Một số biện pháp nâng cao vai trị của cơng cụ thuế trong việc điều tiết

Một phần của tài liệu Bài tập lớn kinh tế học đề tài "Tìm hiểu điều tiết của Chính phủ với nền kinh tế của Việt Nam thông qua công cụ thuế trong 5 năm 2015-2019" (Trang 33)

nền kinh tế của chính phủ

Đất nước ta đang tiếp tục triển khai đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa– hiện đại hóa, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, điều này đã và đang rất cần một nguồn tài chính đủ mạnh. Trong bối cảnh như vậy, việc hồn thiện và nâng cao vai trò của thuế - nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước cần tiến hành với những nội dung sau:

3.2.1. Cải tiến và hồn thiện chính sách thuế, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng

Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu, có nghĩa là phải huy động mọi nguồn thu, tăng thu trên cơ sở mở rộng diện thu với mức thuế suất vừa phải và đơn giản (thuế suất cao và thấp quá sẽ mất tác dụng của thuế). Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế: Mục tiêu của thuế chủ yếu là kích thích, điều tiết kinh tế và tăng thu cho ngân sách Nhà nước, không nên đặt ra cho thuế phải thực hiện một lúc nhiều mục tiêu liên quan đến chính sách xã hội.

Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, chống tình trạng trùng lặp trong thuế, chống thuế chồng lên thuế.

Đơn giản hóa chính sách thuế, đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận.

Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập hợp lý, tạo cơng bằng xã hội.

Chính sách thuế phải bảo đảm ổn định trong một thời gian dài, tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng kiểm soát được: kiểm soát của người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thu thuế.

Thu hẹp phạm vi diện miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế. Áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thu thuế khơng hiệu quả, do chi phí để thu thuế lớn hơn cả số tiền thu thuế được.

3.2.2. Kiên quyết chống thất thu, nâng cao trình độ nghiệp vụ và nhận thức của mỗi cán bộ thu thuế, mặt khác cũng tăng cường thanh tra kiểm tra để phát hiện và xử lý ngay sai phạm.

Cơ quan thuế các cấp sẽ thường xun tổ chức rà sốt, đánh giá phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, làm rõ những khoản cịn thất thốt, các nguồn thu cịn tiềm năng.

Tăng cường công tác phân tích, dự báo những tác động bất lợi từ việc suy giảm kinh tế, những tác động bất thường của giá cả, thị trường tín dụng trên thế giới và trong nước tác động đến tình hình thu nộp ngân sách Nhà nước của khối Doanh nghiệp để có những đề xuất, kiến nghị giải pháp kinh tế vĩ mô ngăn chặn đà suy giảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước.

Ngành thuế tiếp tục theo dõi, phát hiện để có ý kiến đề nghị với các ngành, các cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về vốn, thị trường, giá cả, xử lý kịp thời các cơ chế chính sách gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra sẽ được ngành Thuế đẩy mạnh và làm quyết liệt trong thời gian tới. Theo đó, ngành thuế sẽ đẩy mạnh việc kiểm soát, xử lý triệt để các khoản nợ đọng thuế, trình cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý vướng mắc về nợ thuế, tập trung lực lượng triển khai các biên pháp thu hồi nợ thuế, triển khai cá biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế để lựa chọn những đối tượng có dấu hiệu gian lận thuế, bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đặc biệt tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, các Tập đồn, tổng cơng ty, các địa bàn trọng điểm có số thu lớn, các ngành hàng, các lĩnh vực, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu lớn. Tập trung tổng hợp, rà soát các kết quả sau thanh tra để có biện pháp xử lý đơn đốc, thu hồi kịp thời các khoản mà thanh tra đã kết luận vào ngân sách Nhà nước.

3.2.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức thuế và phát triển cơ sở hạ tầng ngành thuế

Sự phát triển ngày càng phức tạp của nền kinh tế địi hỏi hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng phải phát triển tương xứng. Bên cạnh đó, những cải cách trong hoạt động quản lý Nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin địi hỏi đội ngũ cơng chức quản lý thuế phải được bồi dưỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công tác. Cơ sở hạ tầng ngành thuế cũng cần phải tiếp tục được hồn thiện nhằm gia tăng tính hiệu quả của công việc, giảm thiểu thời gian và chi phí cho chủ thể nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế.

