Thực trạng “an ninh linh hoạt” trong pháp luật lao động

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết “an ninh – linh hoạt” trong pháp luật lao động Việt Nam. (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của luận án

4.1Thực trạng “an ninh linh hoạt” trong pháp luật lao động

4.1 Thực trạng “an ninh – linh hoạt” trong pháp luật lao độngviệt nam việt nam

Trong phần này, luận án phân tích, so sánh, đánh giá tính ANLH trong cả ba BLLĐ 1994, 2012, 2019. Mặc dù có sự thay đổi trong cách kết hợp giữa tính an ninh và linh hoạt nhưng nhìn chung tính linh hoạt trong pháp luật lao động ngày càng được nới lỏng. Khi phân tích dưới góc độ ANLH thì pháp luật lao động hiện hành vẫn còn một số quy định chưa đảm bảo được sự linh hoạt cho NSDLĐ hoặc chưa đảm bảo được sự an ninh cho NLĐ. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, giai đoạn xác lập QHLĐ có một số hạn chế sau:

- Đối với hình thức HĐLĐ bằng lời nói, pháp luật không yêu cầu NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ về các nội dung cơ bản của HĐLĐ là chưa đảm bảo được an ninh cho NLĐ.

- Về loại HĐLĐ, pháp luật không cho phép gia hạn thời hạn của HĐLĐ xác định thời hạn và chỉ được ký liên tiếp tối đa hai lần loại hợp đồng này là chưa đảm bảo được sự linh hoạt của NSDLĐ.

- Về thử việc, quy định các bên có quyền đơn phương chấm dứt quan hệ thử việc mà không cần lý do, không cần báo trước vừa chưa

đảm bảo được khía cạnh an ninh công việc của NLĐ và khía cạnh linh hoạt của NSDLĐ.

Thứ hai, giai đoạn thực hiện QHLĐ còn một số hạn chế sau: -Mức lương tối thiểu chưa đảm bảo mức sống tổi thiểu ảnh hưởng đến an ninh thu nhập của một bộ phận lớn NLĐ.

- Quy định về trả lương ngừng việc hiện cũng có điểm chưa hợp lý nhìn ở góc độ ANLH.

Thứ ba, giai đoạn chấm dứt HĐLĐ có một số hạn chế sau:

- Về kỹ thuật lập pháp, các trường hợp NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ chưa được quy định tập trung, thống nhất dẫn đến có sự khập khiễng, chưa hợp lý trong các quy định về thủ tục và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt HĐLĐ.

-Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng của NSDLĐ quy định

tại điểm c khoản 1 Điều 36 BLLĐ chưa thực sự rõ ràng, gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

- Pháp luật cho phép NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với

NLĐ khi đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH là chưa đảm bảo được an ninh công việc của NLĐ.

-Thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn cứng nhắc và chưa thật sự nhắm đến mục đích đảm bảo an ninh việc làm cho NLĐ; Thủ tục báo cáo cơ quan nhà nước khi chấm dứt HĐLĐ chưa được cân nhắc trên góc độ ANLH.

- Quy định về trợ cấp khi nghỉ việc chưa hướng đến mục tiêu an ninh thu nhập cho NLĐ.

- Quy định về bồi thường thiệt hại do đơn phương trái pháp luật chưa đảm bảo cả sự linh hoạt của NSDLĐ và an ninh của NLĐ.

- Quy định mọi trường hợp đơn phương trái pháp luật người sử dụng đều phải nhận NLĐ trở lại làm việc là không hợp lý và chưa đảm bảo được sự linh hoạt của NSDLĐ.

- Quy định về trợ cấp thất nghiệp còn mang tính cào bằng, chưa có sự phân hóa theo lý do thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết “an ninh – linh hoạt” trong pháp luật lao động Việt Nam. (Trang 31 - 33)