III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
7. Một số biện pháp khác:
- Phối hợp hỗ trợ lẫn nhau về các mặt kể cả trong đầu tư phát triển thiết bị kỹ thuật, trao đổi thông tin về ngành nghề như giá cả, đối tác, thị trường cũng như kinh nghiệm quản lý điều hành sản xuất giưa các đơn vị.
- Tự lập trong công tác phát triển sản phẩm và tiến tới chủ động về thị trường, hạn chế sự phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.
- Tăng cường quan hệ với hiệp hội Da-Giầy các nước và hiệp hội Da-Giầy Mỹ thông qua đó thiết lập quan hệ bạn hàng, tìm hiểu luật lệ và tập quán thương mại chuẩn bị để có thể triển khai ngay việc đàm phán giao dịch với khách hàng và thị trường Mỹ.
- Mạnh dạn thuê chuyên gia nước ngoài hướng dẫn và đào tạo kỹ thuật tại chỗ, chuyển giao công nghệ vươn lên trong cạnh tranh, năm băt kịp thời khoa học kỹ thuật, mẫu mã.
Kết luận
Xuất nhập khẩu là tất yếu khách quan và có vai trò hết sức quan trọng đối với các quốc gia. Đặc biệt là ở nước ta, xuất khẩu là con đường đi tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách nhanh nhất. Kinh doanh trong nước trong điều kiện kinh tế thị trường đã khó, kinh doanh xuất khẩu còn khó hơn nhiều bởi đây là quan
đăn của Nhà nước, thông qua chính sách vi mô, sự vận dụng năng lực sáng tạo của công ty phát triển hơn nưa, công ty sẽ nâng cao được uy tín của mình trên thị trường.
Với kiến thức học được trang bị ở trường, cùng với sự tìm hiểu thực tế để đi tới một số kiến nghị với mong muốn góp phần thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty, tôi hy vọng cùng với thời gian, công ty ngày càng vưng mạnh và phát triển không ngừng trong điều kiện cạnh tranh gay găt của nền kinh tế thị trường.