B. NỘI DUNG
2.4.5. Sự mệt mỏi trong lao động
2.4.5.1. Khái niệm mệt mỏi
Mệt mỏi là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm tới, đặc biệt là các nhà sinh lý học lao động và tâm lý học lao động. Bởi vì sự mệt mỏi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tâm trạng, khả năng làm việc của người lao động, làm năng suất lao động giảm sút và dễ để xảy ra sự cố, tai nạn lao động.
Mệt mỏi là trạng thái tâm lý của người lao động xuất hiện khi có thể bị cạn chất dinh dưỡng, hay thần kinh bị kích thích gây nên những cảm giác mệt nhọc, khó chịu, khi cá nhân phải thực hiện một công việc nào đó kéo dài với cường độ lớn mà không có sự nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến kém năng suất, chất lượng lao động.
Mệt mỏi là hiện tượng rối loạn trong tổ chức hoạt động, kết quả của sự cố gắng làm việc quá sức dẫn tới sự thay đổi chức năng trên mọi bình diện của cơ thể: sinh lý, sinh hóa, tâm lý...
Mệt mỏi được biểu hiện ở suy giảm khả năng làm việc, dẫn đến giảm năng suất lao động: ở những biến đổi về sinh lý (trong hoạt động của cơ bắp, của các giác quan, cũng như hoạt động của thần kinh trung ương) và sự biến đổi về sinh hóa (sự trao đổi chất, tuần hoàn máu, nhu cầu về muối, nước, oxy...); cũng như những biến đổi về tâm lý (không tập trung chú ý, hay mắc lỗi, tư duy không sáng tạo, ý chí giảm sút...). Trong một vài trường hợp, người lao động do quá say mê, yêu thích công việc mà họ có thể “lãng quên” sự xuất hiện mệt mỏi, tuy nhiên thực chất thì họ đã thấm mệt.
Mệt mỏi chính là phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể để nhằm ngăn ngừa sự phá huỷ cơ thể. Lao động không được tổ chức hợp lý, lao động liên tục không có ngày nghỉ, giờ nghỉ sẽ dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng. Nếu quá mệt thì cơ thể sẽ suy sụp, hệ thần kinh bị phá vỡ, tổn thương, cho nên mệt mỏi là hiện tượng khách quan, con người có làm việc thì có mệt mỏi.
Theo quan điểm của nhiều tác giả, cần phân biệt hai khái niệm “mệt mỏi” và “mệt nhọc”. Mệt mỏi là khái niệm trong sinh lý học, để chỉ sự biến đổi các chức năng sinh lý, sinh hóa trong cơ thể của người lao động, do sự tiêu tốn năng lượng trong quá trình thực hiện hoạt động lao động gây nên. Còn “mệt nhọc” là khái niệm trong tâm lý học, để chỉ sự thể nghiệm chủ của quan người lao động khi có sự mệt mỏi xuất hiện. Hai khái niệm này có liên quan tới nhau, nhưng không đồng nhất với nhau: Có trường hợp mệt mỏi nhiều mà mệt nhọc ít, hoặc có trường hợp mệt mỏi ít nhưng mệt nhọc lại nhiều. Song bao giờ mệt nhọc cũng là dấu hiệu của sự mệt mỏi.
Trong tâm lý học, người ta còn phân chia ba loại mệt mỏi khác nhau:
Mệt mỏi chân tay (cơ bắp): Là sự mệt mỏi do các loại lao động chân tay gây ra. Mệt mỏi trí óc (mệt óc): Là sự mệt mỏi do các loại lao động trí óc tạo nên.
Mệt mỏi cảm xúc: là sự mệt mỏi do các loại lao động có chứa đựng các mâu thuẫn, tình huống căng thẳng quá ngưỡng hay do sự chờ đợi thụ động gây ra.
Sự phân chia trên đẩy chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế lao động - sản xuất, sự mệt mỏi của người lao động thường có dạng tổ hợp của ba loại trên, vì chúng có liên quan tới nhau và thúc đẩy lẫn nhau.
