Xuất cải tiến kết quả phát hiện đối tượng trong không chứa sương mờ

Một phần của tài liệu Phát hiện đối tượng trong không ảnh chứa sương mờ dựa trên học sâu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 69 - 70)

Kết quả thực nghiệm từ Chương 4 cho thấy Double-Head cho kết quả tốt nhất cho bài toán phát hiện đối tượng không ảnh chứa sương mờ. Với mong muốn cải thiện kết quả, chúng tôi đã đề xuất phương pháp gọi là CasDou bằng cách thực hiện kết hợp phương pháp Double-Head và phương pháp Cascade R-CNN. Lý do chúng tôi thực hiện sự kết hợp này là vì cả hai phương pháp đều được xây dựng trên nền tảng của Faster R-CNN vì thế chúng có khả năng kết hợp với nhau. Chúng tôi mong muốn kiến trúc multi-stage của Cascade R-CNN sẽ giúp cải thiện kết quả của Double-Head. Trong thực nghiệm mở rộng, nhóm chỉ sử dụng backbone 𝑅 − 50 − 𝑅𝑃𝑁 cho CasDou vì lý do giới hạn tài nguyên máy.

Hơn nữa, nhóm nhận thấy rằng các được sử dụng đang gặp khó khăn với tính chất mất cân bằng đặc trưng của bộ dữ liệu dữ liệu. Cụ thể là hai đối tượng Pedestrian và Motor chiếm tỉ lệ phân bố cao nhất (khoảng 13.31% và 77.84%) trên bộ dữ liệu UIT-DroneFog, thường dễ bị nhầm lẫn với nhau khi phát hiện trong hình ảnh.

“Trong bài toán phát hiện đối tượng, hàm mất mát đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác trong phát hiện đối tượng” [31]. Trong quá trình huấn luyện, hàm mất mát được sử dụng để đánh giá tham số weights của mô hình. Giá trị hàm mất mát càng nhỏ thì mô hình dự đoán càng tốt. Do đó, chúng tôi tiếp tục thực hiện thay đổi hàm mất mát của phương pháp Double-Head và CasDou từ Cross Entropy (CE) (cấu hình mặc định của các phương pháp) sang Focal Loss (FL) với mong muốn giảm nhầm lẫn giữa các lớp khi dự đoán đối tượng.

5.1.1. Cross Entropy Loss

Hàm mất mát Cross Entropy (CE) [31] là một trong những hàm mất mát được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. CE còn được gọi là mất mát logarit hoặc mất mát logistic. Mỗi xác suất của lớp dự đoán được so sánh với kết quả đầu ra mong

52

muốn của lớp thực tế là 0 hoặc 1 và điểm số/mất mát được tính để phạt đối với các trường hợp model dự đoán sai – tính dựa trên khoảng cách của dự đoán so với giá trị kỳ vọng thực tế.

Hình phạt có tính chất logarit mang lại điểm số lớn cho các chênh lệch gần bằng 1 và điểm số nhỏ cho các chênh lệch nhỏ có xu hướng bằng 0. Chính vì thế, hàm mất mát Cross Entropy phạt nặng đối với các dự đoán sai nhiều hơn là thưởng “điểm” cho các dự đoán đúng. Hàm mất mát CE [31] được định nghĩa theo công thức sau:

ℒ𝐶𝐸(𝑝𝑡) = − 𝑙𝑜𝑔(𝑝𝑡)

Trong đó: 𝑝𝑡 là xác suất xảy ra sự kiện của lớp 𝑡.

Một phần của tài liệu Phát hiện đối tượng trong không ảnh chứa sương mờ dựa trên học sâu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)