- Về thực tiễn:
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH
2.1.1. Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế
Lợi ích
Bàn về "lợi ích" trong dịng chảy phát triển lý luận có nhiều cách hiểu và luận giải khác nhau. Tiêu biểu là khái niệm lợi ích được C.Mác khẳng định là "sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó" [12, tr.189]. Và ở mức độ sâu hơn C.Mác và Ph. Ăng ghen đã khẳng định: "Lợi ích là thuộc tính tất yếu của con người và nó gắn kết các thành viên xã hội dân sự lại với nhau" [17, tr.184]. Như vậy, khái niệm lợi ích ở đây khơng chỉ là một nhu cầu tồn tại khách quan của con người mà nó cịn bao hàm ý nghĩa là động lực gắn kết xã hội hay gắn kết con người lại với nhau. Điều đó cũng có nghĩa lợi ích là động lực cho sự phát triển chung của xã hội, của loài người.
Theo Từ điển Bách khoa tồn thư Việt Nam, lợi ích được hiểu là "một trong những động lực quan trọng trực tiếp thúc đẩy hành động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân, gia đình, tập thể, giai cấp, dân tộc và xã hội" [64, tr.143]. Ở định nghĩa này, lợi ích chỉ đơn giản là một nhu cầu sống và nó khơng bao hàm các nội dung liên quan tới điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngồi ra, gắn với các chủ thể lợi ích khác nhau thì có các loại lợi ích khác nhau, chẳng hạn như gắn với bản thân mình thì lợi ích được gọi là lợi ích cá nhân, gắn với cộng đồng thì lợi ích được gọi là lợi ích cộng đồng… Tựu chung lại, lợi ích chính là nhu cầu thỏa mãn khách quan của con người, được con người nhận thức trong mối tương quan với trình độ phát triển của xã hội, tạo cơ sở ra đời cho các mối quan hệ trong xã hội đó. Xét về vai trị, lợi ích có vai trị là động lực cho sự phát triển của xã hội loài người. C.Mác