Tháo bơm dầu

Một phần của tài liệu Môn học THỰC TẬP ĐIỆN LẠNH 1 BÁO CÁO TÊN ĐỀ TÀI MÁY NÉN LẠNH Ở TRONG XƯỞNG NHIỆT (Trang 75)

III. Tháo lắp và bảo dưỡng máy nén carrier 2 cấp:

4. Tháo bơm dầu

Bơm dầu của máy nén được lắp trên ụ trục chính, để tháo bơm dầu ta cần tháo nắp ụ trục chính của máy xuống.

Nắp của ụ trục chính thì được cố định vào thân máy bằng 9 bulong , ta dùng cle tháo các bulong này ra , khi tháo nhớ vặn đối xứng các bulong. Sau khi đã vặn hết 9 bulong này ta sẽ tháo nắp ụ trục chính ra (không được dùng các vật dẹp như tuavit để nạy ụ trục ra tránh làm rách roăng đệm kín), sau đó ta đặt xuống chỗ gọn gàng.

khớp trong, cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: +Nắp che kín bánh răng có rảnh định hướn + Bánh răng chủ động

+ Bánh răng bị động

Ta có nguyên lí hoạt động của nó: Khi trục cơ của máy nén quay làm cho bánh răng chủ động quay thì dầu sẽ được hút và ép từ khoang hút sang khoang đẩy nên nắp che kín có hai rãnh định hướng để dầu bơm theo chiều nào cũng được. Dầu sẽ được bơm vào trục cơ.

Khi tháo lắp nhớ đúng vị trí của bơm dầu để không bị sai vị trí của đường dầu dẫn đến bơm dầu không làm việc được.

Để tiến hành lắp đặt lại ta cần lau chùi sạch sẽ bằng dầu chuyên dụng, và tha thêm lớp dầu bôi trơn. Khi siết bulong cần đảm bảo tuyệt đối kín.

3. Tháo lắp và bảo dưỡng (Nắp máy nén. Nắp cacte, roto, trục cơ,piston và thanh truyền): piston và thanh truyền):

3.1 Tháo nắp máy ở đầu máy nén:

Nắp máy nén nằm bên phía Roto thì được cố định vào thân máy bằng 18 bulong, để tháo nắp máy nén ra ta phải dùng khóa có đầu vòng để vặn các bulong này ra, chú ý khi tháo đối xứng từng bulong, cần cẩn thận tránh làm rách hoặc trầy xước roăng đệm kín.

Sau khi tháo tiến hành lau chùi sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng. Để lắp vào thì ta thực hiện thao tác ngược lại khi tháo.

Kiểm tra lại sau khi tháo ra: Kiểm tra độ kín giữa nắp máy và thân máy, kiểm tra roăng đệm kín.

3.2 Tháo nắp cacte:

Do nắp cacte nằm ở phía dưới máy nén nên muốn mở được nắp ta cần phải lật máy xuống. Cần dùng gỗ đệm để kê máy khi lật , chú ý thao tác

Nắp cacte thì được cố định bằng 14 bulong , ta dùng cờ lê vặn các bulong này ra, chú ý vặn đối xứng với nhau. Khi tháo tránh làm rách hoặc gãy ron đệm kín giữa nắp cacte và thân máy , sau khi tháo xong để nắp cacte xuống vị trí gọn gàng và vệ sinh sạch sẽ bằng dầu trước khi lắp vào. Kiểm tra độ kín của roăng đệm kín xem nó có bị rách hay gãy không rồi mới được lắp vào.

3.3 Tháo roto:

Stato tạp ra từ trường làm quay roto, còn roto thì được cố định vào trục khuỷu của máy nén bằng 1 bulong. Nên khi roto quay thì trục cơ cũng quay theo.

Để tháo roto ta dùng khóa vặn bulong siết roto ra, khi vặn cần cố định trục khuỷu. Và lúc ta vặn được bulong là ta có thể lấy ra được cục roto (khi lấy ra nhớ cẩn thận tránh làm hư hỏng lớp cách điện trên stato).

Nhớ kiểm tra độ rơ, lớp cách điện của roto sau khi tháo ra.

3.4 Tháo trục khuỷu:

Ở máy nén misubishi 2 cấp để tháo trục khuỷu ta cần tháo roto còn muốn tháo Piston thì ta cần tháo trục cơ trước, vì đường kính của xylanh thì nhỏ hơn chiều rộng của tay biên nên không thể đưa tay biên lên phía trên được mà phải chờ tháo thanh truyền ra trước.

piston. Trục khuỷu có rãnh để giảm tải trọng.

