ĐẠI
1. Chữ viết
Chữ viết ở Lưỡng Hà đầu tiên do người Xume sáng t o vào cu i thiên k IV ạ ố ỉ TCN. Trong thời kì đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình. Ví dụ, muốn vi t các ch ế ữ chim, lá, lúa, nước thì vẽ hình con chim, con cá, bông lúa, làn sóng. D n d n, các hình v ầ ầ ẽ được đơn giản hóa t c là không ứ phả ẽi v toàn b s ộ ự vật
mà chỉ vẽ một bộ phận tiêu biểu mà thôi, ví dụ, chữ trời chỉ vẽ một ngôi sao, chữ bò mộng chỉ vẽ cái đầu với hai sừng dài.
Trên cơ sở ượng hình, để biểu thị các khái niệm, động tác... t người ta phải dùng phương pháp biểu ý. Vídụ, muốn viết chữ khóc thì vẽcon mắt và nước, đẻ thì vẽ chim và trứng, bò rừng thì vẽ bò và núi. Lúc đầu, hình cái cày vừa có nghĩa là cái cày, lại có nghĩa là người cày. Để phân biệt, bên cạnh hình cái cày thêm hình gỗ thì có nghĩa là cái cày, bên cạnh hình cái cày có thêm hình người thì có nghĩa là người cày.
Người ta còn dùng hình vẽ để mượn âm thanh. Ví dụ, muốn biết âm xum thì vẽ bó hành, vì bó hành có âm là xum. Các hình vẽ chỉ âm tiết còn kết hợp với một số hình khác để phân biệt các khái niệm. Ví dụ, hình bàn chân kết hợp với âm tiết NA là "đi", hình bàn chân kết hợp với âm BA là "đứng", chữ h àithanh còn dùng để biểu đạt nhiều loại từ khác như giới từ, phó từ... Nhờ có chữ hài thanh, số chữ tượng hình càng ngày càng ít đi. Lúc đầu có khoảng 2000 chữ, nhưng đến thời Lagát (thế kỉ XXIX TCN) chỉ còn lại khoảng 600 chữ.
Chất liệu dùng để viết là các tấm đất sét còn ư và những cáiớt que vót nhọn. Viết trên đất sét chỉ thích hợp với những nét thẳng và ngắn; vì vậy, những nét dài được thay bằng nhiều nét ngắn và nét cong thì thay bằng nét thẳng. Ví dụ, cái đầu bò được viết thành một hình tam giác đỉnh chúc xuống dưới, phía trên có 2 đoạn thẳng biểu thị hai cái sừng. Đồng thời, do dùng que viết trên đất sét nên chỗ mới ấn vào thì nét to, chỗ rút bút ra thì nét nhỏ, do đó các nét đều giống hình cái nêm. Do sự bố trí khác nhau củacác nét ấy mà tạo thành các chữ khác nhau. Loại chữ này được gọi là chữ tiết hình tức là chữ hình nêm.
Tổng số chữ tiết hình không đến 600 chữ, trong đó thường dùng chỉ có 300 chữ, nhưng mỗi chữ ường có vài nghĩa. th
Chữ tiết hình cũng do người Xume phát minh, về sau, người Accat, người Babilon, người Atxiri và các tộc khác ở Tây Á cũng dùng chữ tiết hình để viết ngôn ngữ của mình. Đến khoảng năm 1500 TCN, chữ tiết hình thành văn tự ngoại giao quốc tế, ngay Ai Cập khi kí điều ước hoặc các văn kiện ngoại giao cũng dùng loại chữ này.
Về sau người Phênixi và người Ba Tư đã cải tiến chữ tiết hình thành vần chữ cái. Tuy vậy, ở ưỡng Hà, các tăng lữ, các quan tòa và các nhà chiêm tinh vẫn L dùng chữ tiết hình đến trước, sau công nguyên mới bị chữ phiên âm hoàn toàn thay thế.
Lúc đầu chữ tiết hình được viết từ trên xuống dưới và từ phải sang trái. Về sau, vì viết như thế có một điều bất tiện là khi viết đến dòng thứ hai thì tay xóamất dòng thứ nhất vừa viết. Vìvậy, người ta đổi thành cách viết từ trái sang phải theo hàng ngang, đồng thời mỗi chữ cũng quay 90°. Sau khi viết xong quay tấm đất sét lại thì vẫn thành viết từ trên xuống dưới vàtừ phải sang trái. Nếu sách gồm nhiều
trang thì mỗi tấm phải có tên sách và số trang, đồng thời đầu trang sau phải nhắc lại dòng cuối cùng của trang trước. Sau khi viết xong, muốn bảo tồn lâu dài thì cho vào lửa nung. Loại "giấy" này có ưu điểm là không bị mục nát, mối mọt, không bị cháy, nhưng lại có nhược điểm là dễ vỡ và quá nặng. Một quyển sách 50 trang thì phải nặng đến 50kg. Ngày nay ở Ninivơ, kinh đô của Atxiri ngày xưa đã phát hiện được trên 20.000 tấm đất sét như vậy, kể cả ở các nơi khác đã phát hiện được mấy trăm ngàn tấm.
