b) Các nhóm nghiên cứu trên thế giới đang tập trung vào lĩnh vực này
2.3.2. So sánh mô hình với thực nghiệm
Để chứng minh tính đúng đắn của mô hình vừa được phát triển, luận án đã so sánh mô hình lý với kết quả thực nghiệm của V. Kumaresan và cộng sự [100], và Teng và cộng sự [101]. Trong thí nghiệm của nhóm Kumaresan, đường kính trung bình của ống nanô cácbon là 40 nm, bán kính trung bình của CNTs là rCNT = 20 nm. Tỷ lệ thể tích của ethylene glycol và nước trong hỗn hợp chất lỏng là ε1 = 0,3 và ε2
= 0,7. Theo như Bohne và cộng sự [87], độ dẫn nhiệt của ethylene glycol và nước ở
40oC được ước tính là k1 = 0,25 W/mK và k2 = 0,63 W/mK.
Trong thí nghiệm của nhóm Teng, ảnh TEM của MWCNTs cho thấy rằng MWCTNs có đường kính 5 tới 30 nm. Do đó, đường kính trung bình của MWCNTs là 17,5 nm và bán kính trung bình của CNTs là rCNT = 8,75 nm. Độ dẫn nhiệt của ethylene glycol và nước trong hỗn hợp hỗn hợp chất lỏng ở 80oC được ước tính là k1 = 0,25 W/mK và k2 = 0,66 W/mK.
Liu và cộng sự [102] đo đạc độ dẫn nhiệt hiệu dụng của SWCNTs và MWCNTs bằng phương pháp dịch chuyển phổ Raman không-tương-tác, lần lượt là 2.400 W/mK và 1.400 W/mK. Do đó, độ dẫn nhiệt hiệu dụng của CNTs được chọn là kCNT = 1.400 W/mK cho tính toán này. Theo như Thang và cộng sự [97], bán kính của phân tử ethylene glycol và phân tử nước là r1 = 0,12 nm và r2 = 0,1 nm.
Hình 2.5 cho thấy rằng mô hình dự đoán chính xác dữ liệu thực nghiệm của Kumaresan. Tuy nhiên, các kết quả tính toán chỉ phù hợp với thí nghiệm Tun-Ping Teng ở 0.4% của tỷ lệ thể tích CNTs và không có sự tương quan giữa các kết quả
tính toán và dữ liệu thực nghiệm ở các tỷ lệ khối lượng nhỏhơn. Điều này có thể bị
gây ra bởi các lỗi trong việc đo đạc độ dẫn nhiệt hiệu dụng của chất lỏng nanô ở tỷ
lệ thể tích CNTs thấp: Độ dẫn nhiệt hiệu dụng của chất lỏng nanô tăng mạnh từ 0% lên 38% khi tỷ lệ thể tích CNTs tăng từ 0 lên 0,1%. Trong khi đó, độ dẫn nhiệt hiệu dụng của chất lỏng nanô tăng ở một tốc độ chậm hơn, từ 38% tới 46%, khi tỷ lệ thể
tích CNTs tăng từ 0,1% lên 0,4%. Kết quả này không phù hợp với các quy luật bình
Hình 2.5. Sự so sánh giữa kết quả của phương pháp được đề xuất và dữ liệu thực nghiệm của Kumaresan và Teng