6. Kết cấu luận văn
3.1.3. Bối cảnh mới đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Quảng Ninh
Quảng Ninh
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung nhiều giải pháp ứng phó hiệu quả trước những thách thức và tác động của dịch Covid-19, hoàn thành "mục tiêu kép" chống dịch hiệu quả và giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của năm 2020. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2020 ước tăng 10%, là một trong số ít các địa phương có mức tăng trưởng cao nhất cả nước. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng hơn 13%; khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh song vẫn đạt mức tăng trưởng 7,5%; khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%. Cơ cấu kinh tế hiện nay có sự chuyển dịch hợp lý, đúng thực tế của các lĩnh vực, ngành nghề. Ðể có được những kết quả này, Quảng Ninh đã ưu tiên, tập trung cao nhất các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch với tinh thần "chống dịch như chống giặc" và phương châm chủ động ngay ở các cấp, địa phương, không để xảy ra rủi ro đối với nỗ lực tạo môi trường an toàn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chung.
Ðồng thời, hỗ trợ kịp thời để các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, sớm đưa một số dự án công nghiệp chế biến, chế tạo sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị âm thanh, sản xuất sợi, dệt kim, khăn, vải..., bổ sung thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp, bù đắp sự sụt giảm của khu vực dịch vụ do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 7,1%, chiếm 17,7% GRDP, đóng góp 39% tổng thu ngân sách của tỉnh. Năm 2020, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã nộp ngân sách nhà nước ước 18 nghìn tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách tỉnh gần 15 nghìn tỷ đồng, duy trì mức thu nhập bình quân hơn 12 triệu đồng/người/tháng. Sự tăng trưởng này của ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp khai khoáng không chỉ góp phần bù đắp lại sự sụt giảm của khu vực dịch vụ, mà còn tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định của tỉnh trong các năm tiếp theo. Ðiều này khẳng định bản lĩnh và quyết tâm chính trị cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiên định các mục tiêu tăng trưởng trước những tác động, thách
thức bất lợi, khó lường về an ninh phi truyền thống; ý chí tự lực, tự cường, tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì lợi ích chung.
Vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nghị quyết về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định, phải đạt được ba đột phá về thu hút tổng vốn đầu tư, tốc độ giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; về tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP và thu ngân sách địa phương; về thu hút lao động chất lượng cao gắn với tăng quy mô, chất lượng dân số thông qua phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo. Ðây là một trong những định hướng chiến lược, đúng đắn, kịp thời, bước đi mạnh mẽ của Quảng Ninh nhằm cơ cấu lại khu vực công nghiệp, phát triển nhanh, bền vững công nghiệp chế biến, chế tạo hiện ngày càng đóng vai trò động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2. Giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp của thị xã Đông Triều trong bối cảnh mới
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách đào tạo, bồi dưỡng
- Cơ sở thực hiện giải pháp
Dựa trên số lượng và chất lượng về trình độ chuyên môn, năng lực công tác và kinh nghiệm thực tiễn trong công việc của đội ngũ cán bộ phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều.
- Nội dung giải pháp: Tập trung nâng cao chất lượng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ tại các doanh nghiệp.
- Phương thức tiến hành: Để thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện theo phương thức sau:
+ Cần phải thành lập một ban chuyên trách việc đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc phòng Hành chính Nhân sự của các doanh nghiệp để việc phân công nhiệm vụ được rõ ràng và họ sẽ tập trung vào công việc tổ chức thực hiện các nội dung đào tạo, bồi dưỡng tại các doanh nghiệp. Hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo, bồi dưỡng bằng việc tuyển chọn, đề bạt cán bộ phải căn cứ vào điều kiện và tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ yêu cầu phải là những người có trình độ đại học về quản lý nhân sự hoặc được đào tạo về đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ tại
các trường chính quy. Về năng lực bản thân thì họ phải am hiểu tình hình SXKD của doanh nghiệp mình làm việc cũng như phải có khả năng lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện công việc một cách hợp lý và sáng tạo. Đồng thời cũng cần có phẩm chất đạo đức tốt, liêm chính, không vụ lợi, làm việc dựa trên tinh thần tự nguyện vì sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tìm ra người có đủ những yếu tố trên và giao cho họ thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ để đảm bảo tốt công tác nghiên cứu về nhu cầu, đối tượng và có khả năng tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả công tác này.
