán rồi thì phải xin lệnh bắt giữ tàu.

Trường hợp giao hàng thiếu hoặc hàng kém phẩm chất do lỗi của người bán có thể khởi kiện và xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng thanh toán để tìm cách

xử lý. Các trường hợp tổn thất trong quá trình chuyên chở nên nghiên cứu cáchợp đồng

bảo hiểm và các chứng từ bảo hiểm để có cách xử lý thích hợp.

3.3.4.4. Rủi ro tiền phải thanh toán nhiều hơn dự tính

Rủi ro này xảy ra khi có sự biến động trong tỷ giá hối đoái, làm cho đồng USD tăng giá mạnh, doanh nghiệp Việt Nam vì vậy cần phải thanh toán nhiều hơn dự tính. Nguyên nhân của rủi ro là do sự biến động liên tục của thị trường tài chính trong nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO LIÊN QUAN đến HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP (Trang 38 - 48)