Nội dung thẩm định tài chính dự án đầutư tại NHNT Hà Nội:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội.dự án đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm va tấm (Trang 31 - 60)

2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại NH TMCPNT

2.4. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầutư tại NHNT Hà Nội:

Thẩm định Tài chính dự án đầu tư là một nội dung thẩm định quan trọng đối với các dự án đưa đến Ngân hàng ngoại thương xin vay vôn. Nó là công tác quan trọng nhất trong quy trình thẩm định của ngân hàng. Thẩm định tài chính là căn cứ quan trọng để quyết định tài trợ vốn. Dự án chỉ có khả năng trả nợ khi dự án được đánh giá là khả thi về mặt tài chính , có nghĩa là dự án phải đạt được hiệu quả và có độ an toàn cao về mặt tài chính.

Công tác thẩm định tài chính có mối quan hệ mật thiết với thẩm định các khía cạnh khác trong dự án. Thẩm định khía cạnh thị trường tạo cơ sở cho các số liệu kỹ thuật và thông qua các số liệu này, thì sẽ có thể tính toán được tổng vốn đầu tư, chi phí và doanh thu của dự án từ đó mà đánh giá được tính hiệu quả và tính khả thi của dự án.

Với vai trò là một định chế tài chính thì ngân hàng sẽ quan tâm tới cả khả năng trả nợ của đồng vốn đã cho vay và cả tính hiệu quả của dự án. Vì vậy trong thẩm định tài chính thì cán bộ thẩm định sẽ đi sâu xây dựng bảng dòng tiến, khả năng trả nợ và phân tích độ nhạy của dự án.

Bên cạnh những vai trò trên thì công tác thẩm định tài chính còn có vai trò đối với chủ đầu tư: thông qua công tác thẩm định dự án giúp chủ đầu tư có thể phát hiện và sửa chữa những sai sót có thể gặp phải trong quá trình lập dự án, giúp cho việc quản lý và giảm thiểu rủi ro. Đồng thời thông qua thẩm định tài chính giúp chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ pháp lý nhằm tuân thủ yêu cầu của pháp luật về đầu tư.

Đối với Nhà nước và các bộ ngành: đối với các dự án sử dụng vốn vay xây dựng theo kế hoạch nhà nước đưa ra hoặc dự án tín dụng ưu đãi thì công tác thẩm định tài chính sẽ giúp phân bổ nguồn vốn cho hiệu quả và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Những nội dung tài chính được xem xét khi thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội bao gồm:

- Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án

- Thẩm định khả năng triển khai vốn của dự án.

- Thẩm định các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án.

- Thẩm định an toàn về tài chính (phân tích độ nhạy).

Ban đầu chúng ta phải nghiên cứu và xem xét tình hình kinh doanh của công ty :

● Phân tích tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở nội dung này, Ngân hàng xem xét một cách tông quát tìn hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: các loại sản phẩm, hàng hoá, tình trạng máy móc thiết bị, tình hình tồn kho, tình hình công nợ, doanh thu và kết quả lời lỗ hàng năm. Ngân hàng tập trung xem xét tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh tại Ngân hàng, lập bảng kê tình hình vay trả Ngân hàng trong thời gian 2 năm gần nhất để xác định doanh nghiệp có vay trả nợ sòng phẳng hay không.

● Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án

- Tổng vốn đầu tư dự án: thẩm định chi phí đầu tư là phân tích, đánh giá mức tính toán trong thời gian nhu cầu về vốn đầu tư vào nội dung các hạng mục công trình của dự án đầu tư, tổng dự toán công trình đã được phê duyệt, các biểu giá do nhà nước quy định, giá cả thị trưòng, ....

Tổng vốn đầu tư dự án bao gồm:

+ Vốn xây lắp (Bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, tiền thuê đất. ....)

