Cách chữa mớ

Một phần của tài liệu Đông Y Châm Cứu - KẾT HỢP ĐÔNG - TÂY Y CHẨN ĐOÁN pptx (Trang 43 - 71)

Liệu pháp gây phông = Dùng mao cấn bó ở ngoài, ở mặt trước cẳng tay gần cổ tay (Giữa Đại lăng và Nội quan) làm cho nổi phồng lên. Có tác dụng làm lui vàng da

Bài thứ mười hai

Chóng mặt (Huyên vận)

Huyễn là hoa mắt, vận là đầu xoay, nó là chứng của cao huyết áp, xơ cứng động mạch,

thiếu máu, rối loạn thần kinh chức năng, bệnh tai trong và u não. Nguyên nhân khởi bệnh

là thể chất không khoẻ, sau khi bị bệnh nặng, lo nghĩ uất giận và ăn uống không nhiều

cay béo. Biểu hiện bệnh lý có hai mặt hư và thực. Hư chứng là tâm tỳ khí huyết bất túc

hoặc can thận âm tinh hao tổn không đủ nuôi dưỡng não. Thực chứng là phong dương thượng nhiễu hoặc đàm trọc vướng ở trung, thanh dương không thể thăng gây ra

Điểm chú ý để kiểm tra

1. Hỏ rõ tiền sử, có hay không có hiện tượng say tầu say xe, tình hình phát bệnh và ghi lại

tiền sử bệnh. Kiểm tra bệnh ở tai, phát hiện có động mắt (Nysstagmus) hoặc bệnh huyết

áp, xét nghiệm để phân biệt nguyên nhân choáng váng

2. Đầu xoay, đó là cảm giác tự người bệnh thấy bị xoay mà không do ngoại vật gây nên,

thường do cao huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn thần kinh chức năng gây ra thiếu

máu

3. Chóng mặt thành cơn, người bệnh cảm thấy xoay chuyển, kèm theo có quặn đau nôn

mửa, động mắt (Nysstagmus), thường là bệnh cơ quan tiền đình ngoại biên (mê nhĩ) hoặc

tiền đình trung ương

Cách chữa

A. Bằng châm cứu

Gia giảm = Phong dương thượng cang, gia Thái dương (nặn máu), Thái xung

Khí huyết bất túc, gia cứu Bách hội, cứu Khí hải Đàm trọc trở trung, gia Trung quản, Phong long, Tỳ du

Nhĩ châm = Bì chất hạ, Chẩm, Thần môn, Thận, Ngạch. Mỗi lần chọn dùng 2 - 3 huyệt

B. Biện chứng thí trị

Biện chứng phải chia ra tiêu, bản, hư, thực, Bản, hư thuộc can thận âm tinh hao tổn thì

dưỡng âm tinh. Thuộc tâm tỳ khí huyết bất túc, thì bổ ích khí huyết. Tiêu, thực thuộc phong dương thượng cang thì dẹp phong dìm dương. Thuộc đàm trọc trở trung, thì hoá

đàn hoà trung

Nếu hư thực lẫn lộn, thì chữa cả hai

(1) Khí huyết bất túc, - Đầu xoay mắt hoa. Đột nhiên khi đang ngồi mà đứng dậy thì thấy

hoa mắt xoay đầu; nằm ngang, đầu thấp thì giảm bớt. Tai ù, tim hồi hộp, mất ngủ, sắc

mặt trắng hoặc vàng nhợt, đoản hơi, ra mồ hôi, chân tay mệt mỏi, không có sức, rêu lưỡi

mỏng, chất lưỡi nhạt, mạch nhỏ yếu

Cách chữa = - Bổ ích khí huyết

Đảng sâm 3 đồng cân Bạch thược 3 đồng cân

Xuyên khung 1 đồng cân Thục địa 5 đồng cân

Thục táo nhân 3 đồng cân Dạ giao đằng 5 đồng cân hoặc

dùng Bá tử nhân 3 đồng cân

Gia giảm = ăn ít, ỉa lỏng, bỏ Thục đại, gia sao Bạch truật - 3 đồng cân, Sa nhân sác - 1

