BÀI TẬP CHƯƠNG

Một phần của tài liệu 2020 - Chuyên đề 2 - Phân bổ chi phí sử dụng nguồn lực cho các bộ phận (Trang 26 - 33)

XIV. TÓM TẮT CHƯƠNG

BÀI TẬP CHƯƠNG

Trước khi sử dụng dịch vụ của bộ phận bảo trì, bộ phận Delta đã mua dịch vụ bảo trì từ nhà cung cấp bên ngoài với chi phí 15.000 USD/tháng. Tuy nhiên, do hội đồng quản trị công ty nhận thấy bộ phận bảo trì của công ty vẫn còn năng lực phục vụ cho toàn bộ nhu cầu sửa chữa bảo trì máy móc của toàn công ty. Hội đồng quản trị đã yêu cầu bộ phận bảo trì với chi phí bảo trì dự toán phát sinh thêm chỉ là 10.000 USD phải cung cấp toàn bộ dịch vụ bảo trì cho các bộ phận, trong đó có thêm Delta. Sau khi thảo luận, bộ phận bảo trì đồng ý với chi phí phát sinh thêm chỉ là 10.000 USD, se cung cấp dịch vụ cho Delta và bộ phận Delta đã đồng ý mua dịch vụ nội bộ.

Sau khi nhận được phiếu tính chi phí dịch vụ dịch vụ từ bộ phận bảo trì, số tiền cho một tháng lên đến hơn 18.000 USD, Thompson yêu cầu nhận được lời giải thích. Ông Johnson, trưởng bộ phận bảo trì đã cung cấp 2 bảng sau:

Bảng 1: Chi phí bảo trì phân bổ trước khi Delta mua dịch vụ (tháng 9/2008)

Bộ phận Số giờ bảo trì Tỷ lệ Chi phí phân bổ (USD)

Able 600 50% 60.000

Baker 400 33% 40.000

Carter 200 17% 20.000

Tổng cộng 1.200 100% 120.000

Bảng 2: Chi phí bảo trì phân bổ sau khi Delta mua dịch vụ (tháng 10/2008)

Bộ phận Số giờ bảo trì Tỷ lệ Chi phí phân bổ (USD)

Able 600 42,9% 55.700

Baker 400 28,6% 37.100

Carter 200 14,3% 18.600

Delta 200 14,3% 18.600

Tổng cộng 1.400 100% 130.000

Johnson nói rằng: “Trước đây chi phí bảo trì là 120.000 USD/tháng, bộ phận bảo trì đã thực hiện tốt kế hoạch chi phí và chi phí phát sinh chỉ tăng thêm 10.000 USD và chỉ lên 130.000 USD/tháng, chúng tôi phải tính tiền cho các bộ phận nhận dịch vụ dựa trên chi phí phát sinh tại bộ phận bảo trì và chúng tôi đã phân bổ chi phí cho các bộ phận này một cách công bằng, bộ phận nào sử dụng nhiều giờ bảo trì tất nhiên sẽ phải chịu chi phí nhiều hơn”.

Yêu cầu:

1. Nhận xét về những phương pháp phân bổ chi phí mà Johnson sử dụng để tính chi phí bảo trì cho các bộ phận khác. Tại sao phương pháp này đã làm tăng chi phí bảo trì của Delta tăng từ 15.000 USD đến 18.600 USD một tháng.

2. Đề xuất phương pháp phân bổ chi phí khác để phân bổ chi phí phục vụ một cách hợp lý hơn nhằm tạo động cơ tốt cho các bộ phận.sử dụng dịch vụ bảo trì.

Bài 2: (Trích tài liệu của Kaplan và Atkinson, 1998)

Công ty Arlington Acoustics sản xuất và kinh doanh sản phẩm loa, dàn âm ly. Các bộ phận hoạt động trong công ty bao gồm: bộ phận giao hàng (GH), bộ phận lắp ráp (LR), và bộ phận chế tạo (CT). Những bộ phận phục vụ bao gồm: bộ phận vận hành máy tính (MT), bộ phận làm lạnh và điều hòa không khí (LL), và bộ phận động lực (ĐL).