+ Vốn thiết bị (Bao gồm thiết bị nhập khẩu bằng ngoại tệ, thiết bị mua trong nước, thiết bị hiện có. .... )

+ Vốn lưu động cho dự án

Đây là lượng vốn cần thiết để đảm bảo cho một chu kỳ sản xuất thực hiện bình thường. Đây có thể là vốn lưu động ban đầu (đối với dự án xây dựng mới) hoặc vốn lưu động bổ sung ( đối với dự án mở rộng thêm).

Xem xét dự án đầu tư có thể sử dụng nguồn vốn nào để đáp ứng nhu cầu cho đầu tư.

+ Vốn tự có của doanh nghiệp: Đối với các dự án đầu tư mới, Ngân hàng ngoại thương chỉ xem xét vốn tự có của doanh nghiệp, của chủ đầu tư chiếm trên 20% tổng vốn đàu tư. Đối với cho vay cải tiến kỹ thuật, đỏi mới công nghệ một phần thiết bị hiện có, hoặc mở rộng sản suất,. .. Với số vốn vay không lớn hơn tổng

giá trị tài sản hiện có của chủ đầu tư thì vốn tự có tham gia vào dự án có thể không đặt ra nếu dự án có hiệu quả, khả năng trả nợ được đảm bảo.

+ Nguồn vốn cho vay: Phải chỉ rõ tổng số tiền xin cho vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đầu tư, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư.

- Vốn vay NHNT.

- Vốn vay Ngân hàng khác.

- Vốn vay nước ngoài.

+ Chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian xây dựng: đối với chi phí lãi vay khi dự án đưa vào sản xuất thì được tính vào chi phí thường xuyên hàng năm nhưng trong thời gian xây dựng thì nó vẫn được tính vào tổng vốn đầu tư.

+ Các nguồn vốn khác: Vốn do ngân sách nhà nước cấp, vốn góp liên doanh, phát hành trái khoán, cổ phần, công trái,. ...

+ Chi phí quản lý và các chi phí khác: các khoản mục chi phí này chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định nào đó trên tổng vốn đầu tư. Thẩm định nội dung này chủ yếu là kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của các khoản mục.

Việc xác định đúng đắn vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết nhằm tránh hai khuynh hướng là quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cũng như chất lượng và hiệu quả của dự án sau này. Tại Ngân hàng , tổng vốn đầu tư được tính toán dựa trên các chi phí trên. Tuy nhiên, chi phí lãi vay trong quá trình xây dựng vẫn chưa được tính vào tổng vốn đầu tư. Đồng thời các loại chi phí chưa được tính toán một cách chi tiết.

Thẩm định nguồn vốn, kế hoạch huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn

Một dự án đưa ra được các kế hoạch và phương hướng để thực hiện nhưng nếu không đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện thì sẽ không mang tính khả thi. Vì vậy công tác thẩm định khả năng triển khai vốn của dự án là rất cần thiết đối với ngân hàng, tránh tình trạng cho vay vốn nhưng dự án lại không thực hiện được. Các nguồn vốn có thể huy động cho dự án bao gồm:

- Vốn tự có: ngân hàng sẽ thẩm định khả năng của chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp và tiến độ góp vốn.

- Vốn vay nước ngoài: xem xét khả năng thực hiện và tiến độ thực hiện của vốn. Vốn vay nước ngoài có thể là vốn vay ODA hoặc của các tổ chức tín dụng quốc tế.

- Vốn vay ưu đãi, bão lãnh, thương mại: xem xét, thẩm định vê khả năng và tiến độ thực hiện của các nguồn vốn.

- Các nguồn khác.

Trong nội dung này thì cán bộ thẩm định cần chú ý tới xác định được phương án đáp ứng vốn lưu động cho dự án ngay từ khâu thẩm định tổng vốn cố định. Đồng thời có thể phát sinh thêm tổng vốn đầu tư trong thời gian xây dựng nên cũng cần phải có phương án dự phòng. Các dự án được thẩm định tại SGD đều được thẩm định cơ cấu nguồn vốn tài trợ, phân loại một cách rõ ràng nhằm xác định khả năng triển khai vốn của dự án.

