Hồ sinh học có thể xử lý từ nước thải sinh hoạt cho đến nước thải công nghiệp phức tạp, trong những điều kiện

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ sinh học môi trường Bài 3 xử lý nước (Trang 55 - 62)

- Nhược điểm

Hồ sinh học có thể xử lý từ nước thải sinh hoạt cho đến nước thải công nghiệp phức tạp, trong những điều kiện

thời tiết khác nhau.

 Các quá trình diễn ra trong ao, hồ sinh học cũng tương tự như quá trình tự làm sạch ở các sông hồ tự nhiên.  Vi sinh vật đóng vai trò chủ yếu xử lý chất thải hữu cơ.  Vi sinh vật đóng vai trò chủ yếu xử lý chất thải hữu cơ.

 Có 2 cơ chế chủ yếu cung cấp oxy là:

 Do tảo tạo ra oxy thông qua hoạt động quang hợp;

 Do các tác nhân hiếu khí bề mặt hay bằng quạt gió.

 Hồ sinh học có thể được phân thành 2 loại hồ chính:

 Hồ làm thoáng nhân tạo (hồ tự nhiên)

 Hồ ổn định nước thải (kỵ khí, tùy tiện và hiếu khí).

 Vi sinh vật bao gồm các loài vi khuẩn hiếu khí - kỵ khí, các sinh vật có khả năng quang hợp, động vật nguyên sinh và không xương sống.

Vi khuẩn hiếu khí:

 Các vi khuẩn đơn bào tự do mặc dù phân hủy các hợp chất hữu cơ nhưng chúng lại không thể lắng xuống đáy.

 Nhóm vi khuẩn dạng khối cầu tăng trưởng gắn kết thành một khối lớn do tạo ra các polime ngoại bào.

Vi khuẩn kỵ khí:

- Vi khuẩn kỵ khí thủy phân các protein, chất béo, polysaccarit  amino axit, peptit ngắn, axit béo, glycerol, mono và disaccarit.

- Nhóm vi khuẩn tạo axit chuyển tiếp thành các dạng rượu đơn và axit hữu cơ như acetic, propionic, and butyric.

- Nhóm vi khuẩn tạo methane có chức năng chuyển các sản phẩm như formic axit, methanol, methylamin, and acetic axit trong điều kiện kỵ khí thành metan.

- Nhóm vi khuẩn khử sunfat có thể sử dụng sunfat như là tác nhân cung cấp năng lượng, giúp chuyển hóa sunfat thành H2S.

Các vi sinh vật quang hợp:

 Loài vi khuẩn lưu huỳnh kỵ khí oxy hóa H2S tạo sản phẩm là lưu huỳnh và Sunfat, sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời.

 Tảo là loài hiếu khí, quang hợp và tăng trưởng nhờ các hợp chất hữu cơ đơn giản CO2, NH3, NO3-, và PO4-- , sử dụng ánh sáng mặt trời như nguồn năng lượng.

Có 3 nhóm chính: tảo nâu (tảo cát), tảo xanh (Chlorella, Chlamydomonas và Euglena) và tảo đỏ. Ngoài ra, còn có tảo xanh lục, thường thích nghi với điều kiện môi trường khá khắc nghiệt.

Động vật nguyên sinh và động vật không xương sống:

 Trong các hồ sinh học có các động vật nguyên sinh và động vật không xương sống, như: rotifers, daphnia, giun đốt, chironomids (ấu trùng muỗi vằn) và ấu trùng muỗi (zooplankton-động vật nổi).

Hồ tự nhiên

 Hồ tự nhiên là những hồ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật.

Hồ nhân tạo

 Hồ nhân tạo được hình thành do những tác động của con người, được lấp đầy nước làm môi trường sống cho các loại động thực vật thuỷ sinh…

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ sinh học môi trường Bài 3 xử lý nước (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(70 trang)