II. Đánh giá và d báo v quá trình phát trin qu yn lc can Đ trong ộ
1. Đánh giá s phát trin qu yn lc can Đ vi “s tri dy Trung ậ
Qu c”ố
39 Tr n Th Lý ( ch biên ) ( 2002 ), ầ ị ủ S đi u ch nh chính sách c a C ng hòa n Đ t 1991 đ n 2000, ự ề ỉ ủ ộ Ấ ộ ừ ế
NXB Khoa h c Xã h i, Hà N i, tr.114.ọ ộ ộ
40 Selig S. Harrison (1977), ‘China Oil, And Asia: Conflict Ahead’, New York: Columbia University Express, p.191.
41 Walter Ladwig, ‘Delhi’s Pacific Ambition: Naval Power, ‘ Look East’, and India’s Emerging Influence in the Asia Pacific”, Asian Security Vol. 05, No. 02, Jun. pp. 87-113.
Thế kỷ 21 đánh dấu những thành tựu đáng kinh ngạc của Ấn Độ với kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự, công nghệ thông tin,… cũng như tầm ảnh hưởng của mình đến an ninh khu vực. Với sự phát triển mạnh mẽ ấy, Ấn Độ được nhắc tới là một cường quốc mới nổi. Trái với “ sự trỗi dậy của Trung Quốc” được coi là mối đe dọa của Mỹ và nhiều quốc gia trong khu vực, sự trỗi dậy với tư cách là “ cường quốc ôn hòa” của Ấn Độ lại nhận được sự ủng hộ “ từ cả con tim đến khối óc” của nhiều láng giềng khu vực bằng những mối giao hảo truyền thống và các chính sách hòa bình thân thiện. Ngoài ra, sau khi Tổng thống Donal Trump lên cầm quyền đã chuyển hướng từ “ Châu Á- Thái Bình Dương” sang “ Ấn Độ- Thái Bình Dương”. Với việc đưa ra một bộ các nguyên tắc và lợi ích dự kiến được làm rõ hơn trong những năm tới, ông Trump đã phác thảo tham vọng Ấn Độ-Thái Bình Dương của riêng mình – một điều rõ ràng là nhằm đối trọng với “Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mà ở đó Trung Quốc nằm ở trung tâm của vũ đài thế giới vào giữa thế kỷ này.
Nếu như trước đây ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc được
coi là trung tâm và cho tới nay, Trung Quốc cũng đã làm gần như tất cả những gì có thể làm được để mọi chuyện ở khu vực hay liên quan đến khu vực luôn xoay quanh Trung Quốc. Vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc hiện rất lớn. Nhưng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không còn ảnh hưởng lớn như thế nữa. Trong khu vực ấy, bộ tứ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia cả trên đất liền cũng như trên đại dương sẽ không chỉ là đối trọng mà còn là đối thủ đáng gờm hơn trước nhiều đối với những lợi ích chiến lược về mọi phương diện của Trung Quốc. Đặc biệt ở đó, khía cạnh cường quốc biển và dự án " Mộ vành đai- một con đường" của Trung Quốc cũng không thể còn có được tầm vóc như trước nữa. Khu vực mới trở thành nơi "đa cực và nhiều trung tâm quyền lực".
Xét về kinh tế, mặc dù các con số hiện nay đều nghiêng về Trung Quốc, song phải nhớ rằng kinh tế Ấn Độ mới chỉ thực sự được cải cách từ năm 1991, trong khi của Trung Quốc là từ tận năm 1978. Vậy nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm của
Trung Quốc cũng chỉ hơn Ấn Độ khoảng 2-3%. Ấn độ thẳng thắn thừa nhận thực tế kết hợp với một tầm nhìn tương lai rằng "Trung Quốc đã thắng trong cuộc đua nước rút, còn chúng ta sẽ thắng trong cuộc chạy đường dài"42. Thể chế của Ấn Độ cũng được đánh giá là nhiều ưu điểm hơn như thị trường vốn nhuần nhuyễn và minh bạch hơn. Hơn nữa, có nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế của Trung Quốc về lâu về dài sẽ khó bền vững vì nó dựa dẫm quá nhiều vào FDI- một nguồn vốn Trung Quốc có thừa nhưng hiệu quả lại ngược lại. Trong khi cách tăng trưởng của Ấn Độ dù chậm nhưng lại bền vững hơn vì dựa chủ yếu vào nội lực.