Thẩm định các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án

 Thẩm định công suất của dự án.

+ Công suất thiết kế của dự án:

Là công suất đạt được khi dự án hoạt động trong điều kiện bình thường tức là máy móc hoạt động theo đúng yêu cầu dây chuyền công nghệ và không bị gián đoạn, thông thường là 300 ngày/năm, 1-1,5 ca/ngày, 8h/1ca.

Công Suất công suất thiết kế số giờ số ca làm số ngày Thiết kế = trong 1 giờ của máy x làm trong x trong x làm việc 1 năm moc chủ yéu 1 ca 1 ngày 1 năm. + Công suất thực tế của dự án:

Là công suất mà dự án dự kiến đạt được trong từng năm kể từ khi đi vào vận hành khai thác. Công suất thực tế của dự án thường khác nhau qua các năm. Thông thường trong những năm đầu, do điều chỉnh máy móc và nhân công chưa thạo việc, việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định nên năm đầu công suất thực tế của dự án chỉ tính bằng 50% công suất thiết kế của dự án. Trong những năm ổn định thì công suất thực tế thường được tính là 90% công suất thiết kế. Tuy nhiên cũng cần dựa vào đặc điểm và tính chất của từng ngành để xác định công suất thực tế của dự án. Ví dụ như những ngành phụ thuộc vào trình độ tay nghề của nhân công như giày da, may mặc... thì thông thường những năm đầu sản xuất chỉ đạt khoảng 40-50% công suất thiết kế, năm thứ 2 khoảng 60-70%, từ năm thứ 3 trở đi thì đạt được khoảng trên 70% công suất thiết kế.

Sau khi khi đã xác định được khả năng công suất thiết bị kết hợp với kết quả nghiên cứu thị trường để xác định giá bàn bình quân, khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm, ngân hàng xác định doanh số trong năm kế hoạch.

Thẩm định doanh thu

Một dự án muốn thu hồi vốn đầu tư và mang lại lợi nhuận thì phải tạo ra doanh thu, Doanh thu của dự án bao gồm doanh thu từ sản phẩm chính, từ sản phẩm phụ và thu hồi phế liệu. Để xác định được doanh thu thì phải xác định được giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

- Xác định giá bán bình quân: giá bán bình quân của sản phẩm phụ thuộc vào mặt hàng dự án dự kiến sản xuất, tình hình tiêu thụ của các mặt hàng cùng chủng loại trên thị trường, phương thức tiêu thụ...Để có thể xác định được chính xác giá cả bình quân thì cần nghiên cứu giá cả của sản phẩm những năm trước đó, tìm hiểu cung cầu sản phẩm trong tương lai và xu hướng biến động của giá cả theo quy luật. Đơn giá bình quân của sản phẩm dự án được xác định theo công thức sau:

P= (∑Pi xQi)/∑Qi

Trong đó: P là đơn giá bình quân của sản phẩm dự án Pi là đơn giá của sản phẩm loại i

Qi là số lượng sản phẩm loại i

- Xác định sản lượng tiêu thụ trong kỳ: được xác định bằng cách xác định khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và khối lượng tồn kho cuối kỳ.

- Xác định doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm: sau khi xác định được giá bán bình quân và khối lượng sản phẩm tiêu thụ đối với mỗi loại sản phẩm thì sẽ xác định doanh thu của toàn bộ sản phẩm của dự án theo công thức:

DT= ∑Pi x Qi.

Trong đó: Pi là giá bán bình quân sản phẩm i

Qi là sản lượng tiêu thụ trong kỳ của sản phẩm i

n là số lượng sản phẩm của dự án kể cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ.

* Xác định doanh thu theo công suất dự kiến.

Thẩm định chi phí

Chi phí của dự án thể hiện toàn bộ hao phí của dự án để tạo nên doanh thu. Chi phí bao gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định.