2.4.5.2. Nguyên nhân gây mệt mỏi sớm
Tại hội nghị quốc tế năm 1976 về vấn đề mệt mỏi, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau: Có người cho rằng do người lao động có thái độ thờ ơ, chán nản, không thích lao động; có người lại cho rằng do ốm yếu, cơ thể suy sụp; có người thì cho rằng do mâu thuẫn, bất đồng, sự va chạm xảy ra trong lao động, do áp lực công việc; lại có người cho rằng nhịp sống đô thị gia tăng, người lao động mất nhiều thời gian đi mua sắm, tính toán cho bữa ăn cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi... Như vậy có thể liệt kê ra vô số nguyên nhân gây mệt mỏi, nhưng theo các nhà tâm lý học, có ba nhóm nhân tố gây ra mệt mỏi trong lao động sau đây:
- Nhân tố cơ bản: Là nhân tố trực tiếp gây ra sự mệt mỏi, đó là sự tổ chức lao động không hợp lý, trước hết là lao động liên tục không có giờ nghỉ giải lao, sau là phân công lao động không hợp lý, lao động quá sức, áp lực về thời gian...
- Nhân tố bố sung: Là nhân tố mà bản thân nó trong điều kiện nhất định cũng có thể trực tiếp gây ra sự mệt mỏi như: bất tiện trong giao thông khi đi làm, làm thêm quá nhiều công việc nhà, ham mê thể thao, văn nghệ...
- Nhân tố thúc đẩy: Là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự mệt mỏi nhanh chóng xảy ra như mất ngủ, sử dụng rượu, bia, các chất kích thích khi đang làm việc, ăn uống thiếu chất...
2.4.5.3. Biện pháp ngăn ngừa mệt mỏi sớm trong lao động
Mệt mỏi là hiện tượng khách quan không thể tránh khỏi khi thực hiện quá trình lao động. Vấn đề là ở chỗ phải làm như thế nào để cho sự mệt mỏi không xảy ra sớm trong khi thực hiện hoạt động lao động. Nếu phát hiện đúng nguyên nhân, ta có thể tìm biện pháp để khắc phục phù hợp. Ngoài ra việc phát hiện sớm và đánh giá đúng sự mệt mỏi sẽ giúp cho việc khắc phục nhanh chóng, hiệu quả và không để lại tác dụng phụ. Nhiều nhà khoa học cho rằng mệt mỏi cần được nghiên cứu theo một quan điểm toàn diện, hệ thống, nhằm vào con người, máy móc, sản phẩm, môi trường vật lý và xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu hiện tượng mệt mỏi cần có sự phối hợp giữa các nhà nghiên cứu sinh lý học, tâm lý học, kỹ sư.
Việc nghiên cứu sự mệt mỏi được tiến hành bằng những phương pháp khác nhau, để phát hiện ra những biến đổi trong các chỉ số sinh học, như đo tuần hoàn và hô hấp, điện
tim, điện não, kết quả thị lực, các phép đo phản ứng thị giác và thính giác, xác định khối lượng chú ý, khả năng ghi nhớ tư duy, các chỉ số, số đo về số lượng và chất lượng sản phẩm, cũng như chỉ số cá nhân và xã hội được đánh giá thông qua sự chuẩn bị nghề nghiệp, lứa tuổi, năng lực, điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội, quan hệ cá nhân của người lao động.
Khi đề cập tới biện pháp ngăn ngừa mệt mỏi sớm, người ta cho rằng cần quán triệt phương châm: Cố gắng làm giảm ảnh hưởng có hại của nhân tố cơ bản, tránh nhân tố bổ sung và thúc đẩy. Có một số biện pháp cơ bản sau đây:
- Hợp lý hóa bản thân quá trình lao động, xem đây là biện pháp chính để ngăn ngừa mệt mỏi sớm. Do đó phải tổ chức quá trình lao động một cách hợp lý và khoa học, đảm bảo xen kẽ giữa lao động và nghỉ ngơi phù hợp. Trong trường hợp tăng ca, tăng giờ phải chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, tuy nhiên cũng không được lạm dụng, bởi sức người cũng có giới hạn nhất định.
- Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học, đảm bảo giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ trưa, cũng như chế độ dinh dưỡng khi làm công việc nặng và vào ca đêm. - Tạo không khí tâm lý vui vẻ, đoàn kết, tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nơi làm việc. Nếu làm việc ở môi trường nắng gắt sẽ nhanh chóng mệt mỏi, cần bổ sung nước uống và muối cũng như khoáng chất cần thiết. Mùa lạnh, sự tiêu hao năng lượng của cơ thể sẽ lớn hơn, do vậy cần mặc ấm, ăn uống nóng, bổ sung chất béo, chất đạm để tăng cường calo cho cơ thể.
- Lưu ý tới các đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc biệt có sự quan tâm tới lao động nữ, các phụ nữ thời kỳ mang thai, nuôi con bú, lao động có sử dụng trẻ em, người cao tuổi và những lao động có sức khỏe yếu để có thể sắp xếp công việc và thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TRẠNG THÁI TÂM LÝ TIÊU CỰC NÃY SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG GIÁO DỤC ATEC
3.1. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ TIÊU CỰC
3.1.1 Nguyên nhân dẫn đến sự đãng trí trong chú ý
Sự đãng trí có thể xảy ra trong lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau song nguyên nhân cơ bản nhất là: thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, không có hứng thú làm việc, trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, đau ốm. Đăng trí là một thuộc tính tiêu cực của chú ý. Để khắc phục sự đăng trí cần phân tích kỹ các nguyên nhân gây ra.
Các thuộc tính của chú ý có tính chất quyết định nhiều đến kết quả hoạt động thậm chí nó trở thành chỉ tiêu tâm lý để tuyển chọn người lao động, đặc biệt trong một số dạng hoạt động như điều khiển máy móc, thiết bị, phi công, cảnh sát giao thông, bộ đội phòng không, không quân...
3.1.2 Nguyên nhân dẫn đến căng thảng trong lao động
Thông thường, người ta chia ra làm 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng quá ngưỡng trong lao động:
- Nhóm nguyên nhân sinh lí: Do lao động thể lực quá sức, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo (nồng độ bụi cao, làm việc trong hầm lò, công việc của người thợ lặn
phải chịu áp lực của nước, công việc của người lái tàu, lái xe, lái tàu thủy… dễ bị say xe, say xăng, say sóng...).
- Nhóm nguyên nhân tâm lí: Chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng, gây áp lực cho các quá trình tâm lí, như:
+ Căng thẳng trí óc xuất hiện khi phải thực hiện công việc phức tạp, hệ trọng, đòi hỏi trách nhiệm cao, chỉ cần sơ suất một chút cũng có thể bị kỉ luật hoặc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
+ Căng thẳng trong lĩnh vực cảm giác, trí giác: Các tín hiệu không rõ ràng, nhiều thông tin nhiễu, tiếng ồn lớn không phân biệt được âm thanh quan trọng, màu sắc, ánh sáng mờ ảo khó phát hiện ra đối tượng, khó tìm kiếm mục tiêu;
+ Căng thẳng chú ý: Do phải di chuyển chú ý quá nhanh từ đối tượng này sang đối tượng khác, công việc yêu cầu phải tập trung chú ý cao độ.
+ Căng thẳng cảm xúc: điều kiện lao động chứa đựng nhiều yếu tố mâu thuẫn, không khí lao động bí quan, chán nản, công việc kém hứng thú, công việc có nguy cơ rủi ro cao, do mâu thuẫn động cơ;
+ Căng thẳng do công việc đơn điệu, buồn tẻ, hậu quả của sự mệt mỏi;
+ Căng thẳng do hoạt động trong điều kiện hạn chế giao tiếp, làm việc một mình (trong một kíp bay, trên tàu vũ trụ, trong buồng máy...);
3.1.3. Nguyên nhân gây đơn điệu
Trạng thái đơn điệu có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân cơ bản là do quá trình lao động bị chia nhỏ, vượt quá giới hạn như đã xem xét ở phần trên. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân bổ sung khác.
- Do đặc điểm của quá trình lao động: Việc phải thực hiện một loại thao tác ngắn hạn, đều đều, mức độ thường xuyên, liên tục phải thực hiện loại công việc đó, những thao tác không được tự do chuyển động, hoặc gò bó theo một trình tự rập khuôn (có sẵn). - Do đặc điểm của môi trường lao động: ánh sáng yếu ớt, mờ ảo, màu sắc đơn điệu kém hấp dẫn, tiếng ồn, sự rung động đều đều, địa điểm làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo
lánh, thiếu vắng con người, hoặc làm việc trong những không gian hạn chế (trong buồng máy, kíp bay trong tàu vũ trụ...).
