5. Kết cấu luận văn
1.3.1. Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan đầu tiên là hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH bắt buộc
Các văn bản, chính sách pháp luật do Nhà nước ban hành là căn cứ để hoạt động của BHXH nói chung và thu BHXH bắt buộc nói riêng được tiến hành. Trong các văn bản pháp quy này sẽ quy định đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia vào hoạt động BHXH. Vì vậy, khi hệ thống pháp luật về BHXH được nhà nước ban hành đầy đủ, bao quát rộng khắp sẽ giúp cho công tác quản lý thu BHXH nói riêng và các hoạt động khác của BHXH nói riêng được nhịp nhàng, trôi chảy và hiệu quả. Tuy nhiên, để theo kịp được sự phát triển của kinh tế - xã hội, các chính sách về BHXH cần được nhà nước sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn.
Tại Việt Nam, hệ thống các văn bản pháp luật về BHXH bắt buộc bao gồm: Luật BHXH, Luật Lao động, Luật doanh nghiệp, … và các Nghị định, quyết định, thông tư, các văn bản hướng dẫn về BHXH của ngành có liên quan.
Nhân tố khách quan thứ hai là chính sách tiền lương của Nhà nước
Mức đóng góp BHXH phụ thuộc vào tỷ lệ và mức lương đóng góp, có thể nói công tác quản lý thu BHXH bắt buộc phụ thuộc rất lớn vào các chính sách tiền lương của nhà nước. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý thu BHXH bắt buộc cơ quan BHXH, người lao động và người sử dụng lao động cần phải theo dõi thường xuyên sự thay
đổi của các chính sách tiền lương như: Tỷ lệ đóng góp, tiền lương cơ bản, tiền lương tối thiểu theo vùng, …
Để công tác quản lý thu BHXH đạt hiệu quả cao, khi thay đổi các chính sách về tiền lương, đòi hỏi nhà nước cần xem xét đến sự ảnh hưởng của các chính sách này đến hoạt động thu BHXH.
Nhân tố khách quan thứ ba là sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Sự phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác thu và quản lý thu BHXH bắt buộc của mỗi địa phương, cụ thể: Những địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển thì thường tập trung các doanh nghiệp lớn với nhiều vị trí việc làm. Hơn nữa, người lao động tại đây cũng thường có nhận thức cao, chuyên môn và tay nghề cũng tương đối thành thạo, Vì vậy, thu nhập của người lao động cũng cao hơn. Do đó, số lượng các đối tượng tham gia BHXH rất lớn, số tiền đóng BHXH của mỗi người cũng cao. Vì vậy, có thể nói kết quả thu BHXH bắt buộc tại các địa phương có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao thường cao hơn các đại phương khác và ngược lại.