Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.
Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.
Hội Sinh viên Việt Nam các cấp cần trở thành mái nhà chung ấm áp để sinh viên đóng góp, cống hiến trong các phong trào Hội.
Hội Sinh viên cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Hình ảnh Dân ca hát bội Nam bộ tại trường Đại học Sư phạm Kc thuật TP Hồ Chí Minh
Những hội viên và quan trọng hơn là những cán bộ nòng cốt của Hội phải là những người tiên phong đi đầu, làm gương trong công tác này, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích... và động viên, khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng. Được như vậy, vai trò của Hội Sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ nhanh chóng được khẳng định.
PHẦN KẾT LUẬN
Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc không chỉ là “Kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam” mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là những chỉ dẫn quý báu của Đảng và nhân dân trong việc nhận thức và giải quyết những vấn đề đặt ra trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1998 đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa: “Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ: “Chú trọng gìn giữ, phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, tôn tạo và quản lý tốt các di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử; nâng cấp các bảo tàng”. Nối tiếp những thành tựu trong xây dựng và phát huy văn hóa, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội”26. Việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không chỉ là mục tiêu phấn đấu và vươn tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống mà còn có vai trò nền tảng và là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay.
Mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần
xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.
Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.
Hội Sinh viên Việt Nam các cấp cần trở thành mái nhà chung ấm áp để sinh viên đóng góp, cống hiến trong các phong trào Hội.
Hội Sinh viên cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Những hội viên và quan trọng hơn là những cán bộ nòng cốt của Hội phải là những người tiên phong đi đầu, làm gương trong công tác này, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích... và động viên, khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng. Được như vậy, vai trò của Hội Sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ nhanh chóng được khẳng định.
Thế hệ trẻ là thế hệ sẽ tiếp nối, xây dựng đất nước, chính vì vậy, hơn ai hết họ phải nhận thức, hiểu được tầm quan trọng của những nét đặc sắc văn hóa, bản sắc dân tộc. Hi vọng rằng giới trẻ sẽ thực hiện được lời dạy của Bác Hồ, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tài liệu tham khảo
1. Hội đồng lí luận trung ương ( 2003 ) "Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6 Nxb chính trị quốc gia (2002) trang 173.
3. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb chính trị quốc gia (1993) tập 3 trang 16. 4. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 3 Nxb chính trị quốc gia (2002) trang 431.
5. Trịnh Thị Kim Ngọc "Con người và văn hóa - từ lý luận đến thực tiễn" (2009), Nxb khoa học xã hội.
6. Nguyễn Nguyên Trứ, Cách viết của Bác Hồ, NXB Giáo dục, 1999.
7. Nhiều tác giả, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
8. Theo báo Nam Định, Giữ gìn bản sắc văn hóa thời kỳ hội nhập (2021)
9. Đan Anh và Thanh Thủy, Vai trò của sinh viên trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (2014)
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾT QUẢ KÝ TÊN
1 Sơn Linh Vủ 1); 2); Word. Hoàn thành tốt 2 Nguyễn Quốc Chung Phần mở đầu; 3). Hoàn thành tốt 3 Ngô Quang Tú Phần mở đầu Hoàn thành tốt 4 Nguyễn Thành Đạt 3); Kết luận Hoàn thành tốt 5 Lê Huỳnh Hoàng Phúc 4) Hoàn thành tốt 6 Nguyễn Quốc Nhã Chương 2 Hoàn thành tốt 7 Thạch Hoàn Hảo Chương 2; Word. Hoàn thành tốt