Xu hướng tương lai

Một phần của tài liệu Tìm hiểu AR và xây dựng ứng dụng minh họa (báo cáo cuối kì đồ án 1) (Trang 27 - 30)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Công nghệ AR

2.1.6. Xu hướng tương lai

Sự thành công của công nghệ thực tế ảo AR ở hầu hết các lĩnh vực mà nó được đưa vào đang khiến nhiều chuyên gia phải dành cho nó một mối quan tâm. Hầu như mọi vấn đề đều có thể dễ dàng nhận được cách giải quyết với sự trợ giúp của thực tế ảo tăng cường AR. Khi nói đến xu hướng phát triển của thực tế ảo tăng cường thì rõ ràng nó đang cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu người dùng.

Cơng nghệ thực tế ảo có tiềm năng kết nối mọi người trên tồn cầu ngay lập tức, cung cấp các công cụ cho các ngành khác nhau và thay đổi cách chúng ta tương tác với cả thế giới ảo và thế giới thực, mang lại trải nghiệm chân thật cho con người, giúp chúng ta có những quyết định đúng đắn trước khi tiến hành cơng việc trong thực tế. AR có tiềm năng vo cùng to lớn và sẽ là bước nhảy vọt về cơng nghệ trong tương lai. Với những gì đang diễn ra, AR đã, đang và sẽ tiếp tục là bước đột phá về công nghệ cao trong tương lai.

Các nhà thiết kế UX đã bắt đầu làm sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường để cải thiện các thiết kế của họ. Công nghệ AR chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn cho các chuyên gia thời trang UX. Tương lai sẽ có rất nhiều điều bất ngờ đang chờ đợi sự gia tăng về chất lượng, hiệu quả và năng suất hiện đại của bất kỳ đối tượng ở các lĩnh vực bằng cách sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR. Bên cạnh sự phát triển của

công nghệ thực tế ảo AR riêng lẻ thì cịn là sự phát triển kết hợp giữa thực tế ảo tăng cường AR, thực tế ảo VR và trí tuệ nhân tạo AI.

2.1.7. AR trong thiết kế nội thất

AR trong kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây do nó được nghiên cứu và tích hợp với các thiết bị di động. Một nghiên cứu có tên “Tác động của AR đối với bán lẻ” được thực hiện với 1.000 người tiêu dùng Mỹ đã cho kết quả là 60% trong số họ đã thử các công cụ AR để mua sắm và rất hài lòng với trải nghiệm mua sắm thú vị này, trong đó, mọi người muốn sử dụng AR để mua đồ nội thất hơn là các ngành hàng tiêu dùng khác. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển và vai trò quan trọng của AR đối với ngành hàng này.

Trong nội thất, vấn đề lớn nhất của việc mua nội thất là khơng biết liệu chúng có thực sự phù hợp với không gian tổng thể của căn hộ. Thay vì phải đến tận nơi xem trực tiếp các món đồ, đo lường kích thước để vừa vặn với khơng gian thì giờ đây, ứng dụng thực tế ảo tăng cường giúp tái hiện lại hình ảnh 3D của nội thất trong khơng gian gia đình để biết rằng nó có thật sự phù hợp hay khơng. Ta có thể thoải mái lựa chọn màu sắc, kích thước, kiểu dáng… Đồng thời các ứng dụng AR cũng có thể giúp đặt thử các mẫu hồ bơi, tranh, tiểu cảnh, vườn hoa… trước khi tiến hành xây dựng.

Với AR, ta có thể thử đặt một món đồ nội thất bất kỳ vào khơng gia nhà, qua đó giúp chọn các mẫu nội thất phù hợp nhất. Điều này sẽ hạn chế việc phải đổi trả đồ nội thất, hoặc khơng hài lịng khi lỡ mua về.

Ứng dụng AR cung cấp những trải nghiệm mua sắm chưa từng có trước đây, thay đổi phương thức tiếp thị truyền thơng thơng thường, thay vào đó là tiếp thị truyền thơng tương tác, nâng cao, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Một trong những đơn vị tiên phong đang áp dụng công nghệ này trong bán hàng là hãng nội thất lớn nhất thế giới IKEA. Một số lợi ích vượt trội AR mang lại trong thiết kế nội thất có thể kể đến là:

- Giới thiệu chi tiết thơng tin sản phẩm: Hơn cả một phịng trưng bày thực tế, ứng dụng AR giúp khách hàng nắm được mọi thông tin về sản phẩm (chiều dài, chiều

- Thu hút lượng khách hàng trẻ và yêu công nghệ dễ dàng hơn: Công nghệ thực tế

ảo tăng cường AR tích hợp sẵn trên chiếc điện thoại thông minh giúp thu hút khách hàng trẻ và yêu công nghệ dễ dàng hơn.