- Do đặc điểm xã hội của tập thể lao động: Các yếu tố như ý thức trách nhiệm không cao đối với công việc, làm việc do bị ép buộc, công việc không phù hợp với khả năng, cũng như mối quan hệ con người với con người xa cách, tẻ nhạt, không có sự chia sẻ, không khí làm việc căng thẳng, thiếu lời ca tiếng hát, thiếu hoạt động vui chơi, giải trí cũng là những yếu tố thúc đẩy sự đơn điệu đối với lao động nhanh chóng xảy ra. - Do đặc điểm tâm lý cá nhân: Sự đơn điệu còn là sự thể nghiệm chủ quan của người lao động, do vậy những phẩm chất tâm lý cá nhân có ảnh hưởng nhất định tới mức độ và thời gian xuất hiện của sự đơn điệu. Người lao động có trình độ tay nghề cao, có xu hướng hướng ngoại, tính năng động, linh hoạt, khó chịu đựng sự đơn điệu hơn người lao động có tay nghề lao động thấp, người hướng nội và có khí chất điều tĩnh.
- Các yếu tố khác: Việc sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây nghiện như thuốc ngủ, thuốc phiện... cũng có thể đẩy nhanh sự xuất hiện trạng thái đơn điệu.
3.1.3. Nguyên nhân gây mệt mỏi sớm
Tại hội nghị quốc tế năm 1976 về vấn đề mệt mỏi, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau: Có người cho rằng do người lao động có thái độ thờ ơ, chán nản, không thích lao động; có người lại cho rằng do ốm yếu, cơ thể suy sụp; có người thì cho rằng do mâu thuẫn, bất đồng, sự va chạm xảy ra trong lao động, do áp lực công việc; lại có người cho rằng nhịp sống đô thị gia tăng, người lao động mất nhiều thời gian đi mua sắm, tính toán cho bữa ăn cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi... Như vậy có thể liệt kê ra vô số nguyên nhân gây mệt mỏi, nhưng theo các nhà tâm lý học, có ba nhóm nhân tố gây ra mệt mỏi trong lao động sau đây:
- Nhân tố cơ bản: Là nhân tố trực tiếp gây ra sự mệt mỏi, đó là sự tổ chức lao động không hợp lý, trước hết là lao động liên tục không có giờ nghỉ giải lao, sau là phân công lao động không hợp lý, lao động quá sức, áp lực về thời gian...
- Nhân tố bố sung: Là nhân tố mà bản thân nó trong điều kiện nhất định cũng có thể trực tiếp gây ra sự mệt mỏi như: bất tiện trong giao thông khi đi làm, làm thêm quá nhiều công việc nhà, ham mê thể thao, văn nghệ...
- Nhân tố thúc đẩy: Là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự mệt mỏi nhanh chóng xảy ra như mất ngủ, sử dụng rượu, bia, các chất kích thích khi đang làm việc, ăn uống thiếu chất...
3.2. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH
3.2.1. Các biện pháp khắc phục sự căng thẳng quá ngưỡng trong lao động
Mức độ, tính chất căng thẳng tâm lí phụ thuộc rất nhiều vào những phẩm chất tâm lí cá nhân của người lao động, vào ý thức và thái độ tích cực cũng như trách nhiệm của người lao động. Do vậy, đối với những loại công việc có những yếu tố nguy hiểm, có những yếu tố bất lợi, nguy cơ rủi ro cao cần có sự tuyển chọn trước về mặt tâm lí để phân công công việc cho phù hợp như: Công việc của người lái máy bay, người lái tàu xe, nhà du hành vũ trụ, công việc của những nhà thám hiểm...
Cần làm tốt công tác chuẩn bị về tinh thần, tư tưởng, giáo dục thái độ đúng đắn, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao. Khi người lao động ý thức sâu sắc về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với tập thể, đối với xã hội sẽ giúp người lao động khắc phục được những trở ngại trong lao động.