Vận dụng lý thuyết vào thực tế

Một phần của tài liệu de cuong bai giang KTTC2 123doc (Trang 80)

- Hạch toán thành phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất;

- Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

8.5. Câu hỏi, bài tập:8.5.1. Câu hỏi 8.5.1. Câu hỏi

Câu 1: Khái niệm và cách xác định lợi nhuận theo từng hoạt động trong doanh nghiệp?

Câu 2: Cách thức xác định lợi nhuận của doanh nghiệp?

Câu 3: Phương thức phân phối lợi nhuận theo cơ chế tài chính gắn với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp?

liên quan đến thu nhập, chi phí và xác định lợi nhuận theo từng hoạt động, lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp; tạm phân phối và phân phối chính thức lợi nhuận khi báo cáo quyết toán tài chính doanh nghiệp được duyệt.

8.5.2. Bài tập: Bài 01: Bài 01:

Trích tài liệu của doanh nghiệp HT như sau (doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) (đơn vị: 1000 đồng).

1.1. Số lượng thành phẩm A tồn kho đầu tháng 9: 100.000 thành phẩm A

Số dư đầu tháng 9 của một số TK: - TK155: 9.090.000;

- TK112: 37.500.000; - TK421: 84.000.000

1.2. Trong tháng 9 có các nghiêp vụ kinh tế phát sinh như sau:

a) Nhập kho 110.000 sản phẩm A từ sản xuất tổng giá thành thực tế: 3.585.000;

b) Xuất kho thành phẩm A bán trực tiếp cho Công ty H: 60.000 thành phẩm A thu tiền mặt tổng số tiền trên phiếu thu: 7.920.000;

c) Doanh nghiệp nhận được giấy báo có của ngân hàng nhà máy X chuyển trả trước số tiền 8.700.000;

c) Doanh nghiệp xuất kho 35.000 thành phẩn A bán trực tiếp cho đơn vị K. doanh nghiệp đã nhận được tiền theo giấy báo có của ngân hàng, tổng số tiền 4.620.000;

d) Doanh nghiệp xuất kho giao bán trực tiếp cho đơn vị Z 30.000 thành phẩm A, đơn vị Z đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thu tiền (đơn giá bán chưa có thuế GTGT 120);

e) Doanh nghiệp xuất kho giao bán trực tiếp cho nhà máy X 65.000 thành phẩm A tổng số tiền thanh toán là: 8.580.000;

f) Doanh nghiệp nhận được công văn của nhà máy X thông báo có 10.000 sản phẩm A bị kém chất lượng; nhà máy X chấp nhận 55.000 sản phẩm A, còn lại trả lại doanh nghiệp;

g) Doanh nghiệp nhận lại số sản phẩm kém chất lượng do nhà máy X trả lại nhập kho và chuyển tiền gửi ngân hàng trả lại cho nhà máy X;

h) Chi phí bán hàng trong tháng tập hợp được 105.000; i) Chi phí quản lý doanh nghiệp đã tập được 150.000; k) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 1.950.000; l) Xác định kết quả tiêu thụ;

m)Thuế thu nhập doanh nghiệp quí III phải nộp 54.000. doanh nghiệp chuyển TGNH nộp thuế GTGT và thuế TNDN, đã nhận được giấy báo nợ ngân hàng;

n) Doanh nghiệp tạm trích quĩ đầu tư phát triển quí III là 9.000, quĩ dự phòng tài chính 3.000, quĩ khen thưởng và phúc lợi: 6.000.

1.3. Yêu cầu:

a) Tính toán, lập định khoản kế toán và phản ánh vào sơ đồ TKLQ. b) Hãy chỉ rõ những số liệu liên quan để lập báo cáo KQHĐKD

Ghi chú: Thành phẩm xuất kho tính theo giá thực tế bình quân gia quyền;

Bài 02:

Tại Công ty M tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT 10% trong tháng 12 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

(Giả định đầu tháng 12 các tài khoản có số dư hợp lý)

1/ Ngày 5/12, Công ty xuất kho hàng hóa gửi đi cho Công ty X theo hình thức chuyển hàng trị giá hàng hóa thực tế xuất kho 500.000.000đ, giá bán chưa thuế 600.000.000đ, bên mua chưa nhận được hàng.

2/ Ngày 7/12, Công ty xuất hàng bán tại kho, trị giá hàng hóa thực tế xuất kho 500.000.000đ, giá bán chưa thuế 600.000.000đ, bên mua nhận hàng trả ngay bằng tiền mặt.

3/ Ngày 8/12, Công ty đồng ý trừ chiết khấu thương mại tháng trước cho người mua Z là 250.000đ, công ty trừ vào nợ tiền hàng.