Trước khi tháo trục khuỷu ta tiến hành tháo 2 ty trên mỗi thanh truyền để vặn ra. Sau đó ta đẩy 2 ty lên để lấy ốp tay biên ra và để đúng vị trí . Đẩy cả thanh truyền và piston lên phía trên. Rồi ta tháo khóa chốt trục khuỷu và tiến hành lấy trục khuỷu ra 1 cách nhẹ nhàng (dùng tay đỡ và xoay nhẹ) , tránh làm rơi và trầy xước trục cũng như những chi tiết khác (nguy hiểm hơn là rơi trúng chân của người tháo).

Trước khi lắp vào cần lau chùi sạch sẽ và bôi thêm lớp dầu cho trục khuỷu rồi mới được lắp vào.

Nên nhớ kiểm tra độ rơ và đường dầu của trục khuỷu xem có hỏng hóc không. Kiểm tra phin lọc xem có cặn hay hư hỏng không (nếu có thì tiến hành làm sạch hoặc sữa chửa thay thế).

Điện trở sấy dầu: Có tác dụng giữ dầu trong máy nén luôn nóng.

3.5 Tháo piston và thanh truyền: ( Ở xưởng không tháo được piston)

Sau khi đã tháo được trục khuỷu ta sẽ lấy piston ra khỏi thân máy. Khi lấy ra nhớ cẩn thận tránh làm trầy xước piston và xylanh.

Việc này khá là đơn giảnm sau khi tháo ra đặt tại vị trí sạch sẽ và tiến hành tháo rời thanh truyền và piston ra.

ắc ra khỏi piston. Nhớ rõ vị trí để lắp vào cho đúng,

Trước khi lắp vào nhớ lau chùi sạch sẽ và tra dầu chuyên dụng vào piston cũng như thanh truyền.

Ở máy nén mitsubishi 2 cấp gồm có 2 séc măng khí và dầu:

+ Séc măng khí dùng để làm kín khe hở giữa thành xylanh với piston, ngăn chặn khí trong xylanh đi về cacte và đầu hút máy nén.

+ Séc măng dầu dùng để bôi trơn lên bề mặt xylanh và gạt dầu thừa ra khỏi xylanh về cacte.

Lưu ý: Secmang làm bằng gang nên rất dễ gãy, khi tháo nên dùng kìm chuyên dụng và cẩn thận.

3.6 Kính xem dầu,lọc dầu và van an toàn:

Lọc dầu có hình trụ tròn, lưới lọc thường được làm từ giấy thủy tinh. Lọc dầu có tác dụng lọc bỏ bụi bẩn có trong dầu và cả cặn dầu vì vậy nó giúp bảo vệ động cơ tốt, sử dụng lâu dài, hoạt động hiệu quả. Khi động cơ bị bám nhiều bụi có thể gây ra những hiện tượng nhiệt độ đầu

nén tăng lên, hiệu suất làm việc đầu nén giảm.

Chính vì vậy đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy nén.

Khi áp suất hơi trong khoan nén quá cao thì áp suất hơi sẽ đẩu đầu lò xo của van an toàn làm cho van an toàn mở ra và hơi xẽ thoát ra bên ngoài, đảm bảo an toàn cho máy nén.

4. Đường đi của môi chất trong máy nén:

Khi máy nén hoạt động: Hơi môi chất từ thiết bị bay hơi sẽ vào máy nén tầm thấp, ở đây nó sẽ được piston nén cho đến khi thắng được lực lò xo của lá van đẩy thì hơi cao áp này sẽ ra ngoài và đi vào khoang đẩy. Lúc này hơi môi chất được nén ở tầm thấp sẽ ra ngoài theo ống góp tầm thấp hòa với hơi nén phía trên còn lại đồng thời tới van ba ngã để kết hợp với hơi bão hòa khô nhiệt độ thấp được trích từ bình trung gian để hạ nhiệt đẳng áp cho hơi nén tầm thấp thành hơi trung áp rồi vào ống hút tầm cao. Hơi trung áp này sẽ được hút vào khoang hút hay khoang động cơ và bị hút vào ở lỗ hút khoang nén tầm cao, tương tự ở tầm thấp, hơi này sẽ bị nén cho đến khi thắng được lò xo thì môi chất này sẽ được ra ngoài và đến các thiết bị khác.

Ban đầu dầu nằm ở dưới cacte của máy nén sau đó dầu được đưa đến lưới lọc dầu. Ở đây lưới lọc có nhiệm vụ lọc bỏ những cặn bã của dầu, sau khi đi qua lọc dầu,dầu sẽ được đưa đến bơm dầu nhờ nguyên lí ăn khớp trong, dầu từ đây sẽ được bơm qua trục động cơ ở đây dầu sẽ được chia ra 2 đường đi khác nhau

+ Ở đường thứ nhất: Trên trục động cơ có nhiều lỗ nhỏ dầu sẽ theo những lỗ dầu này sẽ bôi trơn cho xi lanh và piston, sau khi bôi trơn thì dầu trở lại cacte.

