Mô Hình Chuỗi Cung Ứng Của Nike:

Một phần của tài liệu CHUỖI CUNG ỨNG của CÔNG TY VINA GIÀY và NIKE (Trang 26 - 31)

Nike

Nghiên cứu và phát

triển sản phẩm Nhà máy cung cấpnguyên vật liệu

Sản xuất mẫu Sản xuất đại trà

Phân phối và chiêu thị

Khách hàng Outsourcing

Quản Trị Cung Ứng GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh

Nike có hai lựa chọn để sản xuất các sản phẩm của họ.Họ có thể sở hữu và vận hành các nhà máy, hoặc tìm cách gia công. Các cơ sở có đủ hiệu quả để gia công có thể được đặt ở trong nước hoặc quốc tế.Gia công ở các công ty trong nước có lợi thế dễ dàng theo dõi, lực lượng lao độngcó tay nghề cao, nội quy lao động được hiểu rõ, nhưng mặt khác nó là tương đối tốn kém nếu so với thuê ngoài ở các nước đang phát triển. Gia công ở nước ngoài (trong các nền kinh tế thế giới thứ ba) hiệu quả to lớn đạt được là do chi phí lương thấp, nhưng công ty này lại phải đối mặt với khó khăn trong giám sát chất lượng của các sản phẩm của họ và không kiểm soát được các điều kiện làm việc trong các nhà máy.

Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có các nhà máy ở Việt Nam. Toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm được đặt tại các nhà máy này và được đặt dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên từ công ty Nike (họ sẽ theo dõi tiến độ sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm). Nike chỉ tham gia vào quá trình nghiên cứu, tạo mẫu sản phẩm và chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Khi thiết kế được một mẫu giày, Nike sẽ giao mẫu giày này cho một nhà máy để tiến hành sản xuất mẫu. Nếu sản phẩm mẫu đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ kí hợp đồng với nhà máy để sản xuất đại trà. Nike sử dụng Outsourcing theo hình thức mua đứt bán đoạn, tức là nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên vật liệu sản xuất. Tuy nhiên, danh sách các nhà máy cung cấp nguyên vật liệu cũng phải nằm dưới tầm kiểm soát của Nike.

Điều này giúp cho Nike có thể nắm được giá cũng như chất lượng của nguyên vật liệu. Khi hợp đồng hoàn thành, Nike sẽ trả tiền theo giá chi phí sản xuất cộng với thù lao gia công. Sản phẩm sẽ được chuyển đến công ty Nike, từ đây Nike sẽ thực hiện quá trình phân phối, bán sản phẩm. Ta nhận thấy được rằng, Nike không trực tiếp tham gia vào những công đoạn mà công ty không có thế mạnh, những công đoạn đó điển hình là sản xuất được công ty thực hiện thong qua việc vận dụng tối đa hoạt động thuê gia công từ các quốc gia có chi phí thấp như các quốc gia châu Á. Điều này giúp cho công ty có thể

tập trung tốt nhất vào các hoạt động thế mạnh vốn là cốt lõi của mình như thiết kế sản phẩm, marketing và hoạch định, thu mua, quản lý.

Chuỗi cung ứng mà Nike áp dụng được xem như là một chuỗi cung ứng ảo. Một chuỗi cung ứng ảo thông qua thuê ngoài hoàn toàn việc sản xuất giúp công ty giảm chi phí quản trị, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất sản phẩm cũng như có thể chuyển đổi sang các nhà cung ứng có chi phí thậm chí thấp hơn nhưng với chất lượng sản phẩm cao. Một chuỗi cung ứng ảo giúp Nike dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các nhà cung ứng thay thế một cách linh hoạt và rộng rãi. Mặc dù vị trí địa lý có thể tách rời Nike và các nhà cung ứng, các đối tác của mình nhưng với một hệ thống thông tin điện tử mạnh mẽ, họ có thể dễ dàng kết nối và liên lạc, nắm tình hình của nhau bất cứ lúc nào và có sự kết hợp chặt chẽ.

Với nhiều nhà cung ứng đáng tin cậy, có mối quan hệ bền vững với mình, Nike phần nào có thể an tâm về các sự cố khẩn cấp trong chuỗi cung ứng. Và với sự đa dạng về nhà cung ứng, cả cố định lẫn thay thế khi cần, chuỗi cung ứng có thể hoạt động linh hoạt hơn. Một chuỗi cung ứng ảo nhưu chuỗi cung ứng của Nike mang lại cho Nike nhiều lợi ích và lợi thế, tuy nhiên nó cũng có không ít bất lợi. Một số bất lợi đó là chi phí rất cao để thực hiện một chuỗi cung ứng ảo do những đòi hỏi về các thiết bị kĩ thuật, nhất là việc quản lý hệ thống thông tin do chính Nike đầu tư. Thứ hai đó là sự phức tạp khi tích hợp với các nhà cung ứng.Quả thật, với quá nhiều nhà cung ứng mà mình có, Nike cần phải bỏ ra nhiều nỗ lực hơn để có thể tích hợp hệ thống thông tin của mình với của từng nhà cung ứng. Một bất lợi nữa đó là Nike khó có thể .