Từ cuối thế kỉ thứ VIII, một học giả Đan Mạch ên là Cacxten Nibua bắt đầu X t nghiên cứu cách đọc chữ tiết hình trên một minh văn do một thương nhân Ý đưa từ Ba T châu Âu ư về nhưng ch a thành công. ư
Năm 1802, một giáo viên trung học ười Đức tên ng là Grôtêphen. (Grotefend) đã đọc được hai đoạn minh văn.
Grôtêphen đã chọn hai đoạn minh văn có đặc điểm là trong đó có những cụm từ giống nhau. Ông đoán đó là tên hoàng đế, tiếp đến là danh hiệu, tiếp đến là tên cha và tên triều đại. Kết hợp với việc tra tên các vua Ba Tư trong lịch sử, Grôtêphen đã đọc được:
+ Đoạn 1: Xecxet, hoàng đế vĩ đại, hoàng đế trong các hoàng đế, con trai của hoàng đế Đariút, Akêmênit.
+ Đoạn 2: Đariút, hoàng đế vĩ đại, hoàng đế trong các hoàng đế, con trai cuả Hixtapơ, Akêmênit.
Grôtêphen đã đọc được 12 chữ trong bảng vần chữ cái của Ba Tư, về sau được chứng minh là 9 chữ trong số đó hoàn toàn chính xác. Như vậy, Grôtêphen đã đặt cơ sở cho việc đọc chữ tiết hình.
Năm 1835, nhà du lịch người Anh Rolinxơn (Rawlinson) phát hiện được một bản minh văn khắc trên vách đá, cao 4m, dài 20m, gồm 400 hàng. Ông đã bỏ ra mấy năm để chép bản minh văn ấy. Việc đọc chữ tiết hình được tiến triển thêm một bước.
Năm 1857, bốn độc giả đã độc lập nghiên cứu nhưng đã cùng đọc được một đoạn minh văn chữ tiết hình Atxiri. Vì vậy năm này được coi là năm khai sinh môn Atxiri học. Từ đó cả kho tàng t ư liệu của khu vực Lưỡng Hà uộc các lĩnh vực văn th học, lịch sử, pháp luật, kinh tế, khoa học... được dịch ra ngôn ngữ hiện đại.
2. Văn học
Văn học Lưỡng Hà gồm hai bộ phận chủ yếu là văn học dân gian và sử thi (cũng gọi là anh hùng ca).
Văn học dân gian gồm có cách ngôn, ca dao, truyện ngụ ngôn... Loại văn học này thường phản ánh cuộc sống lao động của nhân dân và cách cư xử ở đời. Loại văn học này thường là văn học truyền miệng; vì vậy ngày nay ta biết được không nhiều.
Sử thi ra đời từ hời Xume, đến thời Babilon chiếm một trí rất quan trọng. t vị Loại văn học này chịu ảnh hưởng của tôn giáo rất mạnh. Chủ đề của nó thường là
ca ngợi các thần. Thuộc về loại này, có các truyện như "Khai thiên lập địa", "Nạn hồng thủy", "Gingamét" là tương đối tiêu biểu.
Truyện Khai thiên lập địa kể rằng trước khi có thế giới chỉ có ác quỷ Tiamát, hóa thân của vực thẳm. Tiamát đã sinh ra các thần nhưng một khi đã lớn mạnh, các thần không thừa nhận quyền lực của Tiamát nữa. Tiamát bèn tạo ra rất nhiều yêu quái gồm rắn độc, ác long, chó dại, người cá, người dê, người bò cạp đến đánh các thần, các thần đều khiếp sợ, chỉ có thần Mácđúc trẻ tuổi dám nghênh chiến. Khi cuộc chiến đấu mới bắt đầu, Tiamát há miệng định nuốt Mácđúc, Mácđúc liền thả gió độc làm Tiamát không ngậm được miệng, tiếp đó Mácđúc bắn trúng tim Tiamát, Tiamát chết. Bọn yêu quái hốt hoảng bỏ chạy nhưng bị mắc vào lưới của Mácđúc đã bủa vây từ trước nên bị bắt làm tù binh. Thế là Mácđúc giành được thắng lợi.