Đẩy mạnh sự liên kết giữa phòng hành chính nhân sự của mỗi doanh nghiệp chịu trách nhiệm chung công tác này và các đội ngũ phụ trách đào tạo, bồi dưỡng tại các bộ phận liên quan để có thể nắm bắt được nhu cầu, đề ra mục tiêu và cử người đi học cho phù hợp. Sự liên kết này càng chặt chẽ thì công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ của các doanh nghiệp sẽ ngày càng có hiệu quả hơn. Đồng thời cũng phải phân chia rõ nhiệm vụ cho từng người trong đội ngũ này để việc tổ chức thực hiện công tác được dễ dàng và nhanh chóng.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng. Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về quản lý và phân tích các dự án đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho họ tham gia các công trình nghiên cứu dự báo chiến lược và quản lý khoa học tại các trường đại học, trung tâm hay cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khác.
Bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, các doanh nghiệp cần phải tích cực bồi dưỡng cán bộ công đoàn làm công tác quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ và tin học đặc biệt là về kiến thức quản lý nhân sự trên máy tính để họ có đủ điều kiện thực hiện tốt hơn công việc của mình trong thời đại công nghệ khoa học tiên tiến như hiện nay. Đồng thời cũng phải có những khoá học về chính sách mới về đào tạo, bồi dưỡng của Nhà nước để họ thực hiện một cách chính xác và đúng quy định.
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
- Cơ sở thực hiện giải pháp: Dựa trên những hạn chế về việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã, kết hợp với nhu cầu thực tế về nhân sự CBCĐ của các doanh nghiệp, định
hướng phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới để xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cần thiết.
-Nội dung giải pháp: Đây là khâu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã, là cơ sở để thực hiện đúng các công việc tiếp theo nói riêng và toàn bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc ngay từ bước này thì sẽ dễ gây ra những sai sót trong việc cử người đi đào tạo, bồi dưỡng dẫn đến lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.
- Phương thức tiến hành:
Trước tiên, việc xác định nhu cầu phải sát với thực tế điều kiện từng giai đoạn, từng bộ phận của các doanh nghiệp để đảm bảo số lượng được đào tạo, bồi dưỡng không quá chênh lệch với kế hoạch cũng như xảy ra tình trạng bộ phận này đào tạo thừa, bộ phận kia đào tạo thiếu khiến việc học tập của cán bộ công đoàn nói riêng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung bị ảnh hưởng. Để thực hiện được điều này, việc tìm hiểu nhu cầu phải được chia nhỏ cho từng bộ phận trong mỗi doanh nghiệp và đẩy mạnh việc quán triệt ngay từ ban đầu.
Để thực hiện giải pháp này, các doanh nghiệp phải xây dựng được cơ sở dữ liệu về nhân viên đầy đủ. Chẳng hạn, doanh nghiệp ban hành xây dựng “Bảng nhân lực và hồ sơ phát triển nhân viên” với các chỉ tiêu chính sau đây:
Lịch sử giáo dục của cán bộ công đoàn: Chỉ tiêu này phản ánh lịch sử học tập của một cán bộ công đoàn từ học trung học đến đại học hoặc sau đại học. Thông qua lịch sử học tập này, bộ phận nhân sự sẽ có thêm thông tin cần thiết để khảo sát năng lực tiềm năng của mỗi cán bộ công đoàn. Yêu cầu đối với chỉ tiêu lịch sử giáo dục của cán bộ công đoàn phải có đầy đủ các nội dung thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ văn hóa, chuyên môn đào tạo, thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác, các sở trường của cán bộ công đoàn... trên cơ sở các thông tin rõ ràng và đầy đủ đó, lãnh đạo các doanh nghiệp sẽ giao nhiệm vụ cho phòng Nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc cập nhập thông tin, theo dõi và có kế hoạch quy hoạch cán bộ, sử dụng và bố trí công tác hiệu quả dựa trên những thông tin về lịch sử giáo dục của từng người.
Hồ sơ các khóa học mà các doanh nghiệp đã đào tạo hay hỗ trợ cho cán bộ công đoàn tham gia đào tạo, bồi dưỡng: Chỉ tiêu này phản ánh lịch sử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng của một cán bộ công đoàn. Khi đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều có thể căn cứ vào dữ liệu này để cân nhắc việc đào tạo thêm cho cán bộ công đoàn này hay không.
