500m lại được tích luỹ giống như trên, v.v

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 1 phần 2 ppt (Trang 26 - 27)

* Cho nên, có thể trình bày kết luận nói trên theo một cách hơi khác: trong xã hội tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của sản xuất (và do đó, của "thị trường"), có thể được thực hiện hoặc giả bằng cách tăng thêm các vật phẩm tiêu dùng, hoặc giả  và nhất là  nhờ vào tiến bộ kỹ thuật, nghĩa là nhờ vào tình hình máy móc chèn lấn lao động chân tay, vì sự biến đổi của tỷ số giữa v với c chính là biểu hiện sự giảm sút vai trò của lao động chân tay.

sản phẩm nào có thể biến thành thu nhập, tức là biến thành tư liệu tiêu dùng, mà sự khác nhau là ở chỗ:

a) Xã hội tư bản chủ nghĩa dùng cái phần lớn hơn [Nota bene1)] trong thời giờ lao động hàng năm của nó để sản xuất ra tư liệu sản xuất (ergo1) tư bản bất biến), là những thứ không thể trở thành thu nhập dưới hình thức tiền công cũng như dưới hình thức giá trị thặng dư được, mà chỉ có thể giữ chức năng là tư bản thôi" ("Das Kapital", II Bd., Seite 4363)

). IV

Bây giờ, thử hỏi: lý luận trình bày ở trên thật ra có quan hệ gì với "cái vấn đề trứ danh là vấn đề thị trường" không? Bởi vì lý luận đó xuất phát từ giả thiết là "phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thống trị khắp nơi và tuyệt đối", mà "vấn đề" thì lại chính là ở chỗ xét xem ở Nga, chủ nghĩa tư bản "có thể" phát triển đầy đủ được không. Thật ra thì lý luận đó có chấn chỉnh lại quan niệm thông thường của người ta về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhưng rõ ràng là làm sáng tỏ con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản nói chung thì cũng vẫn hoàn toàn chưa phải đã giải quyết được chút nào cái vấn đề là chủ nghĩa tư bản ở Nga "có thể" (và tất yếu phải) phát triển.

Song thuyết trình viên không phải chỉ trình bày lý luận của Mác về tiến trình của tổng sản xuất xã hội, được tổ chức theo phương thức tư bản chủ nghĩa mà thôi đâu. Thuyết trình viên còn chỉ rõ sự cần thiết phải phân biệt "hai nhân tố khác nhau về căn bản trong sự tích luỹ tư bản: 1) sự phát triển về bề rộng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi nó bao trùm các lĩnh vực lao động đã có sẵn, chèn lấn kinh tế tự nhiên và tự mở rộng ra bằng cách chèn

1) ― Chú ý 2) ― tức là 2) ― tức là

lấn kinh tế tự nhiên; và 2) sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa về bề sâu  nếu có thể nói được như vậy  khi sự mở rộng của nó diễn ra không phụ thuộc vào kinh tế tự nhiên, nghĩa là mở rộng ra trong điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thống trị ở khắp nơi và tuyệt đối". Tạm thời chúng ta chưa phê phán cách phân chia đó, mà chỉ xét ngay xem tác giả hiểu như thế nào sự phát triển về bề rộng của chủ nghĩa tư bản: bằng cách làm sáng tỏ quá trình đó, quá trình kinh tế tư bản chủ nghĩa thay thế kinh tế tự nhiên, chúng ta tất sẽ thấy rõ chủ nghĩa tư bản Nga "sẽ bao trùm toàn quốc" như thế nào.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 1 phần 2 ppt (Trang 26 - 27)