đồng cân

Phụ nữ băng huyết, lậu huyết mất máu dẫn đến choáng váng, bỏ Xuyên khung, gia Chích

(2) Can thận hao tổn, choáng váng có nguyên nhân ở não, buổi chiều và đêm nặng thêm, làm mệt hay suy nghĩ bệnh tăng, tinh thần mệt mỏi, sức nhớ giảm, lưng đau buốt, gối

mỏi, di tinh, ù tai, ngũ tâm phiền nhiệt, ngủ không yên, gầy mòn, rêu lưỡi ít hoặc chất lưỡi hồng, mạch huyền, tế (nhỏ và căng)

Cách chữa = Tư dưỡng can thận

Bài thuốc = Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm =

Địa hoàng - 4 đồng cân Chế ô Đầu - 4 đồng cân

Thủ nhục - 3 đồng cân hoặc dùng

Ngũ vị tử - 1 đồng cân

Hoài sơn

dược

- 4 đồng cân Phục linh - 3 đồng cân

Câu kỷ tử - 4 đồng cân Cúc hoa -2 đồng cân Đồng tật lê - 3 đồng cân

Gia giảm = Đầu xoay mà đau, tai ù, hư dương thượng cang, liệu chung gia Mẫu lệ, Tư

thạch - mỗi thứ đều 1 lạng, Quy bản - 5 đồng cân

(3) Phong dương thượng cang - Đầu xoay như ngồi tầu xe, tai ù, đầu chướng đau hoặc đau co giật, tính tình hấp tấp, thường do buồn giận mà choáng váng, đầu đau tăng, nóng

bứt rứt, mặt đỏ, ngủ nhiều mộng mị, chân tay tê dại, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi

hồng, mạch huyền, sác (căng mà nhanh) Cách chữa = Dẹp phong dìm dương

Bài thuốc = Thiên mà câu đằng ấm gia giảm =

Tiên ma - 1,5 đồng cân Bạch tật lê - 3 đồng cân Câu đằng - 4 đồng cân Hoàng cầm - 3 đồng cân

Hạ khô thảo - 4 đồng cân Khổ định trà - 2 đồng cân

Mẫu lệ - 1 lạng Chân châu mẫu - 1 lạng

Gia giảm = Mặt đỏ, nóng bứt rứt, gia Long đảm thảo - 1 đồng cân hoặc Hắc sơn chi - 3

đồng cân

Choáng váng nhiều, gia Sinh thạch quyết minh - 1 lạng

Kèm có hiện tượng âm hư, gia các vị thuốc tư dưỡng can thận

(4) Đàm trọc trở trung. Choáng váng từng cơn, đầu nặng như không biết gì, nhìn thấy đồ

vật xung quanh xoay tròn, động làm là xoay tăng dữ dội, quặn bụng, nôn mửa đờm dãi, ngực buồn bã, bụng trên tức, ăn ít, thích nằm, rêu lưỡi trắng nhẫy, mạch huyền, hoặt

Cách chữa = Hoá đàm hoà trung

Bài thuốc = Bán hạ Thiên ma Bạch truật thang gia giảm

Bán hạ - 3 đồng cân Bạch truật - 3 đồng cân

Trần bì - 1,5 đồng

cân

Phục linh - 4 đồng cân

Trạch tả - 3 đồng cân Thiên ma - 1 đồng cân

Bạch tật lê - 3 đồng cân

Gia giảm = Đầu chướng đau, tâm bứt rứt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, gia Hoàng liên - 8 phân, Chỉ thực - 2 đồng cân, Trúc nhự - 3 đồng cân

Nôn mửa dữ dội, gia Đại giả thạch - 6 đồng cân

C. Bài thuốc một vài vị lẻ

Thiên mà - 3 đồng cân, Xuyên khung - 7 đồng cân, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân.

Ngày uống hai, ba lần, uống với nước chè trong. Trị choáng váng đau đầu

Hoa hướng dương (hướng nhật quỳ) một bông thêm đường phèn lượng thích hợp, sắc với nước uống. Trị hư tính choáng váng

Rễ cây Tiểu kế tươi 1 lạng, sắc với nước, uống lúc đói, chữa can dương choáng váng

Tang thậm tử (quả dâu) - 5 đồng cân, Đậu đen to hạt - 4 đồng cân, sắc với nước uống.