Mácđúc xẻ thi thể Tiamát làm hai nửa, một nửa làm thành trời, một nửa làm thành đất. Trên rời Mácđúc xây dựng cung diệnt cho các thần, bố trí mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Trên mặt đất, Mácđúc sáng tạo ra cây cối, động vật, dòng nước, cá. Đến đây các thần bèn xin Mácđúc tạo ra con người để phục dịch các thần. Mácđúc liền dùng đất sét trộn với máu của một thần vốn là bộ hạ của Tiamát để nặn thành người. Nhờ những công tích ấy, Mácđúc được các thần suy tôn là chúa tể của các thần. Câu chuyện trên được viết bằng thơ và chép trên 7 tấm đất sét. Truyện nạn hồng thủy kể rằng vì muốn tiêu diệt nhân loại, các thần đã tạo ra nạn lụt lớn làm ngập thế giới. Lúc bấy giờ có một kẻ thành kính thờ thần được thần báo trước và bảo ông ta phải đóng một chiếc thuyền lớn để đem theo giống của các loại động vật trên thuyền. Mưa như trút, nhấn chìm cả mặt đất dưới nước, nhân loại biến thành bùn, mọi sinh mệnh đều bị hủy diệt, chỉ còn lại người này cũng các sinh vật trên thuyền. Ông ta tạ ơn các thần và được các thần cho ông trở thành người bất tử.
Tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Lưỡng Hà cổ đại là sử thi Gingamét. Tác phẩm này vốn của người Xume, sau được người Babilon cải biên và phát triển. Nội dung chủ yếu như sau:
Gingamét là một kẻ 2/3 là thần 1/3 là người, là vua của Urúc, vì không có chỗ để sử dụng sức mạnh của mình nên đã áp bức nhân dân Urúc rất cực khổ. Nhân dân Urúc kiện lên các thần, các thần bèn sáng tạo ra chàng dũng sĩ Enkidu, một người rừng có sức mạnh phi thường. Enkidu cùng sống chung với các loài thú, cùng ăn cỏ và uống nước suối với chúng.
Enkidu bảo vệ các thú rừng khỏi bị những người đi săn giết hại, vì vậy một người thợ săn đến nhờ Gingamét giúp đỡ để trừ Enkidu. Gingamét sai một nữ nô lệ của đền miếu đến thu phục Enkiđu. Tình yêu đã làm cho Enkidu bỏ tính chất hoang dại, rồi Enkidu cùng người nữ nô lệ ấy về Urc. Tại đây Gingamét và Enkidu đã đọ sức với nhau nhưng không phân thắng bại. Hai người kết thành đôi bạn thân.
Lúc bấy giờ rừng bách có con yêu quái Humbaba, nó không cho dân Urúc đến ở đây lấy gỗ, hơn nữa nó còn bắt nữ thần Ixta đem giấu ở đó. Vì vậy, Gingamét và Enkidu đến rừng bách giết Humbaba.
Thế là hai chàng dũng sĩ đã trừ được hại cho dân Urúc và cứu được thần Ixta. Do vậy, nữ thần Ixta đã bày tỏ tình yêu với Gingamét, nhưng Gingamét cho rằng Ixta là một kẻ lẳng lơ nên đã từ chối.
Nhục nhã và tức giận, Ixta đã xin cha mình là thần Anu, vị thần cao nhất ở Lưỡng Hà tạo ra một con bò thần rất hung dữ để giết chết Gingamét. Mặc dù con bò thần này có cái sừng dài đến 2m, hơi thở của nó một lần có thể làm chết mấy trăm người. Nhưng Enkiđu và Gingamét cũng giết được con bò thần ấy.
Hai chàng dũng sĩ trở về Urúc và được nhân dân vui mừng tiếp đón và hết lời ca ngợi.
Trong khi Urúc đang mở hội mừng thắng lợi thi các thần quyết định Enkidu phải chết.
Sợ hãi trước cái chết, Gingamét quyết tâm đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Trải qua rất nhiều gian nan thử thách Gingamét phải lặn xuống tận đáy biển để lấy thuốc cải lão hoàn đồng. Nhưng trên đường về, khi đi qua một cái hồ, Gingamét để thuốc tiên lên bờ rồi xuống tắm. ột con rắn bò tới nuốt mất thuốc M tiên. Chính vì vậy từ đó rắn già rắn lột Gingatnét thất vọng trở về Urúc.
Gingamét xin các thần ban cho một ơn huệ uối cũng là cho được gặp linh hồn c Enkidu một lần nữa để hỏi về cuộc sống sau khi chết. Câu chuyện đến đây kết thúc.
Tóm lại, văn học Lưỡng Hà cổ đại đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hơn nữa văn học Lưỡng Hà đã có ảnh hưởng lớn đối với khu vực Tây Á. Những truyện Khai thiên lập địa, sang tạo ra loài người, Nạn hồng thủy... trong kinh thánh đều bắt nguồn từ nền văn học Lưỡng Hà.