Quản Trị Cung Ứng GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh

KẾT BÀI

Vina Giầy đã tham gia thị trường giầy dép thành phố Hồ Chí Minh rất sớm từ những năm 1990 với các loại giày da thời trang đa dạng thích hợp cho cả hai giới già và trẻ. Các kiểu dáng sản phẩm Vina Giầy luôn thay đổi để theo kịp thị hiếu và thời trang của khách hàng, thông qua kĩ thuật tạo mẫu trên máy tính, nghiên cứu các doanh mục thời trang nước ngoài. Đặc biệt nghiên cứu trên các mẫu thiết kế giày do Giám đốc công ty thực hiện qua những chuyến đi du lịch, các cuộc hội chợ triển lãm, các nghiên cứu sản phẩm da và giày da tại Ấn Độ, Pháp Italy hoặc các nước Châu Âu khác.

Từ lâu, người tiêu dùng đều biết đến Vina Giầy như là một thương hiệu da giầy lớn nhất của Việt Nam trên thị trường. Song ít ai biết được rằng, Vina Giầy hình thành và phát triển dựa trên những giá trị tinh hoa, được đúc kết từ truyền thống hàng trăm năm của ngành da giầy Việt Nam. Và người viết nên trang sử vàng đó cho Vina Giầy chính là nghệ nhân Vũ Chầm. Với bàn tay tài hoa, lòng yêu nghề và sự sáng tạo, “Ông tổ” của Vina Giày luôn quan tâm, truyền đạt kinh nghiệm cho con cháu và thợ nghề. Trong những hoàn cảnh khó khăn, ông vẫn bám trụ, một lòng sống chết với nghề. Kỹ năng, lòng nhiệt huyết ấy được ông truyền lại cho thế hệ trẻ sau này tiếp tục xây dựng thương hiệu Vina Giày phát triển, vững mạnh. Sản phẩm giày da của Vina Giày dưới bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những người thợ giày làng Phong Lâm luôn có bề mặt da mịn, đều tự nhiên, đường chỉ may tỉ mỉ, sắc nét. Vina Giày đã hội tụ đầy đủ những tinh túy của da giày Việt Nam. Trên 20 năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh giày da, Vina Giày luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để sản phẩm đến với nhiều đối tượng khách hàng. Vina Giày nhận đặt hàng qua Website, thanh toán qua thẻ tín dụng, giao hàng nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu trước 24 giờ với khách hàng trong nước.

Vâng, có được thương hiệu rồi nhưng để bảo vệ nó còn khó khăn hơn, và cách bảo vệ tốt nhất đó là phải biết giữ chữ tín. Phương châm mà ông Vũ Chầm chia sẻ và yêu cầu 8 người con cũng như hơn 500 cộng sự của mình ở Vina Giầy phải tâm niệm rằng “ Khách hàng là thượng đế, mọi lỗi lầm đều thuộc về nhà sản xuất, lợi ích của khách hàng là trên hết”.

Đối với ông, sản phẩm có tốt thì thương hiệu mới bền được, thương hiệu phải đồng hành cũng chất lượng. Muốn xây dựng thương hiệu phải giữ chữ tín với người tiêu dùng. Đó cũng là bí quyết giúp Vina Giầy tồn tại bền vững cho đến ngày nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quản Trị Cung Ứng GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh

2. Trang chủ Công ty cổ phần giầy Việt http://www.vinagiay.vn/ 3. Trang thông tin điện tử, dòng họ vũ ngày nay

http://hovuvovietnam.com/Tu-giay-Vu-Cham-den-Vina- giay_tc_304_311_816.html

4. http://finance.vietstock.vn/VNSC-ctcp-chung-khoan-vina.htm

5. Tài liệu Logistics những vấn đề cơ bản của GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân 6. http://sct.haiduong.gov.vn/

7. http://baocongthuong.com.vn/ 8. http://www.saigondautu.com.vn/

Một phần của tài liệu CHUỖI CUNG ỨNG của CÔNG TY VINA GIÀY và NIKE (Trang 26 - 31)