Công ty hoạt động như là một trung tâm lợi nhuận, và các bộ phận phục vụ là những trung tâm chi phí. Định kỳ, chi phí phát sinh tại các bộ phận phục vụ sẽ được phân bổ cho các bộ phận hoạt động. Công ty hiện đang thực hiện chính sách phân bổ định phí dự toán trên cơ sở mức độ sử dụng dự kiến và phân bổ biến phí trên cơ sở mức độ sử dụng thực tế.

Bảng phân bổ chi phí phục vụ thực tế trong tuần qua như sau (đơn vị tính: đơn vị mức độ hoạt động):

MT LL ĐL GH LR CT Tổng cộng

MT 500 1.000 2.000 2.000 2.500 2.000 10.000 LL 3.000 2.000 4.000 5.000 3.000 3.000 20.000

ĐL 750 750 250 750 1.000 1.500 5.000

Mức độ phục vụ được căn cứ vào kế hoạch sử dụng dịch vụ của các bộ phận hoạt động. Chi phí trong tuần qua phát sinh theo từng bộ phận phục vụ như sau (đơn vị tính: USD):

Biến phí Định phí

LL 60.000 100.000

ĐL 40.000 80.000

Yêu cầu:

1. Phân bổ biến phí và định phí bộ phận phục vụ theo phương pháp phân bổ lẫn nhau. 2. Tính biến phí cho một đơn vị mức độ hoạt động cung cấp bởi bộ phận máy tính. 3. Giả sử ½ định phí tại bộ phận động lực có thể tránh được nếu bộ phận động lực

ngừng hoạt động:

a. Có bao nhiêu đơn vị mức độ hoạt động (liên quan đến bộ phận động lực) cần được mua ngoài?

b. Giá mua tối đa mà công ty có thể chấp nhận để mua động lực từ bên ngoài là bao nhiêu?

Bài 3: (Trích tài liệu của Kaplan và Atkinson, 1998)

“Bộ phận của chúng tôi đã bị tính chi phí từ bộ phận in quá nhiều trong tháng vừa rồi”, Bud Perles, trưởng bộ phận quảng cáo của công ty Greene phát biểu, “Thậm chí mức độ sử dụng dịch vụ in ấn của bộ phận tôi đã giảm trong tháng nhưng không hiều tại sao số tiền mà bộ phận tôi phải trả lại cứ tăng lên. Chất lượng các trang in ở bộ phận in theo tôi là khá cao, nhưng nếu tính tiền cao và cứ tăng lên mãi như thế này, bộ phận tôi buộc phải thuê một công ty in khác ở bên ngoài”.

Bộ phận in của công ty Greene cung cấp dịch vụ in ấn cho nhiều bộ phận trong công ty. Chi phí hoạt động theo dự toán của bộ phận in ở mức công suất bình thường (800 giờ) cũng như chi phí hoạt động thực tế trong tháng 9 (với mức độ hoạt động là 700 giờ) như sau (đvt: USD):

Khoản mục chi phí

Theo dự toán (800 giờ)

Số tiền Biến phí (F) hay định phí (V) Chi phí thực tế tháng 9

Lao động trực tiếp 10.000 V 9.000

Quản lý sản xuất 2.000 F 2.000

Lao động gián tiếp khác 3.000 V 2.800

Công cụ dụng cụ 11.000 V 10.500

Khấu hao tài sản cố định 6.000 F 6.200

Tổng cộng 36.000 35.000 Khấu hao tài sản cố định được trích mỗi tháng theo một tỷ lệ phần trăm cố định tính trên nguyên giá của tài sản cố định sử dụng trong bộ phận in. Tiền thuê văn phòng của bộ phận in được phân bổ từ tổng chi phí thuê văn phòng của công ty, tiêu thức phân bổ là diện tích sử dụng của các bộ phận.

Chi phí của bộ phận in được tính cho các bộ phận sử dụng dịch vụ in bằng chi phí bình quân thực tế của một giờ in nhân với số lượng giờ in mà các bộ phận khác sử dụng.