+ Ở đường thứ hai: Từ trục động cơ dầu sẽ đi đến ổ trục bôi trơn cho ổ trục và theo lỗ hồi dầu về cacte. Một phần dầu từ trục động cơ sẽ đi đến khoang động cơ nhằm bôi trơn cho roto và stato. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ dầu sẽ qua van 1 chiều và về cacte.

IV. Tổng kết:

→ Như vậy công việc tháo lắp máy nén đã hoàn tất và chúng ta đã tìm hiểu rõ ràng. Trong quá trình tháo lắp cần cẩn thận và đúng quy trình. Nhớ rõ vị trí từng chi tiết, kiểm tra chi tiết sau khi đã tháo ra, bão dưỡng chi tiết bằng cách lau chùi sạch sẽ, bôi dầu chuyên dụng vào từng chi tiết trước khi lắp vào.

Cất kĩ dụng cụ sau khi hoàn thành và bàn giao lại cho giáo viên hướng dẫn.

Là máy nén nửa kín, 2 cấp 4 piston tầm thấp và 2 piston tầm cao, có đường ống nối có ngã ba để lấy hơi bão hòa khô từ bình trung gian, chỉ dùng các môi chất như R22, R134a,R401a… và không dùng các môi chất dẫn điện hoặc gây ăn mòn cuộn dây đồng như NH3. Máy không có tổn thất truyền động, khó sửa chữa và không có cơ cấu giảm tải, chỉ giảm tải bằng bộ biến tần. Máy sử dụng bơm dầu là bơm ly tâm.

II. Mục đích – yêu cầu:

1. Mục đích:

Sau khi tìm hiểu bài này học sinh có khả năng :

- Nắm được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy nén - Trình bày được ưu nhược điểm của máy nén

- Cách bảo trì bảo dưỡng máy nén

- Biết được đường đi của dầu và của môi chất trong máy nén - Trình bày được các bộ phận bên trong máy nén

2. Yêu cầu

a. Kỹ thuật:

- Trước khi tháo phải kiểm tra kĩ số lượng ốc và phụ kiện

- Sử dụng đúng các dụng cụ để mở các chi tiết, không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp

- Trước khi lắp lại phải vệ sinh sạch sẽ bằng dầu và bôi trơn các bộ phận chuyển động của máy

- Thao tác thành thạo và nhanh gọn b. Mỹ thuật

- Các bộ phận tháo ra phải được sắp xếp gọn gang, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để đúng theo thứ tự

- Dụng cụ tháo lắp phải được xếp đúng theo thứ tự lớn nhỏ và gọn gàng, ngay ngắn

- Sau khi tháo lắp phải lau chùi các dụng cụ sạch sẽ. c. An toàn

- Khi tháo lắp cần tập trung, tránh đùa giỡn - Tháo lắp nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh

- Những chi tiết nặng thì không được tháo lắp 1 mình

III. Tháo lắp và bảo dưỡng máy nén carrier 2 cấp:

1. Tháo ống hút ở 2 tầm

a. Tháo ống hút ở tầm thấp áp:

Để tháo được nắp trên phần nén áp thấp của máy thì trước tiên ta cần phải bộ góp ống hút hơi thấp áp. Ống hút hơi thấp áp có nhiệm vụ nhận hơi từ giàn bay hơi tới và đưa vào khoan hút. Bộ góp này được cố định vào 2 đầu của nắp máy nén bằng 4 bulong, vặn 4 bulong này ra thì ta có thể tháo được bộ góp ống hút. Chú ý nên vặn đối xứng và dùng tay đỡ bộ ống góp tránh trường hợp làm rớt.

1, đầu hút tầm thấp 2, đầu đẩy tầm thấp 3, đầu lấy tín hiệu áp suất1 2

b. Tháo ống hút tầm cao:

Bộ góp ống hút tầm cao thì được cố định vào 2 đầu của nắp máy nén tầm thấp và đầu của máy nén ( phía roto ), để tháo được thì ta tháo lần lượt 6 bulong ra, chú ý nên tháo đối xứng từng đôi bulong. Bộ góp ống hút tầm cao giúp dẫn hơi trung áp sau khi được nén ở tầm thấp áp đến khoang hút của tầm cao áp. Trên đường ống góp hút tầm cao có lỗ để lấy tín hiệu áp suất và 1 nhánh để lấy hơi từ bình trung gian tới.

4. Đường đẩy hơi môi chất tầm thấp vào ống hút

Sau khi tháo rời các bulong thì ta để bộ ống góp ở nơi sạch sẽ và lau chùi cẩn thận trước khi lắp vào lại.