Xét về quân sự, Trung Quốc có tiềm lực lớn hơn nhưng những năm trở lại đây, Ấn Độ đã bắt đầu có tiếng nói nhiều hơn trong các vấn đề an ninh khu vực và ngoài khu vực. Nếu Ấn Độ Dương là sân nhà của New Delhi thì khu vực Biển Đông là nơi Bắc Kinh sắm vai diễn chính còn New Delhi mang vai trò thứ yếu. Có thể nói việc Ấn Độ can thiệp vào vùng biển Đông cũng là một cách để cân bằng lại phần nào với hành động tập trận thường xuyên của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương. Lại phải nói thêm, bởi vì "tư tưởng Đại Hán" của người Hoa mà sự phát triển, sự trỗi dậy của Trung Quốc không nhận được quá nhiều sự hoan nghênh. Trong khi đó, cũng nhờ truyền thống ưa chuộng hòa bình của mình, cộng với "vai trò" là nguồn đối trọng với Trung Quốc mà các quốc gia trong khu vực dành cho Ấn Độ nhiều sự ủng hộ hơn.
Xét về nhân lực, Ấn Độ được dự báo là sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về số dân, đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động. Trong khi Ấn Độ được đánh giá là quốc gia có dân số trẻ thì Trung Quốc lại bị coi là có dân số đang già đi nhanh chóng. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang tập trung phát triển dịch vụ (chiếm 58% GDP), trong khi Trung Quốc vẫn tập trung vào công nghiệp (chiếm 44% GDP). Ấn Độ ngày càng quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo bài bản nhân lực nhằm sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao làm thế mạnh của mình, đặc biệt là trong hai lĩnh vực toán 42 Robyn Meredith (2009), Voi và R ng- S n i lên c a n Đ , Trung Qu c và ý nghĩa c a đi u đó đ i ồ ự ổ ủ Ấ ộ ố ủ ề ố
học và công nghệ. Thậm chí, nhiều đánh giá cho rằng, sau khi Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới thì Ấn Độ được lợi từ quá trình toàn cầu hóa do di chuyển lao động có kỹ năng. Nhiều công ty lớn trên thế giới đã ưa chuộng sử dụng đội ngũ công nhân lành nghề Ấn Độ. Sự cất cánh của công nghệ Ấn Độ đang là hiện tượng
của thế giới và ngày càng gia tăng năng lực cạnh tranh với Mỹ.43 Hơn nữa, các kỹ
sư và chuyên gia Ấn Độ đang tập trung tìm những giải pháp mới mẻ trong lĩnh vực từ chế tạo và chăm sóc y tế tới tài chính và giáo dục. Họ không chỉ sử dụng lao động rẻ và nguyên vật liệu của đất nước mà còn tìm ra những phương pháp thực tiễn để thực hiện công việc trên quy mô lớn.
Nhìn chung, thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của Châu Á với sự trỗi dậy của “Voi” và “ Rồng”. Sự trỗi dậy này có thể báo hiệu cho sự hình thành một trật tự liên kết quốc tế mới. Việc Trung Quốc và Ấn Độ sẽ sử dụng sức mạnh đang lên của mình như thế nào và liệu họ có hợp tác hay cạnh tranh với các cường quốc khác trong hệ thống quốc tế vẫn còn là điều khó đoán định. Đối với các quốc gia khác, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đại diện cho một thách thức mới đang nổi lên được coi là
“Trung Ấn” ( Chindia).44 Câu hỏi đặt ra là liệu những cường quốc mới nổi này có
tán thành và chấp nhận bố cục của bức tranh địa chính trị toàn cầu như hiện nay hay là sẽ ra tay sắp xếp để đặt ra những luật lệ riêng?
Nếu trật tự thế giới tiếp theo là hòa bình và ổn định thì con đường chắc chắn dẫn đến hòa bình phải là thiết lập các mối quan hệ kinh tế hấp dẫn các với các nước khác đang quan tâm hỗ trợ quá trình toàn cầu hóa theo phương sách hòa bình. Xét về mối quan hệ giữa các trung tâm quyền lực lớn, thì hòa bình hợp tác được dự đoán vẫn là xu thế chủ đạo, do sự tính toán mục tiêu trong chính sách đối nội, đối 43 Tr n Văn Tùng, “ S khác bi t gi a mô hình phát tri n kinh t c a Trung Qu c và n Đ trong Ngô ầ ự ệ ữ ể ế ủ ố Ấ ộ Xuân Bình ( ch biên ) ( 2013 ), ủ Vi t Nam, n Đ và Tây Nam Á- nh ng m i liên h trong l ch s và hi nệ Ấ ộ ữ ố ệ ị ử ệ
tại, k y u h i th o Qu c t , NXB T đi n Bách Khoa, Hà N i, tr.246.ỷ ế ộ ả ố ế ừ ể ộ
44 Ummu Salma Bava ( 2007 ), New Powers for Global Change? India’s Role in the Emerging World Order, FES Briefing Paper, New Delhi, tr.6.
