- Cần tạo điều kiện để các chi nhánh đước chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh theo định hướng nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm phù hợp với quy mô và đặc điểm chi nhánh, có cơ chế tổ chức, cơ chế điều hành vốn hoặc hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư… nhằm phát huy vai trò của cơ sở.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: các NHTM cần luôn luôn đổi mới và đa dạng hóa hình thức huy động vốn, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ thích hợp với mọi đối tượng khách hàng. Mở các đợt vận động để các tổ chức kinh tế và dân cư mở tài khoản cá nhân ở ngân hàng, phát hành séc thanh toán và thẻ thanh toán, tạo thói quen mới tiến bộ, hạn chế sử dụng tiền mặt.
- Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, vì lãi suất luôn là một nhân tố tác động mạnh đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần nghiên cứu diễn biến của tình hình lãi suất trên thị trường để từ đó đưa ra mức lãi suất hợp lý đối với từng loại hình sản phẩm, dịch vụ, tạo sự tin tưởng và hấp dẫn người gửi không chỉ ở sự ổn định mà còn ở tính đa dạng trong p hương thức
trả lãi, vừa đảm bảo lợi ích người gửi, vừa khuyến khích mọi người gửi t iền với kỳ hạn dài hơn, nhưng không đơn giản là tăng lãi suất. Thêm vào đó, ngân hàng cũng cần có hình thức tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu để đưa thông tin đến với khách hàng, để họ biết tới hoạt động của ngân hàng và để họ thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng, về lãi suất, về các chính sách ưu đãi của các hình thức huy động vốn của ngân hàng.
- Có chiến lược dài hạn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên, nhất là cán bộ lãnh đạo ở các huyện, phòng giao dịch ở các cụm dân cư cho tương xứng với nhiệm vụ được giao, để sớm hội nhập với các ngân hàng trong khu vực. Cần mạnh dạn giao việc cho cán bộ trẻ có năng lực và trình độ, có phẩm chất tốt để rèn luyện và thử thách. Vì vậy, các ngân hàng cần phải hết hết sức quan tâm đến vấn đề cán bộ trong chiến lược kinh doanh của mình.