6.5.1 Tổ chức quản lý
Việc quản lý trạm xử lý nƣớc thải đƣợc thực hiện trực tiếp qua cơ quan quản lý hệ thống gồm cơ cấu lãnh đạo, thành phần cán bộ kỹ thuật, số lƣợng công nhân tùy vào công suất trạm, mức độ xử lý nƣớc thải, mức độ cơ giới và tuự động hóa của trạm. Trạm xử lý nƣớc thải cần 2 cán bộ kỹ thuật để quản lý và vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải.
Tất cả công trình phải có hồ sơ sản xuất, nếu có những thay đổi về chế độ quản lý công trình thì phải bổ sung kịp thời vào hồ sơ đó.
Các công trình phải giữ nguyên không đƣợc thay đổi chế độ công nghệ. Tiến hành sửa chữa, đại tu đúng thời hạn theo kế hoạch đã duyệt trƣớc.
Nhắc nhở công nhân thƣờng trực ghi đúng vào sổ sách và sửa chữa sai sót kịp thời.
Lập báo cáo kỹ thuật hàng tháng cho trạm xử lý nƣớc thải.
Tổ chức học tập cho công nhân về kỹ thuật nâng cao tay nghề làm việc quản lý công trình đồng thời cho họ học tập về kỹ thuật an toàn lao động.
6.5.2 Kỹ thuật an toàn
Công nhân đƣợc hƣớng dẫn về cấu tạo, chức năng từng công trình, kỹ thuật quản lý an toàn, hƣớng dẫn cách sử dụng máy móc thiết bị và tránh tiếp xúc trực tiếp với nƣớc thải.
Công nhân đƣợc trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc hóa chất, khi tiếp xúc các hệ thống điện và khắc phục nhanh chóng nếu sự cố xảy ra và báo ngay cho bộ phận chuyên trách để giải quyết.
6.5.3 Bảo trì
- Hệ thống đƣờng ống: Thƣờng xuyên kiểm tra các đƣờng ống trong hệ thống, nếu có rò rỉ hay tắc nghẽn cần có biện pháp xử lý kịp thời.
- Máy bơm: Kiểm tra hàng ngày xem bơm có đẩy nƣớc lên đƣợc không. Nên kiểm tra lần lƣợt nguồn điện, cánh bơm, động cơ bơm nế bơm hoạt động không lên đƣợc.
- Động cơ khuấy trộn: Kiểm tra hoạt động các động cơ khuấy trộn. Định kỳ 6 tháng kiểm tra ổ bi và thay thế dây cua – roa.
- Các thiết bị khác: Định kì 3 tháng xúc rửa thiết bị tránh tình trạng đóng cặn trên thành thiết bị. Đặc biệt phải xối nƣớc mạnh vào các tấm lắng tránh tình trạng bám cặn trên bề mặt tấm lắng.
- Định kì thay nhớt cho máy thổi khí 6 tháng 1 lần. Định kì tra dầu mỡ cho motor trục quay, các thiết bị liên quan đến xích kéo 1 tháng 1 lần.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
Em đã hoàn thành tính toán thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt cho Công ty TNHH POSCO SS VINA.
Với các thông số đầu vào: + pH = 6,5 + TSS = 155 mg/l + BOD5 = 250 mg/l + COD = 340 mg/l + Tổng Nito = 82 mg/l + Tổng Photpho = 25 mg/l + Coliform = 120.000 MPN/100ml
Quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải: Đầu vào Song chắn rác Bể thu gom Bể điều hòa Bể Anoxic Bể Aerotank Bể lắng đứng Bể khử trùng Hệ thống thoát nƣớc. Kết quả nhận đƣợc nhƣ sau: + TSS = 44,2 mg/l + BOD5 = 30,7 mg/l + COD = 41,7 mg/l + Tổng Nito = 17,4 mg/l + Tổng Photpho = 7,4 mg/l
Nƣớc thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT nguồn xả loại B.
Chi phí xử lý 1 m3 nƣớc thải/ngày = 7.619 VNĐ.
Chi phí đầu tƣ khá phù hợp với hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt nhƣ hiện nay. Việc xây dựng hệ thống xử lý và thực hiện xử lý nƣớc thải sinh hoạt là một trong các biện pháp hữu hiệu thúc đẩy công tác bảo vệ môi trƣờng sống, góp phần xây dựng xã hội phát triển bền vững.
II. KIẾN NGHỊ
Để trạm xử lý nƣớc thải hoạt động ổn định và an toàn cần có cán bộ chuyên trách về môi trƣờng và đội ngũ vận hành đƣợc tập huấn về kiến thức, kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý.
Trong quá trình vận hành cần lƣu ý mọt số điểm:
+ Công nhân vận hành phải có trình độ hiểu biết nhất định về vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải để có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố.
+ Hệ thống phải đảm bảo vận hành liên tục.
+ Định kỳ bảo trì thiết bị để trách sự cố xảy ra do thiết bị hỏng.
+ Cần ghi nhật ký vận hành để nắm bắt đƣợc sự thay đổi về lƣu lƣợng, thành phần, tính chất… để có những thay đổi phù hợp và hiệu quả.
+ Kiểm soát chặt chẽ nƣớc thải ra tại các khâu xử lý.
+ Để không có sự có đáng tiếc xảy ra, cần phải có biện pháp an toàn lao động và phòng tranh cháy nổ.
+ Trong quá trình hoạt động phải có biện pháp khắc phục thấp nhất các sự cố để tăng hiệu quả cho hệ thống.
+ Thƣờng xuyên quan trắc chất lƣợng nƣớc thải đầu ra để các cơ quan chức năng thƣờng xuyên kiểm soát, kiểm tra xem có đạt điều kiện xã vào nguồn theo QCVN 14:2008/BTNMT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Ngọc Dung, “Xử lý nƣớc cấp”, NXB Xây dựng.
[2] Lâm Minh Triết – Nguyễn Thanh Hùng – Nguyễn Phƣớc Dân, “Xử lý nƣớc thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình”, NXB Đại học quốc gia TP.HCM. [3] Hoàng Văn Huệ, “Công nghệ môi trƣờng – tập 1”, NXB Khoa học và Kĩ thuật, 2010.
[4] TCVN 7957:2008, “Thoát nƣớc – Mạng lƣới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế”.
[5] TCXDVN 51:2008, “Thoát nƣớc – Mạng lƣới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế”.
[6] TCXDVN 33:2006, “Cấp nƣớc – Mạng lƣới đƣờng ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế”.
[7] Nguyễn Bin, “Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm – tập 1”, NXB Khoa học và Kĩ thuật, 2004.
[8] Metcalt & Eddy, Inc. Wastewater Engineering: Treatment and Reuse. 4th edition. McGraw – Hill. 2003. (Metcalt & Eddy).
[9] Trịnh Xuân Lai, “Xử lý nƣớc cấp cho sinh hoạt và công nghiệp”, NXB Xây dựng, 2004.
[10] Sách xử lý nƣớc thải giàu hợp chất N và P – Lê Văn Cát 2007.
[11] Trịnh Xuân Lai, “Tính toán thiết kế các công trình xử lý nƣớc thải”, NXB Xây dựng Hà Nội, 2000.
[12] Jame P.McQuarriel, Joshua P.Boltz2, June 2011, Moving Bed Biofilon Reactor Technology: Process Applications, Dessign, and Perfomance.
[13] George A. Bodelier P. “ Biological nutrient removal with limited organic matter using a novel anaerobic – anoxic/oxic multi-phased activated sludge process” Saudi J Biol Sci, 2013 Jan.