Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (48) (Trang 46 - 60)

2. Các loại pin ô tô điện

2.9. Kết luận chương 2

- Có rất nhiều loại pin nhưng Vinfast đang sử dụng lại pin Lithium-ion - Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ pin ô tô điện

 Điều kiện khí hậu  Để xe dưới trời nắng  Thói quen sạc

 Phương thức vận hành xe  Chất lượng pin

Chương 3

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRẠM SẠC ĐIỆN XE VINFAST

Từ khóa ô tô điện đang ngày một xuất hiện nhiều hơn trên thị trường và nó đang dần chứng minh những ưu điểm vượt trội của mình với tham vọng thay thế hoàn toàn xe ô tô truyền thống trong tương lai. Mặc dù ô tô điện đang tăng trưởng, nhưng nhiều khách hàng vẫn rất mơ hồ về loại xe này. Danh sách ưu, nhược điểm của xe điện dưới đây có thể rất hữu ích cho các tín đồ mê xe trước khi đưa ra quyết định có nên mua xe điện hay không Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Đầu tiên là về ưu điểm. Điều đầu tiên đó chính là chi phí vận chuyển rẻ. Nếu ô tô truyền thống phụ thuộc nhiều vào sự biến động liên tục của giá xăng dầu thì giá điện lại rất ổn định, và là nguồn năng lượng có thể chủ động tái tạo bởi nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Theo tính toán, trung bình xe điện có thể tiết kiệm khoảng 850 USD khi di chuyển với quãng đường 24.000 km. Nhưng nếu sử dụng hệ thống sạc điện thông minh, số tiền tiết kiệm được còn cao hơn nữa.

Ưu điểm nổi bật thứ hai đó là nạp năng lượng rất dễ dàng. Một ưu điểm khác khi sử dụng xe ô tô điện là khả năng sạc điện tại nhà, hoặc thậm chí là ở khu vực công cộng. Chủ xe có thể sạc điện sau khi đi làm về, hôm sau đã có thể ra khỏi nhà với đầy một bình điện. Một số quốc gia đã xây dựng những trạm sạc điện công cộng rất hiện đại, thời gian sạc không quá 30 phút.

Thứ ba là không gây tiếng ồn động cơ. Động cơ diesel hay động cơ xăng là tác nhân lớn gây ra tình trạng ô nhiễm tiếng ồn – một trong những tác nhân gây hại cho sức khỏe con người. Với tốc độ 104 km/h, trung bình xe ô tô truyền thống phát ra âm thanh khoảng 70 dB. Tuy nhiên, các loại xe điện sẽ yên tĩnh và có âm thanh nhẹ nhàng hơn. Thậm chí, các hãng xe điện phải tạo ra âm thanh giả nhằm giúp người đi bộ dễ dàng nhận biết loại xe này đang di chuyển.

Tuy nhiên xe điện vẫn tồn tại một số hạn chế cơ bản như phạm vi hoạt động hạn chế. Hiện tại, phạm vi hoạt động hạn chế là nhược điểm lớn nhất của xe điện. Ví dụ, Nissan Leaf 2016 chỉ có thể di chuyển trong phạm vi 172km cho mỗi lần sạc điện. Chính vì thế, quan niệm xe điện chỉ có thể di chuyển khoảng 160km làm không ít khách hàng ngao ngán khi con số này không thể đáp ứng nhu cầu di chuyển của họ

Ngoài ra còn do chi phí ban đầu cao. Chủ xe thường phải bỏ ra chi phí ban đầu cho xe điện cao hơn xe có động cơ xăng và động cơ diesel. Tuy nhiên, mức giá xe điện có thể giảm so với xe truyền thống vào năm 2022. Bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng chuyên dụng cho xe điện chưa thực sự hoàn thiện, còn nhiều hạn chế.

CHƯƠNG 4 MÔ PHỎNG MATLAB VÀ CÁC THÔNG SỐ

MÔ PHỎNG MATLAB VÀ CÁC THÔNG SỐ

Matlab

Giới thiệu MATLAB (Matrix Laboratory) là một phần mềm khoa học được thiết kế để cung cấp việc tính toán số và hiển thị đồ họa bằng ngôn ngữ lập trình cấp cao.

MATLAB cung cấp các tính năng tương tác tuyệt vời cho phép người sử dụng thao tác dữ liệu linh hoạt dưới dạng mảng ma trận để tính toán và quan sát. Các dữ liệu vào của MATLAB có thể được nhập từ "Command line" hoặc từ "mfiles", trong đó tập lệnh được cho trước bởi MATLAB. MATLAB cung cấp cho người dùng các toolbox tiêu chuẩn tùy chọn. Người dùng cũng có thể tạo ra các hộp công cụ riêng của mình gồm các "mfiles" được viết cho các ứng dụng cụ thể. Chúng ta có thể sử dụng các tập tin trợ giúp của MATLAB cho các chức năng và các lệnh liên quan với các toolbox có sẵn (dùng lệnh help).