Sở thích nghề nghiệp và mong muốn phát triển: Chỉ tiêu này cho biết cán bộ công đoàn mong muốn làm công việc nào trong các doanh nghiệp, mức độ sẵn sàng khi được thuyên chuyển sang bộ phận khác hoặc họ mong muốn được phát triển lên các vị trí công việc nào trong các doanh nghiệp. Dữ liệu này rất quan trọng trong việc hoạch định chương trình đào tạo, bồi dưỡng các vị trí cán bộ cong đoàn trong tương lai. Bất cứ người lao động nào nói chung hay cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều nói riêng đều có mỗi sở thích nghề nghiệp cũng như mong muốn phát triển khác nhau, không ai có sở thích giống ai, chính vì vậy, việc xác định đúng sở thích cũng như mong muốn phát triển nghề nghiệp của mỗi cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều là rất quan trọng. Nếu bố trí cán bộ làm việc ở một vị trí mà vị trí đó người cán bộ công đoàn không thích, không hăng hái làm việc thì hiệu quả công việc sẽ mang lại không cao, ngược lại nếu bố trí công việc đúng với sở thích và nguyện vọng của người cán bộ công đoàn thì họ sẽ có động lực nhiều hơn trong công việc, lúc đó hiệu quả công việc mang lại sẽ cao hơn.
Các ky năng đã được đào tạo, bồi dưỡng: bao gồm các ky năng do các doanh nghiệp tổ chức và các ky năng học viên đã được học trước đó hoặc đang theo học bên ngoài. Ngoài trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ cán bộ công đoàn, các ky năng nghề nghiệp của mỗi người cũng là yếu tố rất quan trọng, ky năng nghề nghiệp giúp cho người lao động nói chung cũng như đội ngũ cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều hoàn thành tốt hơn công việc của bản thân họ. Các ky năng nghề nghiệp có thể kể đến như: ky năng đối thoại, ky năng quản lý thời gian, ky năng đánh vi tính nhanh, ky năng ra quyết định, ky năng quản lý nhân viên, ky năng giải quyết mâu thuẫn, ky năng giao tiếp...
Các khóa học hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đang quan tâm: Thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng họ mong muốn được theo học thêm, cán bộ công đoàn sẽ thể hiện được nội dung họ mong muốn để phục vụ công việc và nhu cầu phát triển bản thân.
Các kinh nghiệm ở vị trí công việc khác công việc đang đảm nhận: cán bộ công đoàn sẽ liệt kê ra các kinh nghiệm họ có được trong các vị trí công việc khác. Khi công ty có nhu cầu phát triển cán bộ công đoàn lên nắm giữ một vị trí nào đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở dữ liệu để lựa chọn các ứng viên phù hợp vào vị trí này thông qua hồ sơ chỉ tiêu đã khảo sát. Trên thực tế, nhiều cán bộ công đoàn được tuyển vào vị trị A nhưng kinh nghiệm trước đó ở vị trí B của họ rất phong phú và bài bản. Khi các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển 1 người nào đó nắm giữ vị trí B thì chỉ tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về ứng viên hơn để lựa chọn cán bộ công đoàn phù hợp.
Từ các tiêu chí trên, ta có thể xây dựng được bảng sau:
Bảng 3. 1. Bảng nhân lực và hồ sơ phát triển nhân lực cán bộ công đoàn
TT
Họ và Tên: ……… Chức danhCông việc ………Phòng ban Thời gian……….. Ngày sinh……….. Tình trạng hônnhân…… Địa chỉ………
1
Lịch sử giáo dục học tập
-Trung học
-Đại học
-Sau đại học
Thời gian Nơi đào tạo Ghi chú
2
Các khóa học do doanh nghiệp tổ chức
Tên khóa học: ..
Thời gian Số lần tham gia Ghi chú
3
- Sở thích về nghề nghiệp và sở thích phát triển.
- Bạn có quan tâm đến việc làm khác không
- Bạn có sẵn sàng thuyên chuyển sang bộ phận khác Không.
Có/không Công việc/
4 Các ky năng đã được đào
tạo ………. Thời gian Nơi đào tạo
Chứng chỉ (nếu có) 5
Các khoá học/ chương trình đào tạo đang quan tâm. ………
Nơi đào tạo Mong muốn từ khó học
6
Kinh nghiệm ở vị trí công việc khác công việc đang đảm nhận
………
Thời gian Nơi công tác Ghi chú
(Nguồn: Tác giả tự thiết kê)
Kết quả thu được từ bảng khảo sát phải có được đầy đủ thông tin về cán bộ công đoàn, phân loại các tiêu chí rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về sau.
Đồng thời xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát sự phát triển của khoa học ky thuật và kiến thức quản lý kinh tế của ngành để đối chiếu vào các doanh nghiệp xem đội ngũ cán bộ công đoàn còn thiếu và yếu kiến thức nào sau đó đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Do đó việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động này là vô cùng cần thiết, mạng Internet là công cụ hữu hiệu để nhà quản lý có thể nắm bắt những tiến bộ khoa học một cách nhanh chóng từ đó cập nhật cho doanh nghiệp mình và tiến hành xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng người sử dụng.
Công tác phân tích công việc và đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