Bộ phận quảng cáo của công ty Greene là bộ phận sử dụng nhiều dịch vụ in nhất. Bình thường bộ phận này sử dụng 100 giờ in mỗi tháng nhưng trong tháng 9, bộ phận này chỉ có sử dụng 95 giờ in. Khi Bud Perles, trưởng bộ phận quảng cáo, nhận được hóa đơn của bộ phận in chuyển sang, ông ta đã phàn nàn về việc tính phí dịch vụ của bộ phận in là không hợp lý.

Yêu cầu:

1. Tính chi phí định mức bình quân để tính tiền cho bộ phận quảng cáo ở mức công suất bình thường của bộ phận in (800 giờ in). Tính số tiền mà bộ phận quảng cáo phải chịu nếu bộ phận này sử dụng 95 giờ in (giả sử tổng nhu cầu in ấn của tất cả các bộ phận trong công ty là không đổi ở mức dự toán 800 giờ).

2. Tính chi phí phân bổ thực tế mà bộ phận in phân bổ cho bộ phận quảng cáo. 3. Phân tích sự biến động về chi phí in ấn mà bộ phận quảng cáo dự kiến trả ở mức

hoạt động bình thường là 100 giờ với chi phí in ấn mà bộ phận này phải trả thực tế ở mức 95 giờ như đầu bài. Chỉ ra ai là người phải chịu trách nhiệm cho biến động này.

4. Nhận xét về những thay đổi mà anh (chị) sẽ kiến nghị trong vấn đề phân bổ chi phí in ấn đến các bộ phận sử dụng.

5. Alice Deming, trưởng bộ phận in, phản hồi lại ý kiến của Perles: “Chúng tôi đã cố gắng làm tốt những gì chúng tôi có thể làm, tuy nhiên chúng tôi gặp khó khăn khi số giờ làm việc của chúng tôi bị giảm trong vài năm gần đây. Trong khi đó, chúng tôi phải mua sắp nhiều trang thiết bị in ấn đắt tiền và hiện đại để đáp ứng nhu cầu của bộ phận quảng cáo. Bộ phận quảng cáo đã sử dụng những máy móc này rất nhiều trong khi các bộ phận khác sử dụng khá ít. Vì thế, chúng tôi phải tính tiền cho bộ phận quảng cáo nhiều hơn”. Tình huống này là như thế nào? Cần phải có những thay đổi gì trong cách tính giá dịch vụ của bộ phận in?

Bài 4: (Trích tài liệu của Kaplan và Atkinson, 1998)

Belmont Hill là công ty thương mại chuyên kinh doanh sản phẩm tiêu dùng. Công ty có tổ chức bộ máy phân tán, được chia thành ba bộ phận hoạt động ứng với từng ngành hàng: dầu gội đầu, mỹ phẩm, bột giặt.

Trong ba năm qua, công ty đã mua một kho hàng rất lớn và hiện đại. Việc mua tài sản là nằm trong dự án của công ty khi không có một bộ phận nào có quy mô vượt trội để tận dụng lợi thế kinh tế của quy mô có được từ việc sử dụng kho. Vào thời điểm mua tài sản, cả ba bộ phận đồng ý chia sẻ chi phí khấu hao kho hàng dựa trên mức độ sử dụng.

Ba năm qua đã chứng kiến sự đổi thay lớn ở các bộ phận. Về quy mô hoạt động (sản lượng sản xuất và tiêu thụ), bộ phận dầu gội đầu đã tăng gần gấp đôi trong khi đó bộ phận bột giặt lại có sự sụt giảm đáng kể.