3.1 Trên thanh công cụ kích chọn Simulink.

3.3 Khối constant (Khối hằng số) dùng để tạo hằng số không phụ thuộc vào thời gian.

3.4 Khối đọc dòng điện có tải. Điều kiện để đọc nguồn điện dương và âm cấp vào tải đầu còn lại dùng để đọc dữ liệu.

3.5 Khối đọc điện áp. Dòng điện đi qua khối sẽ được đọc giá trị điện áp tức thời.

3.6 Khối Display hiển thị các giá trị trong khoảng thời gian T. Đảm bảo tín hiệu hiển thị không trễ trong lúc chạy simulink.

3.7 Gain khối dùng để khuếch đại tín hiệu đầu vào.

Ví dụ về khối gain

3.9 Khối Mux phân tán nhiều tín hiệu đầu vào một tín hiệu đầu ra.

3.10 Khối SUM dùng để cộng hoặc trừ tín hiệu đầu vào.

3.11 Khối Scope vẽ ra đồ thị của bản vẽ trên trục thời gian mô phỏng.

Đây là khối giới hạn (Khống chế) đầu ra output theo giới hạn dưới trên. Nếu tín hiệu nhỏ hơn giá trị dưới thì tín hiệu ra sẽ bằng giá trị giới hạn dưới. Nếu tín hiệu lớn hơn giá trị trên thì tín hiệu ra sẽ bằng giá trị giới hạn trên. Nếu giá trị nằm trong khoảng giá trị trên dưới thì vẫn lấy nguyên giá trị đó.

Nguyên lí hoạt động của mạch chuyển đổi nguồn sạc pin lithium

3.12 Nguồn điện đầu vào sử dụng điện áp chuẩn 220V AC với tần số 50Hz.

3.13 Hình ảnh điện áp xoay chiều

3.14 Hình ảnh điện áp được chỉnh lưu

Mạch ổn áp chuyển đổi nguồn điện một chiều một cách ổn định. Nắn phẳng nguồn điện 1 chiều hơn so với lúc ban đầu.

3.15 Hình ảnh điện áp được ổn áp

Mô phỏng Matlab mạch điện chỉnh lưu

3.16 Hình ảnh mạch mô phỏng matlap mạch chỉnh lưu

Nguồn điện đầu vào 220V AC, nguồn điện out một chiều ở mức điện áp 48,59V DC. Tuy nhiên nguồn điện lúc này chỉ ở mức điện áp DC chưa ổn định, bị dao động lên xuống theo thời gian.

3.17 Hình ảnh sóng nguồn điện được chỉnh lưu

Bộ điều khiển PID

3.18 Hình ảnh về bộ PID

PID là sự kết hợp của 3 bộ điều khiển: tỉ lệ, tích phân, vi phân có khả năng điều chỉnh sai số thấp nhất có thể, tăng tốc độ đáp ứng, giảm vọt lố, hạn chế sự dao động.

Bộ điều khiển PID hay chỉ đơn giản là PID là một kĩ thuật điều khiển quá trình tham gia vào các hành động xử lí về “tỉ lệ, tích phân, vi phân”. Nghĩa là các tín hiệu sai số xảy ra sẽ được làm giảm đến mức tối thiểu nhất bởi ảnh hưởng của các tác động tỉ lệ, ảnh hưởng của tác động tỉ lệ, ảnh hưởng của tác động tích phân và được làm rõ bởi một tốc độ đạt được với tác động vi phân số liệu trước đó.

Điều khiển PID là một bộ điều khiển hồi tiếp vòng lặp kín được sử dụng rộng rãi trong điện tử, ô tô, …

Một cách đơn giản nhất để hiểu về PID như sau:

 P: là phương pháp điều chỉnh tỉ lệ, giúp tạo ra tín hiệu điều chỉnh tỉ lệ với sai lệch đầu vào theo thời gian lấy mẫu.

 I: là tích phân của sai lệch theo thời gian lấy mẫu. Điều khiển tích phân là phương pháp điều chỉnh để tạo ra các tín hiệu điều chỉnh sao cho độ sai lệch giảm về 0. Từ đó cho ta biết tổng sai số tức thời theo thời gian hay sai số tích lũy trong quá khứ. Khi thời gian càng nhỏ thể hiện tác động điều chỉnh tích phân càng mạnh, tương ứng với độ lệch càng nhỏ.

 D: là vi phân của sai lệch. Điều khiển vi phân tạo ra tín hiệu điều chỉnh sao cho tỉ lệ với tốc độ thay đổi sai lệch đầu vào. Thời gian càng lớn thì phạm vi điều chỉnh vi phân càng mạnh, tương ứng với bộ điều chỉnh đáp ứng với thay đổi đầu vào càng nhanh.

Mô phỏng mạch sạc pin lithium qua matlab

3.20 Hình ảnh mô phỏng mạch chỉnh lưu

Điện áp qua mạch ổn áp cuối cùng qua bộ PID đã được cân chỉnh phù hợp. Giảm thiểu quá áp, tụt kháp khi mạch mới được bật lên lần đầu tiên. Diot tụ lọc lọc lại một lần nữa nguồn điện out ra từ bộ PID.

3.21 Hình ảnh điện áp đã qua bộ PID

3.22 Pin Lithium

3.23 Hình ảnh điện áp sạc cho pin lithitum

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (48) (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w