TOWER TOPS Và TOWER BOTTOMS

Một phần của tài liệu BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT HÌNH NẾN NHẬT BẢN (Trang 79 - 83)

đang ở trong xu hướng tăng và sau đó một nến trắng mạnh (hoặc 1 loạt các nến trắng)

xuất hiện. Thị trường tăng lên sau đó chậm dần và bắt đầu giảm. Tower top được hoàn thiện với sự xuất hiện của 1 hoặc nhiều thân nến đen dài (xem hình 6.58). Nến dài của mẫu hình này tương đồng với các tồ tháp cao - đó là lý do của tên gọi của mẫu hình.

Mẫu hình tower bottom phát triển từ mức giá thấp. Sau một hoặc nhiều nến đen dài là một khoảng dừng ngắn hạn. Sau đó một hoặc nhiều nến trắng dài xuất hiện. Nó tạo ra một đáy mới có hình tháp ở cả 2 bên (xem hình 6.59), gồm nến dài theo hướng giảm và nến dài theo hướng tăng.

Hình 6.60 chỉ ra rằng một nhóm các nến trắng mạnh xuất hiện từ quý I đến quý II năm 1987. Sau đó là một loạt các nến đen dài xuất hiện. Nến trắng cao tạo nên phần bên trái của cái tháp trong khi nến dài đen tạo nên phần bên phải. Ba nến đen cũng là mẫu hình three black crows.

Hình 6.61 minh hoạ 2 mẫu hình: tower bottom và mẫu hình đảo chiều đáy rất

hiếm mà người ta ít đề cập đến, có tên là unique three river bottom. Đầu tiên, chúng ta sẽ quan sát mẫu hình tower bottom. Một nến đen dài vào ngày 28/8, sau đó là sideways với một vài nến nhỏ, và một nến trắng dài vào ngày 7/9 đã tạo nên mẫu hình tower bottom. Giá từng bước giảm xuống đến ngày 28/8 tạo phần bên trái tháp và sự lên giá mạnh, bắt đầu vào ngày 7/9 đã tạo nên phần bên phải tháp. Lưu ý đến 3 nến 1, 2, 3

vào ngày 28/8 đến 30/8. Đó là mẫu hình vơ cùng hiếm, unique three river bottom (xem hình 6.62). Nó có mối quan hệ rất gần với mẫu hình evening star. Unique three river bottom là mẫu hình đảo chiều đáy. Thân nến đầu tiên của nó là một nến đen mở rộng, thân nến thứ hai là một nến đen mà giá đóng cửa của nó cao hơn giá đóng cửa của

nến đầu tiên, và nến thứ ba là một nến trắng rất nhỏ. Nến cuối cùng này chỉ ra một thị trường mà áp lực bán đã khơng cịn.

Thuật ngữ tương tự với mẫu hình tower reversal trong phân tích kỹ thuật phương Tây là mẫu hình đảo chiều spike, hoặc V. Trong mẫu hình đảo chiều spike, thị trường trong xu thế mạnh và sau đó bất ngờ đảo ngược sang một xu thế mới. Tower top và tower bottom cũng tương tự với dumpling top và fry pan bottom. Sự khác nhau chính giữa chúng là tower có nến dài trước và sau khi thị trường đảo chiều còn

dumpling top và fry pan bottom có window. Tower thơng thường có những nến hay thay

đổi hơn dumpling top hay fry pan bottom. Không nên lo lắng về việc liệu đỉnh đó là

tower top hay dumpling top, hoặc liệu đáy kia là tower bottom hay fry pan. Tất cả những mẫu hình này đều được xem như là những mẫu hình đảo chiều chính.

CHƯƠNG 7

Một phần của tài liệu BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT HÌNH NẾN NHẬT BẢN (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)