4/ Ngày 10/12, Công ty đồng ý cho người mua trả lại lô hàng đã bán ở tháng trước theo giá bán chưa thuế 260.000.000đ và thuế GTGT 26.000.000đ, giá mua 200.000.000đ lô hàng này người mua đã trả tiền. Hàng trả lại còn gửi bên mua.

5/ Ngày 11/12, Công ty nhận được giấy báo của Công ty X đã nhận được lô hàng gửi đi ngày 5/12, kèm theo biên bản thiếu một số hàng theo giá bán chưa thuế 20.000.000đ, giá mua 18.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Công ty X đồng ý mua theo số thực tế, tiền chưa thanh toán.

6/ Ngày 16/12, Công ty xuất kho hàng hóa gửi đi cho Công ty Y theo hình thức chuyển hàng, trị giá hàng hóa thực tế xuất kho 700.000.000đ, giá bán chưa thuế 900.000.000đ, bên mua chưa nhận được hàng.

7/ Ngày 17/12, Công ty mua hàng HTX và đã bán thẳng cho Công ty N trị giá mua chưa thuế 200.000.000đ, trị giá bán chưa thuế 370.000đ, tiền mua và bán chưa thanh toán.

8/ Ngày 19/12, Công ty nhận được giấy báo của Công ty Y đã nhận được lô hàng gửi đi ngày 16/12, kèm theo biên bản thừa một số hàng theo giá bán chưa thuế 100.000đ, giá mua 80.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Công ty Y đồng ý mua hàng theo hóa đơn, tiền chưa thanh toán. Hàng thừa công ty Y giữ hộ cho bên bán.

9/ Ngày 22/12, Công ty xuất kho bánh ngọt, nước ngọt phục vụ cho tổng kết năm của hoạt động công đoàn công ty, giá bán chưa thuế là 200.000đ, giá vốn là 160.000đ.

10/ Ngày 24/12, xuất kho hàng hóa làm từ thiện có giá mua 4.000.000đ, giá bán chưa thuế 5.000.000đ do quỹ phúc lợi tài trợ.

11/ Ngày 25/12, công ty xuất kho hàng để thưởng cho nhân viên quảng cáo bán hàng, giá bán chưa thuế là 100.000đ, giá vốn là 80.000đ.

Yêu cầu:

1. Ghi nhận các bút toán phát sinh trên

2. Tính và lập bút toán kết chuyển Doanh thu bán hàng thuần vào cuối kỳ. 3. Tính và lập bút toán kết chuyển Giá vốn hàng bán vào cuối kỳ.

Bài 03:

Trong tháng 12, Công ty M tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:

1/ Lương phải trả cho nhân viên bán hàng và bốc xếp, đóng gói là 10.000.000đ, nhân viên quản lý 8.000.000đ, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đúng chế độ hiện hành.

2/ Xuất kho một số công cụ dùng phục vụ bán hàng 2.000.000đ, phân bổ trong 4 tháng.

3/ Xuất kho vật liệu phụ cho bán hàng 200.000đ, cho quản lý 300.000đ, vật liệu sử dụng hết trong tháng.

4/ Rút TGNH trả tiền thuế môn bài cho công ty 1.200.000đ, kế toán phân bổ 12 tháng.

5/ Chi tiền mặt trả phí vận chuyển bán hàng 3.000.000đ.

6/ Chi tiền mặt nộp thuế cầu đường cho các phương tiện vận chuyển công ty 400.000đ

7/ Chi tiền mặt trả tiền cho chuyên viên kế toán tổ chức và tập huấn cho nhân viên phòng kế toán công ty 1.300.000đ.

8/ Phải trả tiền chi phí quảng cáo hàng hóa 60.000.000đ và thuế GTGT khấu trừ 6.000.000đ, phân bổ 6 tháng.

9/ Nhận hóa đơn tiếp khách của công ty giá chưa thuế 900.000đ, thuế GTGT 150.000đ

10/ Khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng 1.400.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.600.000đ

11/ Phải trả tiền điện, nước, điện thoại theo hóa đơn tháng này là 2.000.000đ và thuế GTGT trấu trừ tính 10%:

- Dùng cho kho hàng hóa: 1.200.000đ - Dùng cho bán hàng: 800.000đ

12/ Lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm: 1.000.000đ 13/ Lập dự phòng quỹ trợ cấp mất việc làm: 700.000đ

Yêu cầu:

1. Ghi nhận các bút toán phát sinh trên

2. Tính và lập bút toán kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động vào cuối kỳ. 3. Căn cứ vào bài 2 và bài 3 trình bày trên sơ đồ tài khoản chữ T để xác định kết quả kinh doanh (Cho biết công ty đang trong giai đoạn miễn thuế TNDN)

