Tổng hợp kết quả phân tích.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác nghiên cứu và dự báo thị trường tại công ty cổ phần may chiến thắng (Trang 34 - 37)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG.

5. Tổng hợp kết quả phân tích.

5.1. Cơ hội:

Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì hạn ngạch đối với dệt may sẽ dần dỡ bỏ, thị trường mở rộng, điều này thuận lợi cho công ty xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Ngành dệt may được Nhà nước ta xem là một trong những ngành mũi nhọn về xuất khẩu vì thế đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và phát triển ngành dệt may đồng thời cũng lập ra chiến lược phát triển dài hạn cho ngành dệt may. Đây là một thuận lợi đối với ngành dệt may nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng.

Kinh tế thị trường phát triển làm xuất hiện nhiều khu trung gian marketing có khả năng nghiên cứu thị trường tổ chức các chương trình quảng cáo… một cách chuyên nghiệp đem lại hiệu quả lớn cho các công ty may mặc Việt Nam.

Để tận dụng hết được những thuận lợi này, ngành dệt may nói chung và Công ty Cổ phần may Chiến Thắng nói riêng phải khai thác triệt để những lợi thế từ các chính sách hỗ trợ, phát triển của chính phủ đem lại đồng thời phải biết nắm bắt những cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO. Song song với đó ngành dệt may cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm,

đầu tư vào kỹ thuật công nghệ, thiết kế mẫu mã các loại sản phẩm đa dạng hơn và đẹp hơn.

5.2. Thách thức (khó khăn).

- Đối với thị trường nội địa, hàng may mặc của Việt Nam chưa chiếm lĩnh được thị trường và bị hàng Trung Quốc chiếm hầu hết do mẫu mã của sản phẩm may mặc Trung Quốc đa dạng, phong phú, đẹp và giá cả rất phải chăng.

- Giá cả nhân công của Công ty may Chiến Thắng cao hơn so với các công ty may mặc khác trong nước vì Công ty may Chiến Thắng ở trung tâm thành phố nên phải trả lương công nhân cao mới đủ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu thì họ mới có thể tiếp tục làm việc. Giá nhân công cao dẫn tới giá sản phẩm của công ty cao hơn so với các công ty khác, đây là một bất lợi lớn của công ty.

- Nguyên vật liệu hầu như nhập toàn bộ từ nước ngoài nên chịu sức ép khá lớn từ các nhà cung cấp nguyên liệu.

Do đó, Công ty Cổ phần may Chiến Thắng cần phải đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, tiết kiệm, cắt giảm những chi phí quản lý không cần thiết nhằm bù đắp cho giá nhân công cao thì giá cả sản phẩm mới có thể giảm được, từ đó tìm kiếm, lôi kéo khách hàng đến với công ty.

5.3. Điểm mạnh, điểm yếu của Công ty Cổ phần may Chiến Thắng

5.3.1. Điểm mạnh:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã có những điểm mạnh đáng kể, đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó giúp công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu của

công ty được thực hiện chính xác và hiệu quả cao. Những điểm mạnh đáng kể của công ty:

- Về kỹ thuật: Dây chuyền kỹ thuật của công ty so với các công ty trong nước tương đối đầy đủ, công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Phần lớn máy móc thiết bị của công ty do Nhật chế tạo sản xuất là thuộc loại mới, tiên tiến và hiện đại, đảm bảo chất lượng của sản phẩm đầu ra.

- Về tổ chức sản xuất kinh doanh: Công ty đã đổi mới cơ cấu tổ chức tạo ra cơ cấu tổ chức gọn nhẹ đơn giản, dễ điều hành. Đây cũng là cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí trong lao động quản lý.

- Về hệ thống quản lý chất lượng, công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 một cách thành công và hiệu quả. Đây là nhân tố quan trọng góp phần giảm chi phí giá thành sản xuất, giảm thời gian sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

5.3.2. Điểm yếu:

- Giá thành sản phẩm: giá sản phẩm của công ty tương đối cao so với các công ty may mặc khác trong nước là do giá nhân công lao động của công ty cao. Điều này dẫn đến việc giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Để khắc phục điều này, công ty phải nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các công ty may mặc khác.

- Địa điểm công ty: Công ty có trụ sở và phân xưởng may nằm ở trung tâm thành phố nên có nhiều đối tác khách hàng có tâm lý e ngại đến công ty ký kết hợp đồng mà thường tìm đến.

- Công tác tiêu thụ sản phẩm: Phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu phụ trách việc tìm kiếm khách hàng. Mỗi nhân viên trong phòng phụ trách

khoảng 1 khách hàng thuộc thị trường nước ngoài. Mỗi người phụ trách thị trường nước nào phải tự tìm khách hàng của thị trường đó và phụ trách hết tất cả các khâu từ nguyên vật liệu đến khi xuất hàng. Tuy nhiên, để tìm kiếm khách hàng từ thị trường nước ngoài thì nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ giỏi. Đây là một điểm yếu đối với đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, từ đó hạn chế khả năng tìm kiếm khách hàng mới. Để giải quyết vấn đề khó khăn này, công ty cần tăng cường đào tạo ngoại ngữ, kiến thức pháp luật kinh tế quốc tế cho đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác nghiên cứu và dự báo thị trường tại công ty cổ phần may chiến thắng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)