Vận dụng các chiến lược xúc tiến trong bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu Trịnh Lê Minh Anh bản in đang sửa (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT

3.2.4. Vận dụng các chiến lược xúc tiến trong bối cảnh hiện nay

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid cần linh hoạt các giải pháp xúc tiến đầu tư tư có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức kết nối nhà đầu tư tổ chức hiệu quả các cuộc họp và làm việc trực tuyến đồng thời nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ nhằm khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh là điều kiện cho các doanh nghiệp đã đầu tư duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thời kỳ Covid, cũng như nhiều địa phương trong cả nước, việc phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của tỉnh đã và đang gặp khơng ít khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Song với nỗ lực “biến nguy thành cơ”, các cơ quan chức năng của tỉnh đã có những sáng tạo, đổi mới trong cơng tác, quản lý điều hành, phấn đấu hồn thành "mục tiêu kép", vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế…

Điều chỉnh các phương án xúc tiến đầu tư để thích ứng với tình hình thực tế, trong đó, tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình xử lý, thời gian thực hiện thủ tục hành chính, đảm bảo cơng khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh, xây dựng thương hiệu, lưu thơng hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm được chú trọng, quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo đột phá thu hút đầu tư vào tỉnh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Trong đó, các tỉnh chú trọng các dự án lớn, tạo giá trị gia tăng, nguồn thu ngân sách…, tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Tăng cường đôn đốc tiến độ triển khai và kiên quyết xử lý các dự án vi phạm tiến độ đầu tư. Điều chỉnh quy định trình tự, thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn nhằm rút ngắn thời gian các thủ tục đầu tư.

Ngoài tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hongkong (Trung Quốc), các tỉnh cũng đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ, châu Âu và các doanh nghiệp đến từ các quốc gia có thể hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, tận dụng lợi thế vị trí chiến lược của địa phương về cảng biển, cảng hàng khơng, nguồn lao động chi phí thấp.

Cùng với đó, phương thức xúc tiến đầu tư cũng cần thay đổi: Thay vì tổ chức xúc tiến đầu tư trực tiếp như trước kia, thì nay nên chuyển sang xúc tiến đầu tư trực tuyến, đặc biệt là vào thị trường, dự án trọng điểm. Trong điều kiện đi lại khó khăn giữa các quốc gia do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì việc xúc tiến đầu tư trực tuyến đang được xem như một “cứu cánh” trong cơng tác này. Ngồi việc hạn chế những nguy cơ lây lan dịch bệnh, các hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến cịn tiết kiệm chi phí, phù hợp với sự phát triển của cơng nghệ thông tin…

Xây dựng và vận hành phần mềm quản lý dự án, giúp nhà đầu tư theo dõi tiến độ dự án, là kênh kết nối nhà đầu tư với chính quyền. Thơng qua phần mềm, nhà đầu tư có thể phản ánh những vướng mắc với chính quyền để cùng tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ dự án.

Ngoài ra, trang web của cơ quan xúc tiến đầu tư cũng thường xuyên cập nhật các nội dung mới nhất về đầu tư, pháp lý làm cơng cụ để nhà đầu tư có thể nghiên cứu, tìm hiểu. Cùng với đó là đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thông qua kênh đại diện xúc tiến đầu tư của tỉnh tại Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore để quảng bá cơ hội, môi trường đầu tư đến các nhà đầu tư nước ngoài.

KẾT LUẬN

Nguồn vốn đầu tư nước ngồi đóng một vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu vốn nước ngoài cần được quan tâm và xây dựng chiến lược cụ thể, hiệu quả. Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng và các nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh rằng: kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phats triển lâu dài, bình đẳng với các nền kinh tế khác. Vì vậy, những hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn nước ngoài sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ mang tính chiến lược, lâu dài, là yếu tố quyết định sự phát triển của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Trịnh Lê Minh Anh bản in đang sửa (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w