Chương 9

HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.1. Giáo trình sử dụng:

- Chủ biên: GS.TS. Đặng Thị Loan - Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011 (từ trang 291 đến trang 293)

9.2 Nội dung:

9.2.1 Hạch toán các khoản phải trả

9.2.1.1. Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước

a) Các khoản phải nộp ngân sách và nhiệm vụ hạch toán

Trong kỳ kế toán, các doanh nghiệp thường phải có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về các khoản phải nộp tài chính bắt buộc:

- Các loại thuế trực thu và gián thu

- Khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc vốn ngân sách (nếu có)

- Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định - Ngoài ra, một số doanh nghiệp công ích, khi sản xuất - kinh doanh các mặt hàng bán theo giá chỉ đạo của Nhà nước mà không đủ bù đắp chi phí thì được Nhà nước trợ cấp, trợ giá.

Hạch toán thanh toán với Nhà nước phải thực hiện được các nhiệm vụ hạch toán sau:

- Tính, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước theo đúng chế độ quy định.

- Phản ánh kịp thời số tiền của các khoản phải nộp tạm thời theo kê khai hoặc số chính thức theo mức duyệt của cơ quan thuế, tài chính trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết và sổ sách kế toán khác.

- Giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nước để đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời các khoản phải nộp.

- Kê khai chính xác khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng trợ cấp, trợ giá của Nhà nước.

- Trường hợp nộp các khoản bằng ngoại tệ thì việc ghi sổ tiến hành trên cơ sở quy đổi số ngoại tệ thành VNĐ theo tỷ giá hối đoái thực tế ở thời điểm nộp.

b)Tài khoản sử dụng

Để hạch toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, kế toán sử dụng TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau:

- TK 3331: Thuế GTGT phải nộp - TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt - TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu

- TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp - TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân - TK 3336: Thuế tài nguyên

- TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất

- TK 3338: Các loại thuế khác (thuế môn bài,…)

- TK 3389: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (lệ phí xăng dầu, lệ phí cầu, phà, trợ giá…)

Nội dung cơ bản của TK 333:

Bên Nợ:

- Nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản khác cho Nhà nước - Số thuế được Nhà nước giảm hoặc khấu trừ

- Số tiền trợ cấp trợ giá của Nhà nước chưa nhận được

Bên Có:

- Thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước - Số tiền trợ cấp, trợ giá của Nhà nước đã nhận được

Số dư bên Có: Số tiền doanh nghiệp còn nợ Nhà nước

Số dư bên Nợ: Số tiền nộp thừa cho Nhà nước hoặc số tiền trợ cấp, trợ giá của Nhà nước chưa nhận được.

c) Hạch toán thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo luật thuế GTGT thì các doanh nghiệp có thể tính thuế theo một trong hai phương pháp là: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

- Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế

Hạch toán thuế GTGT đầu vào

Để hạch toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp khấu trừ thuế kế toán sử dụng TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”, kết cấu của TK này như sau:

Bên Nợ: Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Bên Có:

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

- Xử lý số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả.

TK 133 có 2 tài khoản cấp 2:

+ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ; + TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi

Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611,… Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331,…

- Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán, kế toán ghi

Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241,… Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331,…

phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng (không qua nhập kho), kế toán ghi Nợ TK 632

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331,…

- Khi trả lại hàng cho người bán hoặc được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá kế toán phải ghi giảm thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Nợ TK 111, 112, 331,… Có TK 133

Có TK 152, 153,…

Hạch toán thuế GTGT đầu ra

Để hạch toán thuế GTGT đầu ra, kế toán phải sử dụng TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”. Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Kết cấu của TK 3331 như sau:

Bên Nợ:

- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ - Số thuế giá trị gia tăng được giảm trừ

- Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách Nhà nước - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại

Bên Có:

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ

- Số thuế GTGT phải nộp của thu tài chính, thu khác - Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước TK 3331 có 2 tài khoản cấp 3:

TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra;

Phương pháp hạch toán

- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán viết hoá đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế giá tri gia tăng, phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán và phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ (chưa có thuế GTGT), kế toán ghi

Nợ TK 111, 112, 131,… Có TK 3331

Có TK 511, 512

Đối với trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), kế toán ghi

Nợ TK 521, 531, 532 Nợ TK 3331

Có TK 111, 112, 131,…

- Khi phát sinh các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (như: thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố đinh,…), kế toán ghi

Nợ TK 111, 112, 131,… Có TK 515, 711 Có TK 3331

- Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá kế toán số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:

+ Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu de cuong bai giang KTTC2 123doc (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w