Triển khai thu mua

Một phần của tài liệu Luận văn: Thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho doc (Trang 60 - 61)

- Khuyết điểm:

B ảng 5.3: ảng tình hình tồn kho của Xí nghiệp năm 2006 ĐVT: tấn

5.3.5. Triển khai thu mua

Vấn đề lớn nhất ở đây là làm sao để triển khai thu mua theo sản lượng trên? Theo mô hình năm 2007 sản lượng đơn hàng mua vào tối ưu cho mỗi lần đặt hàng là 19.020 tấn/lần. Và trong năm phải mua vào sản lượng như vậy là 7 lần. Khoảng cách

giữa hai lần đặt hàng là 45 ngày. Để làm được điều này cần phải có mối liên lạc tốt

với các đối tác cung ứng, để họ có thể cung ứng kịp thời theo nhu cầu mà Xí nghiệp

cần. Việc triển khai thành các đợt mua vào, sản lượng là bao nhiêu cho mỗi đợt là dựa theo sự hiểu biết, kinh nghiệm của Ban lãnh đạo Xí nghiệp về tình hình cung

ứng, vùng nguyên liệu, thời gian thu hoạch ở các thời điểm khác nhau mà đưa ra

quyết định hợp lý.

Tuy nhiên không nhất thiết khoảng cách giữa hai lần đặt hàng phải là 45 ngày (tức xong 45 ngày mới tiến hành một lần đặt hàng mới) mà tùy theo nguồn cung đầu

vào có sự thay đổi, khoảng cách này có thể kéo dài ra hoặc rút ngắn lại. Và điểm đặt

hàng lại phải được tiến hành trước thời điểm của khoảng cách này.

Điểm đặt hàng lại (R) được xác định: R = d.L

d: nhu cầu sử dụng hàng tồn kho bình quân một ngày (357 tấn).

L: thời gian chuẩn bị giao nhận hàng. Thời gian này sẽ khác nhau giiữa những

thời điểm thu mua khác nhau. Và Xí nghiệp sẽ biết được khoảng thời gian này là bao lâu. Từ đó xác định được điểm đặt hàng lại. Chẳng hạn như vào những lúc nguồn

cung nhiều, thông qua các đối tác cung ứng, kinh nghiệm thu mua của mình. Xí nghiệp biết được để có đủ sản lượng cần mua các đối tác, bạn hàng phải thu mua

trong vòng 20 ngày. R lúc này là: R = 357 * 20 = 7.140 (tấn)

Có nghĩa là khi hàng trong kho còn 7.140 tấn, Xí nghiệp sẽ bắt đầu đặt hàng lại để các đối tác triển khai thu mua.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho doc (Trang 60 - 61)