2.18 Đất cơ sở tôn giáo 159 137 -22
2.19
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa
táng 1.923 2.006 83
3 Đất chưa sử dụng 29.231 17.742 17.742 -11.489
4. Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
4.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách
- Về quy hoạch sử dụng đất: điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Gia Lai sau khi được Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch các ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến việc sử dụng đất; việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ cả nước đến các địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước;
28
triển các vùng chuyên canh quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp;
- Các chính sách đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn: khuyến khích, tạo điều kiện để nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất khi bị thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích khác và bảo hộ quyền lợi của người nông dân, tránh để nông dân vào vị thế bất lợi do không tham gia quản lý trong doanh nghiệp, đồng thời có giải pháp hỗ trợ người dân trong giai đoạn kiến thiết cơ bản khi trồng các loại cây lâu năm. Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải gắn được lợi ích của Nhà nước - nhà đầu tư và hộ nông dân bị thu hồi đất.
- Chính sách đất đai đối với phát triển khu, cụm công nghiệp: xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh tại khu nông thôn.
- Chính sách đất đai đối với phát triển đô thị: điều chỉnh quá trình phát triển đô thị phù hợp với tốc độ phát triển công nghiệp, quá trình chuyển đổi cơ cấu, tái cấu trúc nền kinh tế và rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch hệ thống đô thị để đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật - xã hội, hiện đại thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Chính sách đối với phát triển hạ tầng: xây dựng cơ chế tạo quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; có các giải pháp cụ thể bảo đảm quỹ đất cho các lĩnh vực gáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và tại các khu, cụm công nghiệp.
4.2. Các giải pháp về sử dụng đất
- Đất trồng lúa: rà soát, xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; phân bổ, xác định rõ ranh giới ngoài thực địa, lập bản đồ diện tích đất trồng lúa và công khai đến từng xã, giao cho Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp cần thiết chuyển mục đích, các địa phương phải có kế hoạch bù đắp diện tích đất lúa đã bị mất và phải được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
- Đất lâm nghiệp: rà soát, xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dung và khu bảo tồn thiên nhiên cần bảo vệ nghiêm ngặt; phân bổ, xác định ranh giới, cắm mốc, giao cho các Ban quản lý rừng và Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp cần chuyển mục đích phải được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
- Đất khu, cụm công nghiệp: tiếp tục rà soát, đánh giá một cách toàn diện thực trạng sử dụng đất, không bỏ trống đất đai gây lãng phí tà nguyên; không phát triển khu, cụm công nghiệp khi chưa được đảm bảo tỷ lệ lấp đầy theo quy định.
- Đối với đất đô thị: rà soát quy hoạch sử dụng đất đô thị theo hướng bố trí sử dụng đất hợp lý, bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội; nâng cao hệ số sử dụng, đặc biệt là các đô thị sử dụng đất lúa.
29
- Đất phát triển cơ sở hạ tầng: cần ưu tiên bố trí đất để đầu tư phát triển hạ tầng, đi trước một bước nhằm tạo động lực thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đồng bộ. Phân định rõ trách nhiệm và quản lý tốt các loại đất xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, thể dục thể thao và đất hành lang an toàn các công trình theo quy định.
4.3. Nhóm giải pháp về quản lý, giảm sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên phải gắn với xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật về môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định; quản lý chặt chẽ quỹ đất trồng lúa, quỹ đất dự trữ cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, theo quy hoạch được duyệt...
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến sâu rộng pháp luật về đất đai, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, thông qua đó tạo sự đồng thuận cao trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong tham gia đóng góp và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch các ngành, các lĩnh vực.
5. Tổ chức thực hiện
- UBND tỉnh: tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Gia Lai theo Nghị quyết phê duyệt của Chính phủ;
- Sở Tài nguyên và Môi trường: chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đề xuất khắc phúc kịp thời khuyết điểm tồn tại;
- Trách nhiệm của UBND cấp huyện: xây dựng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt xong trước tháng 10/2017; chỉ đạo, bố trí đủ kinh phí để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; quản lý chặt chẽ quỹ đất đã được quy hoạch và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh tình trạng sử dụng đất sai mục đích không theo quy hoạch; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện tốt cơ chế chính sách khuyến khích, đầu tư, bảo vệ, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.
30
- Trách nhiệm của các sở, ngành: tổ chức thực hiện quy hoạch chuyên ngành gắn với quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ; tổ chức thực hiện nghiêm túc quy hoạch sử dụng đất.
31 Biểu 01: Biểu 01:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015 TỈNH GIA LAI
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính Thành phố Pleiku Thị xã Ayun Pa Thị xã An Khê Huyện Chư Pưh Huyện Chư Sê Huyện Đăk Pơ Huyện Đức Cơ (1) (2) (3) (4)=(6)+…+(22) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 1 Đất nông nghiệp NNP 1.391.631 89,72 18.786 24.135 16.543 68.132 54.759 42.289 67.031 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA 62.819 4,05 2.528 1.785 1.655 4.377 5.496 1.389 688
Tr.đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 35.488 2,29 2.167 1.475 529 1.314 2.361 467 512 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 381.710 24,61 2.940 7.799 9.192 27.992 10.089 20.791 10.842 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 357.198 23,03 10.991 1.540 1.507 19.338 30.047 1.893 48.937
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 118.463 7,64 1.270 289 176 4.507 6.430 8.499 3.365
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 54.281 3,50 202
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 415.304 26,77 798 12.661 3.781 11.908 2.648 9.517 3.118
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.706 0,11 49 57 232 10 36 196 81
1.8 Đất làm muối LMU
2 Đất phi nông nghiệp PNN 97.758 6,30 6.953 1.628 3.342 2.095 7.092 5.381 4.641
Trong đó:
32
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính Thành phố Pleiku Thị xã Ayun Pa Thị xã An Khê Huyện Chư Pưh Huyện Chư Sê Huyện Đăk Pơ Huyện Đức Cơ 2.2 Đất an ninh CAN 4.031 0,26 72 3 2 2 1 2 3
2.3 Đất khu công nghiệp SKK 380 0,02 143 70 167
2.4 Đất khu chế xuất SKT 35
2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 50
2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 181 0,01 59 2 1 3 25 5 1
2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 1.025 0,07 134 24 182 3 48 15 16
2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 380 0,02 6 11 1 98 2 8