- Thử nghiệm khơng có rủi ro: Với ứng dụng AR, khách hàng có thể thử sản phẩm ngay trong khơng gian thực chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên điện thoại. Nhờ đó, hạn chế tối đa rủi ro hồn trả sản phẩm.

- Cơ hội tiếp thị mới: Công nghệ AR mang đến cách thức quảng bá thương hiệu hoàn toàn mới cho doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó, tăng trưởng doanh thu nhanh hơn.

2.2. Các công nghệ ứng dụng trong đề tài 2.2.1. Flutter

2.2.1.1. Giới thiệu chung

Flutter là nền tảng phát triển ứng dụng đa nền tảng cho iOS và Android do Google phát triển. Flutter sử dụng ngôn ngữ Dart cũng do Google phát triển và flutter cũng đã được sử dụng để tạo ra các ứng dụng native cho Google.

Flutter thường bao gồm 2 thành phần chính quan trọng như sau:

- Một SDK (Software Development Kit): Đây là một bộ sưu tập bao gồm các cơng cụ có thể hỗ trợ cho người dùng có thể phát triển được các ứng dụng nền của mình. Những điều này thường bao gồm các cơng cụ có trình để biên dịch mã thành các mã gốc dành riêng cho hệ điều hành iOS và Android.

- Một Framework (UI Library based on widgets): Mỗi một tập hợp những thành phần giao diện của người dùng đều có thể thực hiện tái sử dụng vơ cùng dễ dàng nên người sử dụng có thể cá nhân hóa tùy theo nhu cầu riêng của bản thân mình.

2.2.1.2. Lợi ích sử dụng

Một số lợi ích chính Flutter mang lại có thể kể đến như sau:

- Năng suất cao: Vì Flutter là đa nền tảng, ta có thể sử dụng cùng một cơ sở mã (codebase) cho ứng dụng iOS và Android của mình. Điều này giúp ta tiết kiệm cả thời gian và nhân lực.

- Hiệu suất tuyệt vời: Dart biên dịch thành mã native và không cần phải truy cập các widget OEM vì Flutter đã có sẵn. Điều này có nghĩa là ít giao tiếp qua trung gian giữa ứng dụng và nền tảng. Như Wm Leler nói, đó là SDK Flutter là SDK di động

duy nhất cung cấp các chế độ xem reactive mà không yêu cầu cầu nối JavaScript. Tất cả những điều này góp phần vào thời gian khởi động ứng dụng nhanh và các vấn đề hiệu suất ít hơn.

- Phát triển nhanh chóng và đơn giản: Một trong những tính năng được ca ngợi nhất của Flutter là Hot Reload cho phép xem ngay các thay đổi được thực hiện trong mã trên trình giả lập và phần cứng. Chưa đầy một giây, mã đã thay đổi được tải lại trong khi ứng dụng đang chạy mà không cần khởi động lại. Điều này là tuyệt vời không chỉ để xây dựng UI hoặc thêm các tính năng mà còn để sửa lỗi. Về mặt đơn giản, Flutter tuyên bố trong các tài liệu của mình rằng lập trình với Flutter rất dễ hiểu và dễ sử dụng, khơng cần nhiều kiến thức về lập trình trước. Kinh nghiệm với các ngôn ngữ hướng đối tượng chắc chắn rất hữu ích, nhưng ngay cả những người khơng lập trình cũng đã tạo ra các ứng dụng Flutter.

- Khả năng tương thích: Vì các widget là một phần của ứng dụng chứ không phải nền tảng, bạn sẽ ít gặp phải hoặc không gặp sự cố tương thích trên các phiên bản hệ điều hành khác nhau. Flutter có thể chạy được giả lập mobile trên trang web, đây là một điều vô cùng thuận tiện cho việc phát triển. Ngoài ra, các chỉ số hiệu suất được hỗ trợ sẵn cũng giúp cho các developer kiểm soát hiệu suất của ứng dụng một cách chặt chẽ. Điều này cũng có nghĩa là cần ít thời gian hơn dành cho kiểm thử.

- Nguồn mở: Cả Flutter và Dart đều là nguồn mở và miễn phí, đồng thời cung cấp tài liệu hỗ trợ và có cộng đồng rộng rãi để giúp giải quyết mọi vấn đề bạn có thể gặp phải.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu AR và xây dựng ứng dụng minh họa (báo cáo cuối kì đồ án 1) (Trang 27 - 30)