Xác định các co trình và chiều co nhà máy:

Một phần của tài liệu Bài giảng -Thủy điện 2-chương 16 pdf (Trang 27 - 28)

XVI. 4 KẾT CẤU VÀ KÍCH THƯỚC NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN

aXác định các co trình và chiều co nhà máy:

Chiều cao của nhà máy phụ thuộc vào chiều cao của tổ máy, thiết bị, chiều cao của kết cấu công trình và chiều cao nâng vật nặng của thiết bị nâng. Nó gắn liền với các cao trình chính sau:

- Cao trình lắp turbine (∇lm): cao trình này được chọn thoả mãn yêu cầu phòng chống khí thực của tổ máy thuỷ lực, thường tính với mực nước sau nhà máy là nhỏ nhất và thoả mãn độ cao hút nước nhỏ hơn giá trị cho phép. Mặt khác nếu hạ cao trình lắp máy quá sâu để lợi về an toàn khí thực thì sẽ tăng khối lượng phần dưới nứơc, do vậy cần phải chọn thích đáng thoả mãn yêu cầu chống khí thực và khối lượng xây dựng ít;

- Cao trình sàn máy phát (∇smp): là cao trình mặt sàn gian máy phát. Cao trình này có liên quan với chiều cao phần dưới tầng turbine và phần stator máy phát. Không gian bên dưới phải đủ chiều cao đặt thiết bị và để nhân viên vận hành đi lại an toàn, thường lấy từ 2,7 - 3 m. Cao trình sàn còn phải đảm bảo cao hơn mực nước hạ lưu lớn nhất, hoặc được che chắn không để nước tràn vào trong mọi trường hợp;

- Cao trình ray dầm cầu trục (∇dct): là cao trình của mặt đường ray dưới bánh xe lăn của cầu trục. Điều kiện để xác định cao trình này là thoả mãn rút được vật cao và nặng nhất của tổ máy và vận chuyển chúng trong gian máy mà không va quệt các vật khác với khoảng cách an toàn từ vật di chuyển dến các vật cốđịnh khác ≥ 0,25 - 0,5m.

Chiều cao phần trên của nhà máy kể từ sàn máy phát đến trần nhà H (hình 16- 21,a) tuỳ thuộc kiểu nhà máy kín (sơđồ I, II) hoặc kiểu nửa kín (III) hay hở (sơđồ IV); Ở nước ta chỉ dùng nhà máy kiểu kín thích hợp với thời tiết khắc nghiệt. Chiều cao gian máy H được quyết định dựa vào điều kiện nâng và vận chuyển vật nặng và rút lỏi MBA. Do vậy thông qua cao trình ∇dctvà tính đến chiều cao cầu trục cộng với khoảng trống an toàn từ xe goòng đến trần chừng 500 mm là xác định được chiều cao gian máy.

Hình 16-21. Kết cấu phần trên và sàn lắp ráp

1-ray chuyển MBA; 2- MBA; 3- BXCT; 4- ổ trục với gối đõ; 5- rotor; 6- giá đỡ trên; 7- nắp turbine; 8- tổ máy; 9- kích từ, trục turbine, thiết bị làm nguội máy phát; 1-1- khớp lún; 2' - vùng làm việc của móc chính; 3' - vùng làm việc của móc phụ; b4 - phạm vi tác dụng của móc chính; b5 - của móc phụ.

Chiều cao phần dưới nướcđược tính từ cao trình tấm đáy ống hút đến vòng tựa stator máy phát (hình 16-18), bao gồm chiều dày bản đáy (thường lấy 0,5-2m trên nền đá và từ 3-5m trên nền mềm), chiều cao ống hút đã chọn, chiều dày lớp bêtông của buồng xoắn (thường lấy từ 0,8 -1m đối với buồng xoắn kim loại và từ 1,2 -1,5m đối với buồng xoắn betông), độ cao từ sàn turbine đến cao trình đáy stator máy phát đểđi lại và bố trí thiết bị (thường lấy từ 2,7-3m).

Một phần của tài liệu Bài giảng -Thủy điện 2-chương 16 pdf (Trang 27 - 28)