Hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp kinh doanh tại nông thôn và thực trạng tăng doanh thu bền vững - pdf (Trang 33)

Hạ giá thành sản phẩm thực chất là việc tiết kiệm các chi phí về lao động sống

và lao động vật hoá bỏ ra cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc tiết kiệm các khoản chi phí trực tiếp tạo nên thực thể sản phẩm phải được thực hiện một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, đối với chi phí bán hàng phải tuỳ vào đặc điểm của sản phẩm, điều kiện tự nhiên, xã hội, thị trường tiêu thụ.

Đây là phương hướng cơ bản, lâu dài để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh về giá, nếu giá sản phẩm càng thấp thì doanh nghiệp càng có lợi thế để hạ giá bán sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Việc tiết kiệm các chi phí về lao động sống, lao động vật hoá có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn xã hội. Vì vậy, nó không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh và có lãi mà còn giúp doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Để giảm được chi phí hạ giá thành sản phẩm các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:

Phấn đấu tăng năng suất lao động

Năng suất lao đông phản ánh năng lực sản xuất của người lao động, biểu hiện bằng số sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian hay thời gian cần thiết để làm ra một đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao động có nghĩa là tăng số sản phẩm làm ra hay giảm số thời gian cần thiết để làm ra một đơn vị sản phẩm, điều này làm cho chi phí

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp kinh doanh tại nông thôn và thực trạng tăng doanh thu bền vững - pdf (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)