Có thể nói, các vụ lừa đảo không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi làm ăn quốc tế. Để vươn mình ra biển lớn, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được cơn sóng của nó.
Để giảm thiểu rủi ro tối đa, trước hết, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần kiểm tra, xác thực kỹ đối tác qua nhiều kênh khác nhau như tham dự hội chợ, triển lãm quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc giao thương trực tiếp, qua giới thiệu của các cơ quan xúc tiến thương mại và bạn hàng quen thuộc. Hạn chế tìm kiếm bạn hàng qua mạng internet hoặc giao dịch với đối tác tự tìm đến mình qua website. Đề
nghị đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinhdoanh, thẻ xuất nhập khẩu, bản sao hộ
chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để các cơ quan chức năng (Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại châu Phi…) có thể hỗ trợ xác minh trước khi tiến hành giao dịch. Vì những rủi ro về thanh toán quốc tế thường hiếm xảy ra với đối tác làm ăn lâu năm, nhưng lại dễ xảy ra đối với đối tác mới. Do đó, cần tìm hiểu kĩ lịch sử kinh doanh của đối tác mới.
Sau đó, doanh nghiệp phải giành quyền chủ động trong việc soạn thảo hợp
đồng để nắm rõ cácquy định, trách nhiệm, nghĩa vụ trong hợp đồng đó cũng như các
điều khoản liên quan đến viễn trách, liên quan đến bồi thường… để không may xảy ra những vấn đề về tranh chấp pháp lý cũng có thể nắm vững được quy trình xử lý.
Chính vì thế, để nắm rõ thông tin đối tác, doanh nghiệp có thể liên hệ với
Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước để hỗ trợ xác minh và các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu trước khi ký hợp đồng. Phải thật tỉnh táo trước cơn sóng lớn.