+ Chi phí biến đổi: hay còn gọi là biến phí, là loại chi phí thay đổi theo sự biến đổi của khối lượng sản phẩm. Khi khối lượng sản phẩm tăng thì biến phí cũng tăng và ngược lại. Biến phí bao gồm chi phí cho nguyên vật liệu chính, chi phí cho nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp... Tổng biến phí tính cho toàn bộ sản phẩm được tính theo công thức:

Tổng biến phí 1 đơn vị spi x số lượng sản phẩm loại i

+ Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm. Khi khối lượng sản phẩn tăng hoặc giảm thì biến phí vẫn giữ nguyên. Chi phí cố định có thể bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê đất đai, nhà xưởng, chi phí thành lập doanh nghiệp, phí bảo hiểm tài sản cố định và kho nguyên vật liệu, sản phẩm, chi phí đào tạo nhân công...

Căn cứ vào những kết quả thẩm định trước đó và căn cứ vào các dịnh mức kinh tế kỹ thuật, Ngân hàng dự trù chi phí hàng năm của dự án bao gồm: chi phí cố định và chi phí biến đổi

● Khả năng trả nợ.

Từ các kết quả tính toán khác nhau về doanh thu, chi phí, NH xác định lợi nhận ròng của dự án:

Lãi gộp = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Lợi nhuận ròng = Lãi gộp - Thuế thu nhập doanh nghiệp Tỷ xuất lợi nhuận dòng dùng trả nợ là phần lợi nhuận còn lại sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi của nhà nước hoặc quyết định của Hội đồng quản trị.

Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ = x 100% Số khấu hao Phần lợi nhuận ròng

Cơ bản dùng để trả nợ

Từ các thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định sẽ lập bảng phân tích tổng hợp hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ của dự án. Từ đó sẽ biết được trong thời gian vay vốn, dự án có tự trả nợ đúng hạn được hay không, bao lâu thì thu hồi được vốn vay, kỳ nào trả được, kỳ nào còn thiếu, biện pháp bù đắp thiếu hụt như thế nào ?

Lợi nhuận ròng dùng để trả Tổng số lợi nhuận

Bảng 2.1 Bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 I. Công suất thiết bị

II. Doanh thu

1. Sản lượng

2. Đơn giá bình quân

III. Chi phí sản xuất

1. Tổng định phí

2. Tổng biến phí

IV. Các khoản nộp ngân sách

1. VAT

2. Thuế TNDN

V. Nguồn trả nợ ngân hàng 1. Từ KHCB

2. Từ lợi nhuận sau thuế 3. Từ nguồn khác

VI. Nợ trung và dài hạn trả ngân hàng

1. Nợ gốc 2. LãI

VII. Thừa/ Thiếu (V – VI)

VIII. Nguồn vốn khác bù đắp thiếu hụt và trả nợ vay.

(Nguồn: Mẫu báo cáo thẩm định VCB-Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) Từ các thông tin thu thập được và từ bảng phân tích tổng hợp hiệu quả khả năng trả nợ của dự án,cán bộ thẩm định sẽ lập bảng phân tích tổng hợp hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ của dự án. Từ đó sẽ biết được trong thời gian vay vốn, dự án có tự trả nợ đúng hạn được hay không, bao lâu thì thu hồi được vốn vay, kỳ nào trả được, kỳ nào còn thiếu, biện pháp bù đắp thiếu hụt như thế nào ?

Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

a. Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay: Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1 mà dự án vẫn thuận lợi.

Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầutư phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với các dự án triển vọng, có hiệu quả rõ ràng tỷ trọng này có thể thấp hơn.

Để tính được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác thì trước tiên phải tính được tỷ suất chiết khấu nhằm đưa dùng tiền của các năm về cùng một thời điểm. Lãi suất chiết khấu là cơ sở để quy đổi dự án về cùng một mặt bằng thời gian. Tại SGD hiện nay xác định lãi suất chiết khấu thông qua chi phí vốn bình quân. Do đặc điểm của các dự án là vốn lớn nên phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội.dự án đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm va tấm (Trang 31 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w