Chữa can thận bất túc mà choáng váng do tai trong

Hồ đào nhục - 3 quả, Tiên Hà đế -(núm sen tươi) 1 chiếc, giã nát, sắc với nước uống,

chữa hư tính choáng váng

Bài thứ mười ba Đau đầu

Triệu chứng đau đầu trên lâm sàng, có thể do bệnh của vùng đầu như bệnh sọ não, bệnh

của ngũ quan, hoặc bệnh lây cấp tính, bệnh tim mạch, bệnh tinh thần, thần kinh gây ra. Y

học phương Đông cho rằng do ngoại cảm lục dâm xâm phạm vào não, do tình cảm biến động làm can dương thiên cang, hoặc khí huyết, âm tinh bất túc, không thể lân để dưỡng

não, chấn thương sọ não, hoặc huyết ứ đình trệ... đều có thể sinh ra đau đầu

Trọng điểm của thiên này là lấy đau đầu trong tạp bệnh của nội thương làm chủ. Nếu như

viêm nhiễm cấp tính hoặc bệnh ở ngũ quan mà kèm đau đầu, ta phải chẩn đoán và điều trị đúng, bệnh hết thì chứng đau đầu tự hết

Điểm chủ yếu để kiểm tra

1. Vùng đau trên đầu - đau trước trán thường do bệnh ở mắt, mũi, họng, thiếu máu hoặc

sốt cao. Đau một bên đầu thường do bệnh tai, thiên đầu thống. Đỉnh đầu đau thường do

thần kinh chức năng. Vùng gáy đau thường gặp cao huyết áp và khối u não. Đau toàn đầu

hoặc nơi đau không nhất định, thường thấy do sang chấn tinh thần, xơ hoá động mạch

não, thần kinh suy nhược hoặc viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương

2. Thời gian đau, buổi chiều hoặc tối đêm đau dữ dội, thường là do bệnh ở mắt, sáng sớm đến gần trưa đau dữ dội thường là do viêm xoang mũi. Đau liên tục không dứt, thường là khối u não. Nếu vùng sọ có tiên sử chấn thương, cần nghĩ đến chứng chấn động não. Có

lúc đau lúc dừng thường là thiên đầu thống

3. Chú ý đến đau đầu và chứng trạng kèm theo, thiên đầu thống thường kèm theo có quặn

Bệnh viêm nhiễm sẽ có sốt, nếu kèm nôn mửa, phải nghĩ đến ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương

4. Phải đo thân nhiệt (kẹp sốt), đo huyết áp, kiểm tra kỹ các giác quan mắt, tai, mĩ họng, để chẩn đoán đúng

Cách chữa

A. Bằng châm cứu

Thể châm = đau phía trước trán = tán trúc thấu Ngư yêu, Hợp cốc, Nội đình

Đau ở hai bên cạnh = Thái dương, Ngoại quan, Hiệp khê

Đau ở đỉnh đầu = Bách hội, Hành gian

Đau ở sau não = Phong trì, Kinh cốt, Ngoại quan

Nhĩ châm = Bì chất hạ, Thần môn, vùng tương ứng (gáy, trán, thái dương, đỉnh đầu)

B. Biện chứng thí trị

Biện chứng phải theo thời gian đau dài hay ngắn, diễn biến nhanh hay châm, để phân ra hư hay thực, thực chứng thì phát bệnh nhanh, mạnh mẽ, mức đau kịch liệt, liên tục không

ngừng, thường là phong hàn, hoả, nhiệt tà nhiễu lên, hoặc đàm trọc, kinh lạc bị ứ trệ, trị

thì phải khử tà làm chủ. Hư chứng thì bệnh kéo dài, mức đau rất chậm, đau đi đau lại, lúc nhẹ lúc nặng, thường là âm hư dương cang, hoặc khí huyết bất túc, không thể lên để dưỡng não, trị thì bổ ích, ngoài ra, phải căn cứ vào vùng đau và quan hệ kinh lạc mà phối