Trong một cuộc họp giữa ban giám đốc và trưởng các bộ phận hoạt động, Art Green, trưởng bộ phận dầu gội đầu đã khó chịu về sự tăng quá nhanh của chi phí khấu hao kho hàng phân bổ cho bộ phận dầu gội đầu. Green nhận xét: “Việc phân bổ chi phí khấu hao đến các bộ phận dựa vào mức sử dụng thực tế giống như là sự phân biệt đối xử đối với chúng tôi”. Sau đó Green đề nghị rằng: “Trong tương lai, định phí cần được phân bổ dựa trên kế hoạch sử dụng và biến phí (đã được định mức) cần được phân bổ theo mức độ sử dụng kho hàng thực tế. Tuy nhiên, Ralph White, trưởng bộ phận bột giặt phản đối: “Thế nếu mức độ sử dụng kho hàng của chúng tôi tiếp tục suy giảm nữa thì sao? Chúng tôi phải kết thúc việc gánh chịu chi phí cho bộ phận dầu gội đầu trong khi họ đã sử dụng kho hàng quá nhiều”

Yêu cầu:

1. Nhận xét về những tranh luận trên. Anh (chị) có đồng ý quan điểm của White là hợp lý? Nếu không, giải thích tại sao? Nếu có, đưa ra hướng giải quyết mâu thuẫn giữa hai bộ phận dầu gội đầu và bột giặt.

2. Giả sử tình huống trên là không thay đổi. Cuộc họp kết thúc với nhận xét của Reg Brown, trưởng bộ phận mỹ phẩm: “Tôi rất mệt mỏi vì lúc nào cũng phải đương đầu với những khoản chi phí phân bổ bất hợp lý. Trên thị trường có nhiều nơi cho thuê kho với mức giá rẻ hơn so với giá mà chúng tôi phải chịu. Chúng tôi sẽ đi thuê kho ở bên ngoài”. Anh (chị) có nhận xét như thế nào?

Công ty Darwin sản xuất và kinh doanh 2 loại sản phẩm, S và T. Mỗi loại sản phẩm được sản xuất bởi mỗi bộ phận khác nhau. Có 2 bộ phận phục vụ, A và B, chuyên cung cấp dịch vụ cho việc sản xuất 2 loại S và T đồng thời cung cấp dịch vụ lẫn nhau. A là bộ phận vận chuyển nguyên vật liệu và B là bộ phận điện. Kế hoạt động trong kỳ tới được trình bày trong bảng 1.

Chi phí khấu hao là chi phí khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng của máy phát điện ở năm thứ 16 với thời gian hữu dụng ước tính là 20 năm. Máy phát điện là rất cũ mặc dù đã được bảo trì tốt.

Bảng 1: Kế hoạch hoạt động trong kỳ tới – Công ty Darwin BP nhận BP sử dụng A B Sản phẩm S Sản phẩm T

A (vận chuyển nguyên vật liệu) 0 30 0 0

B (điện) 20 0 0 0

Sản phẩm S 30 35 0 0

Sản phẩm T 40 55 0 0

Thị trường bên ngoài 0 0 60 100

Tổng cộng (đơn vị sản phẩm, dịch vụ) 90 120 60 100 Chi phí bộ phận phục vụ (USD)

+ Biến phí nhân công, quản lý, NVL 7.200 4.800 + Định phí quản lý và một định phí khác 6.000 7.000

+ Khấu hao 4.800 8.200

18.000* 20.000#

* Cộng với chi phí điện phân bổ từ bộ phận B

# Cộng với chi phí vận chuyển nguyên vật liệu phân bổ từ bộ phận A Yêu cầu:

1. Sử dụng phương pháp phân bổ lẫn nhau để phân bổ biến phí bộ phận phục vụ A và B vào 2 sản phẩm S và T.

2. Lựa chọn căn cứ phân bổ định phí bộ phận phục vụ và phân bổ định phí bộ phận phục vụ vào 2 sản phẩm.

3. Giả sử tình hình kinh doanh có thay đổi, sản lượng tiêu thụ của sản phẩm S và T lần lượt là 80 và 90. Tính toán lại bảng 1, lập lại kế hoạch sản xuất, và tính chi phí phục vụ của bộ phận A và B.

4. Trình bày những cách khác để phân bổ định phí, biến phí bộ phận phục vụ.

5. Có một doanh nghiệp mới muốn cung cấp điện thay cho bộ phận B với sản lượng không giới hạn và với giá 130 USD/đơn vị dịch vụ. Công ty Darwin có nên chấp nhận đề nghị này không?

Một phần của tài liệu 2020 - Chuyên đề 2 - Phân bổ chi phí sử dụng nguồn lực cho các bộ phận (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)