– Nguồn gốc : Vải được dệt từ sợi thu được từ lông cừu và một số loài động vật khác, như dê, lạc đà. Người ta sản xuất len bằng dụng cụ quay các sợi lông cừu lại với nhau hay bện lại thành một liên kết sợi. Chất lượng của len được xác định bởi đường kính sợi, quá trình uốn, năng suất, màu sắc, và độ bền trong đó đường kính sợi là chất lượng quan trọng nhất để xác định đặc tính và giá cả.
– Ưu điểm: Giữ nhiệt tốt do đó thường được may đồ giữ ấm, được yêu thích ở các nước ôn đới. Vải nhẹ, xốp, có độ bền cao. Ít nhăn, ít co giãn, ít hút nước. – Nhược điểm: Kém bền với kiềm, dễ bị vi khuẩn, nấm mốc phá huỷ.
– Cách nhận biết: Cảm giác thô ráp khi cầm nắm, mặt vải có xù lông cứng, khi kéo đứt sợi có độ kéo dãn lớn. Vải cháy yếu, có mùi khét như tóc cháy ( xơ protid). Tro tàn đen, xốp, dễ vỡ. Len bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hơn bông và một số sợi tổng hợp.
– Ứng dụng: Dùng để may quần áo mặc ngoài về mùa đông như áo khoác, áo dạ, áo măng tô, làm chăn, khăn quang cổ, mũ len, găng tay, tất. Cung cấp nguyên liệu để dệt, đan, chế tạo các loại áo len là mặt hàng áo giữ ấm thông dụng trên thế giới, nhất là những nước có khí hậu lạnh.
– Bảo quản: Giặt bằng xà phòng trung tính tránh ngâm lâu, các loại hàng len cao cấp thường phải giặt khô, là hơi vì nếu giặt bình thường sẽ bị biến dạng, giảm chất lượng và vẻ đẹp của sản phẩm. Tránh giặt bằng nước nóng.Nên phơi ở nơi râm mát, thoáng gió. Cất giữ cẩn thận để tránh bị gián, nhậy cắn.