Các biện pháp khắc phục sự căng thẳng quá ngưỡng trong lao

Một phần của tài liệu CÁC TRẠNG THÁI tâm lý nảy SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH tại VIỆN NGHIÊN cứu và ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIÁO dục ATEC (Trang 33 - 34)

B. NỘI DUNG

3.2.1. Các biện pháp khắc phục sự căng thẳng quá ngưỡng trong lao

Mức độ, tính chất căng thẳng tâm lí phụ thuộc rất nhiều vào những phẩm chất tâm lí cá nhân của người lao động, vào ý thức và thái độ tích cực cũng như trách nhiệm của người lao động. Do vậy, đối với những loại công việc có những yếu tố nguy hiểm, có những yếu tố bất lợi, nguy cơ rủi ro cao cần có sự tuyển chọn trước về mặt tâm lí để phân công công việc cho phù hợp như: Công việc của người lái máy bay, người lái tàu xe, nhà du hành vũ trụ, công việc của những nhà thám hiểm...

Cần làm tốt công tác chuẩn bị về tinh thần, tư tưởng, giáo dục thái độ đúng đắn, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao. Khi người lao động ý thức sâu sắc về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với tập thể, đối với xã hội sẽ giúp người lao động khắc phục được những trở ngại trong lao động.

Khi sự cố, tai nạn xảy ra, khi gặp những tình huống bất thường nếu người lao động thiếu thông tin, thiếu kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp càng lúng túng không biết xử lí tình huống gặp phải và như vậy họ càng lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn. Do vậy, cần học tập nâng cao trình độ, tay nghề chuyên môn, đặc biệt là sự luyện tập trong điều kiện hoàn cảnh quen thuộc và cả hoàn cảnh mới để giúp người lao động có thêm kinh nghiệm và họ sẽ không bất ngờ khi gặp sự cố (ví dụ: Diễn tập cứu người bị nạn khi có cháy lớn, tập cứu nạn khi tàu gặp bão...).

Nguyên nhân gây căng thẳng quá ngưỡng có thể thuộc vào yếu tố điều kiện môi trường lao động, do vậy việc cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường làm việc, khắc phục những yếu tố bởi lợi như tiếng ổn, độ bụi, chất độc hại, sự ô nhiễm nguồn nước… cũng là một trong những biện pháp hạn chế bớt sự căng thẳng không đáng có trong lao động.

Nếu mọi vấn đề về công tác tổ chức, sắp xếp trật tự, nề nếp trong lao động mà đảm bảo được sự rõ ràng, rành mạch, đầy đủ, tất cả mọi thứ được sắp xếp khoa học, chu đáo,

33

từng người lao động biết mình phải làm gì và làm vào lúc nào, trong hoàn cảnh nào thì trạng thái tiêu biểu của người lao động sẽ là tinh thần hăng say, nhiệt tình công tác, năng lực làm việc cao, có lòng tin vững chắc. Còn nếu công tác tổ chức kém, thiếu quy chế chặt chẽ, công việc chồng chéo, làm việc không có giờ nghỉ, không có sự giải trí... sẽ dễ gây tâm trạng bực bội, không thoả mãn, sự thiếu tin tưởng vào người lãnh đạo, sẽ làm nảy sinh sự không hài lòng với người lãnh đạo, với tập thể và với chính công việc của mình.

Luyện tập, củng cố sức khỏe cho người lao động cũng là biện pháp góp phần hạ thấp sự căng thẳng tâm lý. Người lao động có sức khỏe tốt, được rèn luyện thể lực ở mức độ cần thiết, họ sẽ có sức làm việc dẻo dai, bền bỉ. Căng thẳng tâm lý có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh tật, đặc biệt khi người lao động cảm thấy sức khỏe giảm sút mà không rõ nguyên nhân hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo, khi ấy thường xuất hiện những cảm xúc lo lắng thái quá, sự khủng hoảng tinh thần do vậy cần quan tâm tới việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, sớm phát hiện bệnh để có biện pháp khắc phục kịp thời, nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho người lao động

Xây dựng không khí làm việc vui tươi, có sự quan hệ chặt chẽ, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, nâng cao hứng thú nghề nghiệp, khơi gợi tình yêu, lòng tự hào nghề nghiệp... Chăm lo đến đời sống tinh thần, bộ mặt văn hóa của lao động cũng là biện pháp làm giảm căng thẳng tâm lý trong lao động.

Một phần của tài liệu CÁC TRẠNG THÁI tâm lý nảy SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH tại VIỆN NGHIÊN cứu và ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIÁO dục ATEC (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w