3.2.4. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính thuế và phịng chống tham nhũng trong ngành thuế

Thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính thuế nói riêng hiện nay đã có nhiều cải cách nhằm phục vụ xã hội được tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều thủ tục vẫn còn rườm rà, gây nhiều bất cập cho chủ thể nộp thuế cần được tiếp tục cải tiến. Bên cạnh đó, cơng tác phịng, chống tham nhũng cần phải được đẩy mạnh, thường xuyên để đảm bảo công bằng và tránh thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế

Cần thường xuyên phổ biến sâu rộng trong mọi tổ chức và dân cư về pháp luật thuế các luật thuế và các văn bản dưới luật để họ hiểu rõ, nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế và tổ chức thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, đây là một sức mạnh to lớn để thực hiện chính sách trốn thuế, lậu thuế…

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng trong thời đại ngày nay vai trị điều tiết của Chính phủ thơng qua cơng cụ thuế đối với nền kinh tế thị trường là rất quan trọng. Trên thế giới không một nền kinh tế nào có thể phát triển ổn định bền vững mà lại không cần đến sự can thiệp của Nhà nước bằng công cụ thuế. Những thất bại thị trường không phải là sẽ khơng diễn ra, nhưng “ bàn tay hữu hình ” của Nhà nước với cơng cụ thuế của mình có thể làm giảm nhẹ hậu quả của những thất bại thị trường. Chính vì vậy, nâng cao vai trị của thuế trong quản lý nền kinh tế của Nhà nước là một xu thế khách quan. Mọi quốc gia, các mơ hình kinh tế phát triển thành cơng hay suy thối, ổn định hay rối loạn, giàu hay nghèo đều có thể tìm thấy ngun nhân chủ yếu ở vai trò của thuế trong quản lý nền kinh tế của Nhà nước. Do vậy, việc chuyển nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của nền kinh tế, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường khoảng gần 20 năm trở lại đây, chính vì vậy địi hỏi vai trị và chức năng của thuế trong quản lý nền quản lý của Nhà nước phải được tăng cường chứ không được coi nhẹ. Bởi vì chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới khơng phân biệt chế độ chính trị, do đó chức năng quản lý của Nhà nước lại phải càng chặt chẽ và sát sao hơn nữa.

2. Kiến nghị

Thứ nhất: Thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN năm 2020 đã được Quốc

hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, phấn đấu vượt tối thiểu 5% dự toán theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Để hồn thành nhiệm vụ này, Tổng cục Thuế cần bám sát những nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 01 năm 2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kinh tế xã hội – dự tốn NSNN năm 2020 và chương trình hành động của Bộ Tài chính để xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức triển ngay nhiệm vụ được giao ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2020.

Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, tạo thuận

lợi cho doanh nghiệp theo đúng mục tiêu, yêu cầu tại Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ và chương trình hành động của Bộ Tài chính để tổ chức triển khai thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống thuế. Nâng xếp hạng chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội từ 7-10 bậc.

Thứ ba: Tổ chức, sắp xếp tinh gọn bộ máy gắn với đẩy mạnh ứng dụng

công nghệ thông tin trong công tác quản lý, gắn với đổi mới phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đảm bảo bộ máy phải tinh gọn, hoạt động phải hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 năm 2017 của Ban Chấp hành TW Đảng khóa 12 và Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính. Đồng thời thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức thuế theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39 năm 2015 của Bộ Chính trị.

Thứ tư: Chấn chỉnh và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ,

công vụ. Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ để phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm của cán bộ công chức thuế, nhất quyết đưa ra khỏi ngành các cơng chức thối hóa, biến chất, tiêu cực, vi phạm kỷ luật. Thực hiện nghiêm cơng tác ln phiên, ln chuyển, chuyển đổi vị trí cơng tác theo đúng quy định và Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Vũ Kim Dũng (2018), Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (2014), Giáo trình Kinh tế vi mơ I, NXB Tài chính

3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, Nxb.Công an, Hà Nội, 2018;

4. Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; 5. Luật quản lí thuế năm 2006;

6. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992;

7. Phạm Thị Giang Thu, “Những yêu cầu và mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 3, tháng 3/2019.

8. ThS Trần Vũ Hải, Đại học Luật Hà Nội, “Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế”;

Một phần của tài liệu Bài tập lớn kinh tế học đề tài "Tìm hiểu điều tiết của Chính phủ với nền kinh tế của Việt Nam thông qua công cụ thuế trong 5 năm 2015-2019" (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w