Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 120 - 147)

3.4.1. Đối với Chính Phủ và các cơ quan Trung ương

Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo, thống kê, rà soát, những bất cập của Luật

Tín ngưỡng, tôn giáo để đề xuất sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Thứ hai, Ban Tôn giáo Chính phủ tham mưu cho Chính Phủ sớm ban

hành Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tôn giáo để các địa phương có cơ sở để thực hiện giải quyết vụ việc đối với vi phạm pháp luật.

Thứ ba, Trong khi chờ sửa đổi một số bất cập của Luật Tín ngưỡng, tôn

giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về một số nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để các tỉnh, thành phố có cơ sở triển khai thực hiện thống nhất.

113

Thứ tư, Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, hỗ trợ, mở các lớp bồi dưỡng

về tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo cho lãnh đạo, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Thứ năm, Phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây

dựng rà soát, hướng dẫn thực hiện các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn liên quan đến đất đai, công trình xây dựng có nguồn gốc tôn giáo.

3.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo tỉnh) Vĩnh Phúc

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nghiên cứu bố trí,

sắp xếp, củng cố tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp cho phù hợp với thực tiễn địa phương.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh quan

tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh, kịp thời giải quyết các vấn đề tôn giáo phát sinh.

Thứ ba, Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến

kiến thức pháp luật về TNTG cho chức sắc, tín đồ đạo Phật, tăng cường công tác vận động chức sắc, tín đồ phật tử tham gia công tác chính trị, công tác xã hội ở địa phương.

Thứ tư, Tăng cường các hoạt động thăm hỏi, đối thoại với Ban Trị sự

GHPGVN cấp tỉnh, huyện và chức sắc, tín đồ của đạo Phật. Qua đó, tuyên truyền những chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

Thứ năm, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở nhất là các cơ sở

thờ tự của đạo Phật, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thi công các công trình kiến trúc tôn giáo đúng với thiết kế, quy hoạch đã được phê duyệt.

Thứ sáu, Hàng năm mở nhiều lớp tập huấn, trang bị kiến thức pháp luật

cũng như kiến thức chuyên môn QLNN về tôn giáo cho cán bộ chuyên trách và cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhất là xã, phường, thị trấn có nhiều hoạt động tôn giáo.

114

Thứ bảy, Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ, chính sách

thu hút đối với cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo các cấp.

Tiểu kết chương 3

Xuất phát từ phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua. Dưa trên cơ sở nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác tôn giáo trong tình hình mới cũng như định hướng quản lý nhà nước đối với tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Tác giả cũng đã đề xuất ra bảy nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm: Nâng cao nhận thức tuyên truyền cho cán bộ, công chức và chức sắc, tín đồ đạo Phật về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh; Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh; Nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ của đạo Phật tham gia củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho tín đồ đạo Phật trên địa bàn tỉnh; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở và giải quyết các vấn đề tôn giáo tại cơ sở đối với quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những giải pháp nêu trên, tác giả cũng đã khuyến nghị với Chính Phủ và các cơ quan Trung ương; đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội Vụ, Ban Tôn giáo tỉnh về một số vấn đề trong tâm.

115

KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, công tác tôn giáo đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó có công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng để đưa hoạt động của tôn giáo đi vào ổn định, đúng pháp luật, qua đó ngăn chặn những tiêu cực mà tôn giáo đem lại cho xã hội.

Đạo Phật là tôn giáo được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên,với tinh thần từ bi trí tuệ đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Đạo Phật cũng được truyền vào địa bàn Vĩnh Phúc từ rất sớm và đây cũng được coi là một trong những cái nôi của đạo Phật. Hiện nay, đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ và trở thành tôn giáo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc, phát triển sâu rộng trong dân chúng. Công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đạt được một số thành tựu nhất định đã định hướng cho tổ chức Giáo hội hoạt động đúng quy định của pháp luật, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp với tổ chức tôn giáo, cán bộ, công chức có mối quan hệ gần gũi với chức sắc, tín đồ đạo Phật, khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho đạo Phật tham gia các hoạt động xã hội, từ nhiện nhận đạo góp phần ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương ngày càng giàu mạnh. Bên cạnh đó, công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật còn một số bất cập như một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị chưa đồng bộ và hiệu quả, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ làm công tác quản lý đạo Phật mặc dù đã được tỉnh quan tâm nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ công tác tôn giáo vẫn còn thiếu và yếu, chủ yếu chuyển từ các ngành khác sang, hoạt động một số chức sắc, tín đồ đạo Phật một số nơi còn vi phạm pháp luật. Do đó trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

116

Qua tìm hiểu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, tác giả luận văn đã nghiên cứu và phân tích được các kết quả như sau:

Một là, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về đạo Phật và quản

lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật. Chỉ ra một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước đối với đạo Phật của một số tỉnh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Hai là, Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý

nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Ba là, Luận văn đã nêu ra quan điểm của Đảng, Nhà nước và chính

quyền địa phương đối với vấn đề tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng. Căn cứ vào những thực trạng, tác giả đề xuất 07 nhóm giải pháp cơ bản để bám sát vào nội dung chính của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Luận văn sẽ góp một phần nhỏ để cùng với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và công tác quản lý nhà nước đối với đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

117

CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1. Nguyễn Xuân Canh (2021), Công tác Quản lý nhà nước về hoạt động tôn

giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Tạp chí Công tác tôn

2 Chùa Thập Phương Tổ 13

6 PHƯỜNG HÙNG VƯƠNG (01 chùa)

1 Chùa Thông Tổ 14

7 PHƯỜNG TRƯNG NHỊ (1 chùa)

1 Chùa Báo Ân Chùa Cấm Tổ 7

8 XÃ NGỌC THANH (1 chùa)

1 Chùa Thông Chùa Bắc Ái Thôn Bắc Ái

9 PHƯỜNG XUÂN HÒA (1 chùa)

1 Chùa Tiên Tổ 1

IX HUYỆN TAM ĐẢO (36 chùa, 1 bảo tháp, 2 thiền viện) 1 XÃ TAM QUAN (8 chùa)

1 Chùa Đồng Bùa (vườn) Chùa Bùa Thôn Đồng Bùa

2 Chùa Chanh (vườn) Thôn Làng Chanh

3 Chùa Làng Mạ Thôn Làng Mạ

4 Chùa Meo Thôn Nhân Lý

5 Chùa Ngọc Quang Thôn Kiên Tràng

6 Chùa Nam Tự Nam Tự Thôn Quan Đình

7 Chùa Nàng Thôn Quan Nội

8 Chùa Cổ Tháp Thôn Kiên Pháp

2 XÃ MINH QUANG (8 chùa)

1 Chùa Tiên Hương Thiên Hương tự Thôn Xạ Hương

2 Chùa Trại Khóng Thôn Trại Khóng

3 Chùa Vàng Thôn Vàng

4 Chùa Lưu Quang Thôn Lưu Quang

5 Chùa Cam Lâm Đồn Thôn Cam Lâm

6 Chùa Cam Lâm Làng Thôn Cam Lâm

7 Chùa Vĩnh Ninh Thôn Vĩnh Ninh

8 Chùa Bản Long Thôn Bản Long

3 XÃ ĐẠI ĐÌNH (7 chùa)

1 Chùa Thiên Ân Thôn Đồng Thõng

2 Thiền Viện Trúc Lâm TT Thôn Đồng Thõng

4 Thiền Viện An Tâm Thôn Đồng Thõng

5 Đại Bảo Tháp Thôn Đồng Thõng

6 Chùa Báng Pháp Long Uyển xã Đại Đình

7 Chùa Phù Nghì xã Đại Đình

4 XÃ HỒ SƠN (5 chùa)

1 Chùa Sơn Đồng Thôn Sơn Đồng

2 Chùa Núc Hạ Thôn Núc Hạ

3 Chùa Vân Sơn Tịnh viện Vân Sơn Làng Hạ

4 Chùa Cầu Tre Nam Thiên Thôn Cầu Tre

5 Chùa Núc Thượng Thôn Núc Thượng

5 XÃ ĐẠO TRÙ (3 chùa)

1 Chùa Ngũ Ngạc Tiên Long Chùa Ngũ Nhạc Thôn Tiên Long

2 Chùa Đạo Trù Thượng Đạo Trù Thượng tự Thôn Đạo Trù Thượng

3 Chùa Phân Lân Thiên Phúc Ân Thôn Phân Lân Hạ

6 XÃ HỢP CHÂU (3 chùa)

1 Chùa Bảo Phác Thôn Bảo Phác

2 Chùa Nga Hoàng Thôn Nga Hoàng

3 Chùa Cửu Yên Thôn Cửu Yên

7 XÃ BỒ LÝ (2 chùa)

1 Giao Sơn Thiền Tự Chùa Giao Sơn Thôn Nghĩa Lý

2 Chùa Bồi Chùa Bồ Ngoài Thôn Bồi

8 XÃ YÊN DƯƠNG (3 chùa)

1 Chùa Cao Cao Tự Thôn Đồng Thành

2 Chùa Quang Đạo Quang Đạo Tự Thôn Quang Đạo

3 Chùa Tung Tùng Tự Thôn Đồng Mới

Tổng: 421 cơ sở thờ tự Phật giáo: 417 chùa, 01 Đại Bảo tháp, 03 thiền viện, trong đó: Vĩnh Yên 24; Tam Dương 67; Lập Thạch 54; Sông Lô 31; Vĩnh Tường 82; Yên Lạc 54; Bình Xuyên 45; Phúc Yên 25; Tam Đảo 39.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 120 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)