hợp với thuốc dẫn kinh

(1) Thực chứng

a. Phong hàn đau đầu - vùng đầu đau co kéo, hoặc có cảm giác như đội mũ chật, nơi đau

không nhất định, hoặc thấy đau một bên đầu, gặp gió lạnh thì dễ phát, ấm có thể giảm

nhẹ, mạnh huyền, rêu lưỡi trắng trơn

Cách chữa - khử phong tán hàn

Bài thuốc = xuyên khung trà điều tán gia giảm

cân cân Khương hoạt - 1,5 đồng cân Phòng phong - 2 đồng cân Bạc hà - 1,5 đồng cân Tế tân - 6 phân Lục trà (chè xanh) 1 đồng cân

Gia giảm = lạnh đau kịch liệt, gia chế Thảo ô, chế Xuyên ô, mỗi thứ 1,5 đồng cân, Chích Cương tàm 3 đồng cân

b. Phong hoả đau đầu - đầu trán chướng đau như rách, khi kịch liệt thì động mạnh nổi lên,

đau theo nhịp mạch đập, bị nhiệt thì càng nặng thêm, mắt đỏ, bứt rứt, miệng khát, rêu

lưỡi vàng, mạch nhanh

Cách chữa - Thanh tán phong hoả

Bài thuốc =

Tang diệp - 3 đồng cân Cúc hoa -3 đồng cân

Bạch tật lê - 5 đồng cân Câu đằng - 5 đồng cân

Hoàng cầm - 3 đồng cân Sơn chi - 3 đồng cân

Mạn kinh tử - 3 đồng cân

Gia giảm = Đau dữ dội, gia Bạch chỉ - 2 đồng cân, Thạch cao - 1 lạng

Bứt rứt, dễ cáu, miệng đắng, rêu lưỡi vàn trơn, gia Long đảm thảo - 1 đồng cân

Táo bón, gia chế Đại hoàng - 2 đồng cân

Ngoài ra, nếu đau đầu dai dẳng, đau đi đau lại không khỏi, do đàm ứ trở ở kinh lạc, phải

phối hợp với bài thuốc hoá đàm hoặc hành ứ. Nếu đầu choáng đau nặng, nôn mửa ra đờm

đồng cân, Chế Nam tinh - 1,5 đồng cân, Chích Cương tàm - 3 đồng cân, Chích Toàn yết -

1,5 đồng cân, Pháp Bán hạ - 3 đồng cân. Nếu đau như dùi đâm, cố định không dời, chất lưỡi có màu tím, có thể gia vị thuốc hoạt huyết thông lạc như Đào nhân - 3 đồng cân,

Hồng hoa - 1,5 đồng cân, Trạch lan 1,5 đồng cân, Bào sơn giáp - 3 đồng cân. Khi thật cần

có thể gia xạ hương 5 ly, chia làm hai lần nuốt uống (2) Hư chứng

a. Âm hư dương cang, - Vùng đầu choáng váng đau đớn, khi nhẹ khi nặng, tức giận thì

đau tăng, mắt hoa, nhìn mọi vật mờ đi, tai ù, thường đau ở đỉnh đầu hoặc di động bất định, miệng khô, chất lưỡi hồng, mạch huyền, tế

Cách chữa: tư dưỡng can thận, dìm dương dẹp phong

Bài thuốc = Kỷ Cúc địa hoàng gia giảm, =

Sinh địa - 4 đồng cân Chích Đầu ô - 4 đồng cân

Câu Kỷ tử - 3 đồng cân Cúc hoa - 3 đồng cân

Bạch tật lê - 3 đồng cân Bạch thược - 3 đồng cân

Chân châu mẫu - 1 lạng Mẫu lệ - 4 đồng cân

Gia giảm = Can phong thiên cang, vùng đầu kéo đau, mắt hoa, tai ù, bỏ Chân châu mẫu,

gia Thạch quyết minh 1 lạng, Câu đằng 5 đồng cân

Hư hoả thiên vượng, bứt rứt, gò má đỏ, miệng đắng, gia Hoàng bá - 1,5 đồng cân, Tri

mẫu - 2 đồng cân, Đan bì - 2 đồng cân

b. Khí huyết bất túc, - cả vùng đầu đau miên man, làm mệt thì đau dữ hơn, ý thức u ám,

hai mắt khô rít, sắc mặt vàng yếu, khoảng hốt, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch nhỏ

