7. Kết cấu của luận văn
2.2. Hoạt động quản lý hộkinhdoanh cá thể tại công ty cổ phần Đồng
giảm thuế hay được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà Nước do doanh thu không có hộ nào dưới 100 triệu/năm. Chợ vắng, ế, không có nguồn thu; thuế, tiền thuê địa điểm kinh doanh vẫn phải đóng, chi phí thuê nhân viên vẫn đều đặn... khó khăn chồng chất khó khăn tuy nhiên các hộ kinh doanh vẫn cùng Công ty chống chọi qua đại dịch và hưởng ứng đồng lòng cùng Nhà Nước quyên góp ủng hộ quỹ vacxin Covid -19 chỉ mong đại dịch kết thúc nền kinh tế nhanh chóng phục hồi như trước.
2.2. Hoạt động quản lý hộ kinh doanh cá thể tại công ty cổ phần Đồng Xuân Xuân
2.2.1.Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của hộ kinh doanh cá thể
Ngoài việc chấp hành các văn bản, quy định của Nhà Nước về hộ kinh doanh để quản lý tốt các hộ kinh doanh cá thể, Công ty Cổ phần Đồng Xuân đã xây dựng và ban hành, triển khai các văn bản đến các phòng ban, đơn vị, hộ kinh doanh, thương nhân, khách mua bán... để phối hợp thực hiện như:
+ Một số văn bản quy định trong hoạt động kinh doanh tại chợ Đồng Xuân năm 2006;
+ Nội quy chợ Đồng Xuân năm 2005 được Sở Thương Mại nay là Sở Công Thương phê duyệt;
+ Quyết định số 102/QĐ-TGĐ ngày 28/07/2005 về việc ban hành quy chế dân chủ tại chợ Đồng Xuân được UBND quận Hoàn Kiếm ký;
+ Quyết định số 19/QĐ-ĐX ngày 30/3/2004 về an toàn phòng cháy chữa cháy tại chợ Đồng Xuân;
+ Quyết định số 236/QĐ-ĐX ngày 27/7/2006 về việc quản lý, vận hành và sử dụng điện tại chợ Đồng Xuân;
46
+ Tiêu chí văn hóa kinh doanh thương mại trong chợ;
+ Quy định số 85/QĐ-ĐX ngày 2/8/2006 quy định về nhiệm vụ của tổ trưởng, tổ phó ngành hàng;
+ Kế hoạch số 07/KH-ĐX ngày 2/1/2020 về xây dựng chợ “An toàn – văn minh – hiệu quả”;
+ Kế hoạch số 10/KH-ĐX ngày 10/3/2020 về kiểm tra an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
2.2.2.Công tác quản lý hộ kinh doanh:
Bảng 2.2: Tình trạng hoạt động của hộ kinh doanh cá thể tại Công ty cổ phần Đồng Xuân Khu vực Tổng số Sạp quản lý Số hộ kinh doanh năm 2020 (tỷ lệ) Số hộ kinh doanh năm 2019 (tỷ lệ) Số hộ kinh doanh năm 2018 (tỷ lệ) Số hộ kinh doanh năm 2017 (tỷ lệ) Số hộ kinh doanh năm 2016 (tỷ lệ) Chợ ngày 2.316 2.011 1.570 2.197 2.210 2.223 86,8% 67,8% 94,9% 95,4% 96% Chợ đêm 934 754 620 875 910 924 80,7% 66,4% 93,7% 97,4% 98,9% Doanh nghiệp 8 7 5 3 3 0.24%
Nguồn: Tổng điều tra kinh tế - Chi cục thống kê UBND Hoàn Kiếm năm 2020
Trong bảng số liệu quản lý ta thấy, mặc dù số lượng sạp quản lý không thay đổi nhưng số hộ kinh doanh biến động là rất lớn, số lượng hộ kinh doanh đăng ký thành lập DN rất hạn chế mặc dù theo quy định của Luật DN (sử dụng thường xuyên 10 lao động trở lên)nhưng nhiều nhất mới có 8DN chiếm tỷ lệ 0,3%.
47
động thường xuyên cao nhất là 96%. Tương tự với chợ đêm số sạp quản lý là 934 nhưng số hộ hoạt động cao nhất là 98.9%. Vậy số hộ kinh doanh thấp hơn số sạp quản lý là do: 1 hộ mua nhiều sạp mà theo quy định thì 1 người chỉ được đứng tên 1 giâý chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; ngừng hoạt động do nhu cầu chuyển đổi địa điểm kinh doanh, hoặc xin tạm ngưng kinh doanh do các tháng mưa bão, sau các dịp lễ, Tết Nguyên đán…những tháng này các hộ kinh doanh có nguồn doanh thu thấp nên xin ngưng kinh doanh trong thời gian một hoặc vài tháng để được miễn, giảm tiền nộp thuế khoán hàng tháng.
Lý do các hộ kinh doanh không “mặn mà” trong việc chuyển sang đăng ký thành lập DN, chính là mặc dù hộ kinh doanh có nhiều bất lợi về quyền kinh doanh, góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp trong các công ty TNHH, công ty cổ phần, huy động vốn… nhưng nhìn tổng thể hộ kinh doanh đang có nhiều lợi thế hơn so với các loại hình DN về các khía cạnh như đối tượng thành lập, hồ sơ, thủ tục thành lập, tổ chức quản lý, chế độ kế toán, tài chính, nộp thuế, công bố thông tin… hay phải chịu sự kiểm tra, thanh tra nhiều hơn. Những bất lợi này làm cho chi phí tuân thủ pháp luật của các loại hình DN, đặc biệt là các hình thức công ty, có thể cao hơn nhiều so với hộ kinh doanh.
Khung pháp luật liên quan chưa quy định nhất quán về đối tượng thuộc diện chuyển đổi, chưa quy định cho phép chuyển đổi trực tiếp giữa hộ kinh doanh và các loại hình DN, làm cho thủ tục chuyển đổi phức tạp, thiếu chế tài thực hiện chuyển đổi, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự hiệu quả, chưa đủ khuyến khích hộ kinh doanh đủ điều kiện đăng ký thành lập DN. Ngoài ra, phần lớn các hộ kinh doanh quen với tập quán kinh doanh nhỏ, lẻ, gia truyền nên ngại thay đổi.
Với những kết quả đạt được trong các năm qua, việc quản lý hộ kinh doanh cá thể toàn tại Quận Hoàn Kiếm nói chung và Công ty Cổ phần Đồng Xuân nói riêng vẫn được kỳ vọng tiếp tục phát triển hơn nữa trong năm 2021. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải xác định nhiệm vụ trong tâm như đẩy mạnh công tác quản lý hộ kinh doanh gắn với cải cách thủ tục hành chính, thực hiện công tác vận động chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, rà soát hộ kinh doanh, thực hiện khảo sát hộ kinh doanh cá thể mới phát sinh, kiểm tra hộ kinh doanh trong việc chấp
48
hành các quy định pháp luật sau đăng ký kinh doanh và kể cả các hộ ngưng, nghỉ kinh doanh.