vi lừa đảo. Rủi ro đến từ con người chủ yếu do cán bộ nhân viên thiếu trình độ chuyên môn, không thể đánh giá được rủi ro phát sinh trong giao dịch để thông báo KH điều chỉnh hoặc dừng giao dịch.
Rủi ro tín dụng: loại rủi ro này phát sinh khi những khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho nhà xuất khẩu không được thu hồi khi đến hạn (Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Khi đến hạn, chưa có luồng tiền về, nhà xuất khẩu cũng không có vốn tự có để trả nợ).
Rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái: đây là những rủi ro phát sinh từ sự biến động bất lợi ngoài dự tính của tỷ giá hối đoái và các chính sách lãi suất, chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, làm ảnh hưởng đến nguồn thu, khả năng tài chính của doanh nghiệp xuất khẩu, dẫn đến khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết đối với ngân hàng, có thể gây tổn thất cho ngân hàng.
Như vậy trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất khẩu các ngân hàng phải chú trọng vào khâu quản trị và phòng ngừa rủi ro.
1.2. Mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại ngân hàng thương mại mại
1.2.1. Sự cần thiết phải mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại
“Mở rộng” được hiểu một cách đơn giản là sự biến đổi hоặc làm chо biến đổi về số lượng thео chiều hướng tăng lên, tăng từ ít đến nhiều, từ hẹр đến rộng (Nguyễn Văn Ngọc, 2006).
Kết hợp với khái niệm về “Tài trợ thương mại xuất khẩu” ở trên, khái niệm về mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu được tác giả sử dụng trong luận