ngoại của các quốc gia; sự so sánh ưu thế cũng như vấn đề mà các nước đang phải đối mặt; mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, các trung tâm quyền lực; hay sự tìm kiếm vị trí, vai trò mỗi nước trong khu vực và thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ có sức nặng và sự năng động để biến đổi nền kinh tế toàn cầu thế kỷ XXI. Cái làm cho hai người khổng lồ này đặc biệt mạnh mẽ là những mặt mạnh của họ bổ sung lẫn nhau. Một xu thế đang tăng nhanh là kỹ năng kỹ thuật và quản lý ở cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đang trở nên quan trọng hơn lao động lắp ráp giá rẻ. Trung Quốc sẽ tiếp tục có ưu thế trong việc sản xuất hàng loạt và là một trong những quốc gia xây dựng nhà máy thiết bị điện tử và công nghiệp nặng nhiều tỷ đô la. Ấn Độ lại là một thế lực đang lên tỏng công nghiệp phần mềm, thiết kế kỹ thuật, dịch vụ và
chính xác.45 Điều này nêu lên một giả thiết về “ Tổ hợp Hoa-Ấn” khổng lồ. Trung
Hoa và Ấn Độ sẽ chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và cố học được các điểm mạnh của nhau. Khi các ngành công nghiệp của hai nước cùng hợp tác chân thành, có lẽ New Delhi và Bắc Kinh có thể giành quyền kiểm soát ngành công nghiệp thế giới. Sự phục hưng của Trung Hoa và Ấn Độ đã khiến cán cân quyền lực và của cải nghiêng về châu Á hơn. Liệu thế kỷ này sẽ là thế kỷ hoàng kim đối với châu Á nếu Trung Hoa và Ấn Độ duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với nhau, cùng với sự đóng góp của nền kinh tế và thương mại phát triển của hai nước?46
2. D báo v quá trình phát tri n quy n l c c a n Đ trong tự ề ể ề ự ủ Ấ ộ ương lai
Trước đây, khi nhìn vào Ấn Độ, người ta có thể chỉ nhìn thấy những hủ tục lạc hậu, dân số đông, mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Tuy nhiên, đằng sau những định kiến đó là sức phát triển mạnh mẽ không chỉ về văn hóa mà còn về cả chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội. Quá trình phát triển của Ấn Độ kể từ sau thập niên 90 của thế kỷ XX đã phần nào khiến thế giới phải thay đổi các nhìn với quốc 45 Pete Engardio, (2009 ), R ng Hoa H n- Trung Qu c và n Đ đang cách m ng ho t đ ng kinh ồ ổ Ấ ố Ấ ộ ạ ạ ộ
doanh toàn c u ra saoầ , NXB Th i đ i,Hà N i, tr.39.ờ ạ ộ
46 Alain Vandenborr, (2008), Ngưỡng c a nhìn ra tân th gi i Trung Qu c- Singapore- n Đử ế ớ ố Ấ ộ, NXB T ừ đi n Bách khoa, Hà N i, tr.281.ể ộ
gia Nam Á này. Tiếp nối những thành tựu và con số lạc quan là triển vọng không thể phủ nhận đối với sự phát triển của đất nước đông dân thứ hai thế giới. Tiềm năng ấy được đánh giá dựa trên những điều kiện thuận lợi mà Ấn Độ đang có.