2. Tháo nắp trên của máy:

Nắp trên của máy nén Carrier thì được chia ra làm 2 là : nắp máy phần nén thấp áp và nắp máy phần nén cao áp. Phần nén thấp áp thì có 2 nắp máy, phần nén cao áp thì có 1 nắp máy. Trên mỗi nắp máy đều có chỗ để lấy tín hiệu áp suất.

Nắp trên của máy nén thì được cố định vào thân máy bằng 8 bulong, để tháo nắp máy nén thì ta dùng cờ lê tháo 8 bulong này ra. Chú ý ron đệm kín giữa nắp máy và thân máy, tránh làm trầy xước hoặc rách, gãy.

Mỗi nắp máy thì được chia làm 2 khoang là khoang hút và khoang đẩy. Ở phần nắp thấp áp thì có 2 lỗ để nối với ống hút và ống đẩy thấp áp, ở nắp cao áp thì chỉ có 1 lỗ để nối với đường ống đẩy cao áp.

3. Tháo cụm van đẩy và hút

Sau khi tháo nắp máy ở cả khoang hút tầm thấp và cao ta tiến hành tháo cụm van đẩy và hút, dùng tay nâng nhẹ đĩa van lên, chú ý không dùng các vật nhọn để nạy hoặc bẩy lên vì sẽ làm hư ron đệm kín. Cần chú ý lắp lại đĩa van cho đúng.

Chú ý nên nhớ đúng vị trí của 2 van đẩy để khi lắp lại được chính xác Lá van hút được đặt ngay trên đỉnh xylanh và được cố định bằng chốt định vị, ta có thể tháo được bằng tay.

Lá van đẩy thì được cố định vào đế van bằng 2 bulong, ta chỉ cần dùng cờ lê là có thể mở được 2 lá van đẩy ra. Trên lá van đẩy có các chốt để cố định giúp cho lá van đẩy không bị cong.

4. Tháo bơm dầu

Bơm dầu của máy nén Carrier được lắp trên nắp ụ trục chính, để tháo bơm dầu ta chỉ cần tháo nắp ụ trục chính xuống. Ụ trục chính được cố định vào thân máy bằng 8 bulong, ta chỉ cần dùng khóa vặn 8 bulong ra là có thể tháo xuống được. Sau khi tháo ra thì để xuống chỗ sạch sẽ.

Sau khi đã tháo được nắp ụ trục chính thì chúng ta sẽ tiếp tục tháo bơm dầu. Bơm dầu được cố định bằng 4 bulong trên nắp ụ trục chính, ta tiến hành tháo ra cẩn thận tránh làm xước mặt gương. Bơm dầu của máy là bơm loại li tâm.

Bơm dầu hoạt động dựa trên cơ chế quay của trục chính, 2 chốt trụ đối xứng nhau sẽ ép chặt vào bọng hút của bơm dầu, thể tích của bọng hút sẽ giảm dần theo chiều quay của trục chính, khi trục quay bọng hút sẽ giảm dần thể tích đồng thời tăng áp suất dầu lên để tạo độ chênh áp dầu dẫn đến tuần hoàn lien tục trong hệ thống.

Dầu trước khi được hút vào bơm dầu thì phải đi qua bộ lọc dầu để lọc cặn dầu rồi mới tới bơm để đưa dầu vào trục khuỷu. Chú ý khi lắp vào thì phải bôi một lớp dầu bôi trơn để đệm kín và khi siết bulong thì nên siết vừa sức để đảm bảo là tuyệt đối kín.

4. Tháo nắp máy nén

Nắp máy nén ( phía roto ) thì được cố định vào thân máy bằng 18 bulong, để tháo nắp máy nén thì ta vặn 18 bulong này ra và nên vặn đối xứng với nhau. Khi tháo nên chú ý ron đệm giữa nắp máy và thân máy tránh để ron bị rách hoặc trầy xước.

Nắp máy nén có tác dụng giữ kín thân máy và được gắn them ống hút hơi trung áp từ đầu nén thấp áp tới. Ở trên nắp máy nén còn được trang bị thêm 1 tấm lọc môi chất được cố định bằng đai ốc.

Sau khi tháo ta nên để nắp ở nơi sạch sẽ, tránh úp mặt bích xuống để không bị dính bẩn.

Nắp cácte được cố định vào thân máy bằng 14 bulong, ta dùng cờ lê vặn các bulong này ra sẽ tháo được nắp cácte, tránh làm rách hay gãy ron đệm kín. Để nắp cácte ở nơi sạch sẽ, dùng dầu lau chùi lại cho sạch trước khi lắp vào

6. Tháo roto:

Một phần của tài liệu Môn học THỰC TẬP ĐIỆN LẠNH 1 BÁO CÁO TÊN ĐỀ TÀI MÁY NÉN LẠNH Ở TRONG XƯỞNG NHIỆT (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)