Cách chữa - ích khí dưỡng huyết

Bài thuốc =

Đảng sâm - 3 đồng cân Bạch thược - 3 đồng cân

Xuyên khung - 1 đồng cân Hoàng kỳ - 3 đồng cân

Gia giảm = Đầu tối mắt hoa, gia Chích đầu ô - 4 đồng cân, Câu kỷ tử - 3 đồng cân

C. Bài thuốc một vài vị lẻ

Xuyên khung, Bạch chỉ - mỗi thứ 3 đồng cân, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, ngày uống 3 lần, hoặc thổi vào mũi, trị đầu phong đau đớn

Thương nhĩ tử - 3 đồng cân (hoặc Thương nhĩ thảo 5 đồng cân), sắc uống, chữa viêm xoang mũi, viêm mũi dẫn đến đau đầu

Toàn yết, Ngô công, hai vị bằng nhau, nghiền nhỏ, mỗi lần uống từ 5 đến 8 phân, một

ngày 2 lần, Trị đau đầu lâu dài không khỏi

Sinh xuyên, Thảo ô, Thục xuyên, mỗi thứ đều 1 đồng cân, Xuyên khung - 1,5 đồng cân,

Bạch chỉ - 3 đồng cân, Chích Cương tàm - 3 đồng cân, Cam thảo - 1 đồng cân, bỏ chung

vào nghiền nhỏ, chia làm 9 gói, mỗi lần uống 1 gói, một ngày 3 lần, uống với nước chè, trị hàn chứng đầu đau dữ dội

Nhũ hương, Tỳ ma tử nhân, hai vị bằng nhau, giã nhỏ, làm thành bánh, dán vào chỗ huyệt Thái dương, trị chứng góc đầu đau đớn

Hạ khô thảo - 1 lạng, sắc uống, trị can dương thượng cang, và bệnh cao huyết áo gây ra đau đầu

Bài thứ mười bốn Đau ngực

Đau ngực là một trong những chứng thường thấy trên lâm sàng, Vùng ngực có hai tạng

tâm và phế nằm gọn trong thượng tiêu, do đó chứng này có thể thấy ở lồng ngực và nội

tạng trong ngực bao gồm rất nhiều bệnh ở hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và thực quản, như đau

thần kinh liên sườn, gãy xương sườn, viêm phổi, viêm mạc lồng ngực, tim nhói đau, viêm màng ngoài tim, u thực quản. tuỳ nguyên nhân sinh bệnh mà có những đặc điểm biện

chứng thí trị khác nhau, nhưng từ đau ngực, quy nạp về bệnh lý, chúng ta thấy khí trệ,

Điểm chủ yếu để kiểm tra

1. Hỏi nguyên nhân gây đau ngực (có tiền sử chấn thương, hoặc bị nhiễm lạnh), nơi đau (như cạnh bên ngực, hoặc vùng xương ức, hoặc ven theo khe sườn), hoàn cảnh đau (khi

thở hít, ho, sờ ấn, hoặc khi ăn vào thì đau), tính chất đau (đau như kim châm, hoặc đau như dao cắt, đau liên tục âm ỉ hay đau chói như bị kìm kẹp), hướng đau lan (vùng vai,

vùng lưng trên) cùng với chứng trạng kèm theo như (ho, thở gấp, hoặc quặn bụng, nôn

mửa), từ đó chẩn đoán được những nguyên nhân khác nhau của đau ngực

2. Kiểm tra vùng ngực, vùng lưng có tổn thương hay không, bắp thịt hay xương sườn có điểm đau không, có bầm tím hoặc có tiếng xương gãy bị chà xát, tim phổi có triệu chứng

bất thường khi khám hay không ? Khi có điều kiện, thì chiếu điện lồng ngực, kiểm tra

Một phần của tài liệu Đông Y Châm Cứu - KẾT HỢP ĐÔNG - TÂY Y CHẨN ĐOÁN pptx (Trang 43 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)