Trước hết, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ tuy chậm hơn một số quốc gia khác nhưng lại có tính bền vững cần thiết và không thể thiếu nếu xét về mặt lâu dài. Nhờ đó, nền kinh tế có thể đạt được những mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đề ra. Do là một quốc gia có dân số đông, đồng nghĩa với việc Ấn Độ có lợi thế về dân số trẻ với khoảng hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động kết hợp với đẩy mạnh và cải cách giáo dục, đào tạo là động lực giúp thúc đẩy nền kinh tế Ấn Độ trong tương lai. Ngày nay, chúng ta đã phải thừa nhận rằng nguồn nhân lực của Ấn Độ đang ngày càng mang tầm quốc tế bởi trình độ cao, nhiệt huyết và hoài bão. Không chỉ thế, khả năng hội nhập toàn cầu hóa của các doanh nghiệp Ấn Độ giúp họ có thể cạnh tranh với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Thêm vào đó, sự thay đổi trong tư duy của các công ty, tập đoàn Ấn Độ cũng là yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế. Thay vì có xu hướng liên kết với nhau để tiếp cận nguồn công nghệ thì giờ đây, họ đã tự điều hành và quản lý các hoạt động của mình, chủ động hơn trong việc tiếp cận cái mới. Sau sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp nặng, ngành công công nghệ thông tin của Ấn Độ thực sự là một cú nổ lớn với sự xuất hiện của các công ty phần mềm Ấn Độ trên khắp thế giới, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Công nghệ Ấn Độ được nhiều quốc gia học tập và áp dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Về mặt chính trị, Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực, điều này giúp đất nước thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự ổn định và tầm nhìn sâu rộng của các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã đưa ra
những chính sách linh hoạt và phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực. Chính
sách Hướng Đông và Hành động Phía Đông của Ấn Độ đã góp phần lớn vào việc nâng tầm ảnh hưởng và vị thế của quốc gia này cũng như giúp Ấn Độ đối trọng với một nước phát triển mạnh mẽ nhất khu vực là Trung Quốc. Nhờ thái độ trung lập và
hình ảnh bất bạo động của mình mà Ấn Độ đã giành được sự thiện cảm của các nước láng giềng nói riêng và quốc tế nói chung.
Nhìn chung, Ấn Độ đã và đang tận dụng tất cả những tiềm lực của mình để vươn lên xứng đáng với danh hiệu là một nước lớn. Những thay đổi tích cực cũng như nội lực của quốc gia này báo hiệu một tương lai khả quan cho sự phát triển dẫn đầu khu vực về chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội.
K T LU NẾ Ậ
Chính trị thế giới luôn biến đổi không ngừng khiến các nhà lãnh đạo cần nhạy cảm với những thay đổi đó. Nếu như ngày hôm qua, Ấn Độ chỉ là một quốc gia có diện tích lớn, dân số đông và nền văn hóa độc đáo thì ngày hôm nay, Ấn Độ đang vươn lên với vai trò là một nước lớn trên nhiều phương diện. Các chỉ số về phát triển kinh tế cho thấy sức mạnh nội tại bền vững của quốc gia này. Bên cạnh đó, vị thế của Ấn Độ trên bản đồ chính trị, an ninh – quốc phòng thế giới cũng đang được nâng tầm.
Trong bối cảnh thế giới với “sự trỗi dậy” đầy đe dọa của Trung Quốc thì hình ảnh “cường quốc ôn hòa” của Ấn Độ lại nhận được nhiều sự ủng hộ hơn bao giờ hết, đặc biệt là sự ủng hộ từ cường quốc số 1 thế giới là Mỹ. Trong khi Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành nhau vai trò lãnh đạo thế giới thì sự xuất hiện của Ấn Độ với tư cách đối trọng với Trung Quốc ở khu vực châu Á giống như một sự giúp đỡ gián tiếp đối với Mỹ bởi Ấn Độ đang dần quan tâm hơn đến các vấn đề thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều đó khiến cho Trung Quốc đang và sẽ phải “đối phó” với cả Mỹ và Ấn Độ trên khu vực này. Mỹ đã từng lên tiếng ủng hộ Ấn Độ trong vai trò lãnh đạo khu vực châu Á, một cường quốc hàng đầu mới và tiếp tục đóng góp vào việc đảm bảo an ninh trong khu vực.
Không chỉ về chính trị mà trên các lĩnh vực khác, Ấn Độ cũng được đánh giá là có một tương lai khả quan trên con đường khẳng định vị thế nước lớn của mình. Đặc biệt, sau năm 2014, nền chính trị Ấn Độ có sự thay đổi lớn với việc ông Narendra Modi, đại diện Đảng Nhân dân Ấn Độ, lên nắm quyền Thủ tướng. Với phong cách lãnh đạo được nhận xét là quyết đoán, táo bạo, Thủ tướng Modi đã và