6. Cấu trúc của luận văn:
1.5.1. Tăng thu, giảm chi, bảo toàn vốn:
Mặc dù kinh tế Việt Nam năm 2020 khép lại, tăng trưởng GDP là kết quả đáng khích lệ trong điều kiện nền kinh tế năm 2020 so với năm 2018, 2019 gặp khó khăn, thách thức ở cả đầu vào và đầu ra. Năm 2020 lãi suất đã hạ nhiệt nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận vốn vay.
+ Giảm chi phí: là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Chí phí tăng làm giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng theo dẫn đến sức tiêu thụ giảm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp luôn phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Bảo toàn vốn: Năm qua, lãi suất hạ nhiệt giảm mạnh nhưng vẫn gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, để giải quyết bài toán vốn, doanh nghiệp cần tranh thủ sự hỗ trợ từ đối tác, khách hàng.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh không phải là một hoạt động đơn thuần về mặt thu chi tài chính mà thực chất là một nghệ thuật sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.5.2. Phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp
+ Thứ nhất: tránh “bẫy” tăng trưởng nóng”. Trong kịch bản tăng trưởng ở đa số các doanh nghiệp chịu tác động lớn của suy giảm đã không có phương án dự phòng, không có phương án ứng phó với những biến động từ bên ngoài, mà chỉ gồm những phương án thuận lợi. Bài học "lấy ngắn nuôi dài, xây dựng dự án gối đầu sinh lời bổ trợ nhau" đã bị vi phạm nghiêm trọng khi nhiều doanh nghiệp thi
nhauphát triển hàng loạt dự án cùng lúc, khiến rủi ro tăng cao. Bởi vậy, nguyên tắc giảm thiểu tính rủi ro trong kinh doanh cần phải được giám sát chặt chẽ.
+ Thứ hai: phải tập trung tối đa cho ngành nghề chính. Tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình kinh doanh là nguyên tắc giúp doanh nghiệp tồn tại trong cạnh tranh, tồn tại ngay trong điều kiện kinh tế khó khăn nhất.
+ Thứ ba: Doanh nghiệp phải liên tục rà soát quy trình sản xuất, kinh doanh trong điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn để đảm bảo tính hiệu quả tối ưu đã thể hiện đầy đủ tầm quan trọng của nó. Bài học cần minh bạch trong công tác tài chính,kế toán trong đó cần có hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo độ an toàn tài chính và cóquyết sách kịp thời, đảm bảo an toàn là nguyên tắc gắn liền với việc đảm bảo mộtcơ cấu tài chính cân đối và phát huy chức năng kiểm tra, cảnh báo của công tác tài chính kế toán.
+ Thứ tư: Doanh nghiệp cần chủ động ứng khó khi doanh nghiệp gặp khó
khăn về tài chính. Hơn ai hết, doanh nghiệp hiểu rõ những bất lợi của mình, nắm bắt nguy cơ sớm nhất, khi xử lý sớm, chủ động, sẽ hạn chế những bất lợi một cáchtốt nhất. Những cuộc đàm phán sớm khi doanh nghiệp chưa quá nguy nan thườngcó kết quả tích cực hơn những cuộc đàm phán mà doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực thẳm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động kinh doanh.Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc của tài chính là có kế hoạch, tiết kiệm, có lợi đảm bảo nâng cao hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.
Mục đích của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp ta đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để phục vụ tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanhcác nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình.
Để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ta sử dụng các công cụ tài chính và các chỉ số đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra để hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ sử dụng nguồn vốn để kinh doanh mà còn phải sử dụng nguồn vốn đó sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Những cơ sở lý luận trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trên đề cập đến những vấn đề cơ bản của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, áp dụng cái chung để đi đến cái riêng đó là mục tiêu của nhà phân tích. Dođó để đáp ứng một phần các yêu cầu mang tính chiến lược của mình, các doanh nghiệp cần phải định kỳ phân tích, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, để từ đó các nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp sẽ xác định được trọng điểm trong công tác quản lý tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp tài chính hợp lý nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua quá trình nghiên cứu luận văn này sẽ đi đến phân tích cái riêng, cái cụ thể tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần tập đoàn C.E.O để biết được điểm mạnh cũng như điểm yếu từ đó xây dựng một số các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN C.E.O
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O
2.1.1. Quá trình hình của Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O
Công ty Cổ phần tập đoàn C.E.O Thành lập ngày 26/10/2001, Tập đoàn CEO gồm 27 Công ty thành viên, được phát triển theo hệ sinh thái kinh tế vững mạnh dựa trên 5 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi: Bất động sản, Bất động sản nghỉ dưỡng, Xây dựng, Du lịch và quản lý khách sạn, Phát triển nguồn nhân lực.
Với gần 20 năm không ngừng kiến tạo, Tập đoàn CEO mong muốn mang đến những giá trị tốt đẹp, nâng tầm chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam thông qua những sản phẩm, dịch vụ dẫn đầu xu hướng. Hiện tại, Tập đoàn CEO đang đầu tư nhiều dự án bất động sản quy mô tại Phú Quốc, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam... Tập đoàn CEO cũng là 1 trong 3 nhà đầu tư lớn nhất tại đảo Ngọc – Phú Quốc với khu Tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Villas & Resort nổi tiếng. Tại Quảng Ninh, Tập đoàn CEO đã cho ra mắt thị trường Khu Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City với nhiều ưu điểm vượt trội.
Kiên định trong chiến lược chinh phục thị trường, mục tiêu của Tập đoàn CEO là trở thành doanh nghiệp trong Top 250 của VNR500 vào năm 2021, tự hào cùng Việt Nam vươn tầm cao mới.
Qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn CEO đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong thị trường nội địa, hướng tới thị trường khu vực và quốc tế trong tương lai ở các lĩnh vực: Bất động sản, bất động sản nghỉ dưỡng, Xây dựng, Du lịch và quản lý khách sạn, Phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, Tập đoàn CEO đang là chủ đầu tư của nhiều dự án quy mô, tạo được ấn tượng trên thị trường như: Tổ hợp Du lịch và nghỉ dưỡng Sonasea Villas & Resort (Phú Quốc), Tổ hợp Du lịch và nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City (Quảng Ninh), Khu Đô thị Sunny Garden City (Quốc Oai), Khu Đô thị River Silk City (Hà Nam), Tháp CEO (Hà Nội), Khu Đô thị CEO Homes Hana Garden City (Mê Linh - Vĩnh Phúc)…
ngành Bất động sản; Top 11 nhà phát triển Bất động sản hàng đầu Việt Nam (Giải thưởng BĐS Quốc gia 2018); Doanh nghiệp bền vững năm 2019; đứng ở vị trí 89/500 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất và 163/500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất năm 2019; nhận bằng khen của Bộ Xây dựng cho tập thể có thành tích xuất sắc trong sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam; nhận bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội cho Doanh nghiệp có những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Thủ đô… Đồng thời, các dự án do Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư cũng đạt được những danh hiệu xuất sắc như: Top 10 khu nghỉ dưỡng tốt nhất năm 2019 – dự án Best Western Premier Sonasea Phu Quoc , Top 10 khu nghỉ dưỡng tiềm năng năm 2020 – dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City, Top 10 nhà ở đại chúng tốt nhất 2019 – Chung cư Bamboo Garden thuộc KĐT Sunny Garden City; Novotel Phu Quoc Resort được vinh danh là khu nghỉ dưỡng tốt nhất dành cho gia đình trong Lễ công bố kết quả và trao giải thưởng Best Hotels - Resorts Awards 2019.
Thành tựu tập đoàn CEO đạt được
Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2014
Năm 2015 đạt top 200 Sao vàng Đất Việt, được trao giải bởi Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên tổ chức
Năm 2016 đạt giải Thương hiệu mạnh Việt Nam do đơn vị Thời báo Kinh tế Việt Nam trao giải
Huân chương lao động hạng 3 được Chủ tịch nước trao tặng năm 2016 Top 30 doanh nghiệp minh bạch nhất HNX năm 2016
Năm 2017 đạt thành tựu Best Western Premier Sonasea Phu Quoc được vinh danh giải thưởng thiết kế cảnh quan đẹp nhất.
Top 10 chủ đầu tư bất động sản Việt Nam uy tín 2018
Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2018 Top 10 chủ đầu tư bất động sản Việt Nam uy tín 2019
Những công ty thành viên của CEO Group Công ty Cổ phần Phát triển dịch vụ
CEO Công ty Cao đẳng Đại Việt
Công ty Cổ phần Phát triển Quảng Bình
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Quốc Công ty Cổ phần Du lịch CEO
Công ty Cổ phần CEO Quốc tế
Công ty TNHH MTV Khách sạn và nghỉ dưỡng CEO Công ty Cổ phần Xây dựng CEO
Công ty Cổ phần Phát triển và đô thị Phú Quốc Công ty Cổ phần Đầu tư BMC – CEO
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Vân Đồn Công ty TNHH MTV Tư vấn thiết kế C.E.O
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của C.E.O
Hiện tại, Công ty Cổ phần tập đoàn C.E.O đang áp dụng theo mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần. Mô hình quản trị này được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển chiến lược kinh doanh của Công ty, tuân thủ theo các quy định của Pháp luật Việt Nam và các quy định tại Điều lệ Công ty. Đứng đầu Công ty là Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty quyết định mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Giúp việc cho hội đồng quản trị là Ban Tổng giám đốc và ban kiểm soát. Các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn có nhiệm vụ chuyên trách riêng, chịu sự quản lý, điều hành của Ban Tổng giám đốc . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được trình bày theo sơ đồ sau: (Hình 2.1)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH 35
36
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có thẩm quyền quyết định các vấn đề: Mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần thông qua các báo cáo hàng năm; Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị; Bầu,bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành; Bổ sung và sửa đổi điều lệ Côngty; Các thẩm quyền khác theo Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm; Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua; Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc điều hành và quyết định mức lương của họ; Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc điều hành hay cán bộ quản lýhoặc người đại diện của Công ty khi Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty; Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức; Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ Công ty.
Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQTvà Ban Tổng giám đốc .Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau: Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui haybãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán; Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết; Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản
trị; Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc; Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban quản lý công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ Công ty.
Ban Tổng giám đốc : Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hànhvà quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc có các quyềnvà nhiệm vụ sau: Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồngcổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua; Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty; Vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Tổng giám đốc điều hành phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp; Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm được Đại hội đồng cổ đôngvà Hội đồng quản trị thông qua; Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động vàquản lý của Công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ Công ty.
Các phòng ban chức năng, nghiệp vụ là bộ phận tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty có nhiệm vụ nghiên cứu, tuân thủ các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Hộiđồng quản trị phê chuẩn:
Phòng R&D:
Phòng R&D có chức năng, tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Công ty trong công tác xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển và thực hiệncác công tác đầu tư dự án theo từng giai đoạn phù hợp với thực tế và thình hình phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể:
-Công tác xây dựng kế hoạch: Nghiên cứu xà xây dựng dựng chiến lược đầu tư phát triển của Công ty phù hợp với định hướng phát triển và tình hình thực tế;