Hoàn thiện cơ chế phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư các công trình, dự án cho UBND các xã. Chỉ đạo các sở, ban, ngành: Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB, tập hợp thành bộ cẩm nang hoặc sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đầu tư XDCB hoàn chỉnh, công bố ban hành để các chủ đầu tư trên địa bàn áp dụng thực hiện thống nhất.
Đề cao vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư về toàn bộ quá trình sử dụng vốn, chịu trách nhiệm toàn bộ các gia đoạn đầu tư. Kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị chủ đầu tư, Ban QLDA trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB năm trong đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm của các đơn vị, địa phương. Xử phạt nghiêm minh các nhà thầu có vi phạm làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh, đó là xem xét trách nhiệm người đứng đầu và điều chuyển vốn với các dự án không đạt tiến độ, đánh giá, kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, có biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc kịp thời - Riêng về vấn đề giải phóng mặt bằng, Chủ tịch UBND huyện, xã trong quá trình thực hiện; thảo luận với dân, công khai phương án đền bù với dân, có phương án, chế độ thỏa đáng, để thuyết phục dân bàn giao mặt bằng bởi đây là khâu yếu, chậm hiện nay.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình; yêu cầu các chủ dự án cam kết tiến độ thực hiện giải ngân và định kỳ hàng tuần báo cáo với UBND huyện, UBND tỉnh; khen thưởng, biểu dương những chủ đầu tư làm tốt; phê bình những chủ đầu tư chậm chễ trong thực hiện giải ngân. Đồng thời, cơ quan tài chính địa phương phải chủ động rà soát, tham mưu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn
NSNN, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư của các dự án chậm tiến độ sang các dự án khác có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Xem xét kỹ việc giao chủ đầu tư mới và hình thức quản lý dự án phù hợp với năng lực chủ đầu tư và Ban QLDA; cương quyết thay thế các chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý điều hành dự án, kiện toàn lại một số Ban QLDA đảm bảo đủ năng lực quản lý dự án. Quy trách nhiệm đến từng tổ chức cá nhân và nghiêm khắc kiểm điểm các chủ đầu tư, Ban QLDA, tổ chức cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
KẾT LUẬN
Kho bạc Nhà nước là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính có vị trí và vai trò rất quan trọng với tư cách là "người quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác của nhà nước" như “trạm canh gác cuối cùng”. Đây là vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý NSNN và tình hình triển khai đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Việc quản lý, kiểm soát nguồn vốn này tốt, hiệu quả sẽ góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, làm lành mạnh nền tài chính nước nhà.
Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước là một phạm trù rộng lớn, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan đơn vị nhà nước, trong công tác đầu tư XDCB. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN đầu tư vào các công trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở cho nền kinh tế, đồng thời giúp nguồn vốn đầu XDCB của NSNN thực sự có vai trò chủ đạo, dẫn dắt, thu hút và làm nguồn vốn của xã hội được đầu tư phát triển cho nền kinh tế nước nhà, không ngừng tăng nhanh, tăng vững chắc hàng năm và ngày càng đa dạng phong phú. Việc làm tốt công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN là vô cùng quan trọng.
Luận văn “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua
kho bạc nhà nước Đầm Hà.” đã phân tích và đánh giá công tác kiểm soát chi đầu
tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Đầm Hà trong giai đoạn 2016 - 2020; từ đó chỉ ra những ưu điểm, những mặt tồn tại, hạn chế của công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc nhà Nước Đầm Hà. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Đầm Hà trong thời gian tới. Qua đó đề xuất một số kiến nghị với các cấp, các ngành và KBNN nói chung và cho KBNN Đầm Hà nói riêng với mục đích nâng cao hơn nữa công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN. Đồng thời tìm ra những biện pháp giúp cho đồng vốn NSNN bỏ ra cho chi đầu tư XDCB đúng mục đích, có hiệu quả, hạn chế thấp nhất sự thất thoát. Góp một phần nhỏ bé trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hoàng Hương Giang và tập thể
cán bộ Kho bạc Nhà nước Đầm Hà đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô, các cán bộ ngành Kho bạc Nhà nước và những người quan tâm đến công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về
quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ
sung một sổ điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC
3. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC, Thông tư số 108/2016/TT- BTC
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về
hợp đồng xây dụng
5. Chính phủ (2020), Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2020 quy định về
thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
6. Đảng bộ huyện Đầm Hà, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đầm Hà
giai đoạn 2021 -2025, Đầm Hà 2020.
7. Kho bạc Nhà nước (2016), Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 về
Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước tại KBNN
8. Kho bạc Nhà nước (2018), Quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 ban
hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng
9. Kho bạc Nhà nước (2019), Quyết định 4526/QĐ-KBNN ngày 04/9/2019 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố và KBNN khu vực trực thuộc KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
10. Kho bạc Nhà nước, Kế hoạch phát triển ngành KBNN đến năm 2030, Hà Nội
2020
11.Kho bạc Nhà nước Đầm Hà, Báo cáo chi NSNN các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020
12.Kho bạc Nhà nước Đầm Hà, Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB các năm 2016,2017, 2018, 2019, 2020
13.Kho bạc Nhà nước Đầm Hà, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2016,2017, 2018, 2019, 2020
14.Kho bạc Nhà nước Đầm Hà, Báo cáo tự kiểm tra hàng quý các năm 2016,2017,
2018, 2019, 2020
15.Kho bạc Nhà nước Đầm Hà, Báo cáo tình hình đào tạo cán bộ các năm
2016,2017, 2018, 2019, 2020
16. Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh, Báo cáo thanh tra kiểm tra nghiệp vụ các năm
2016, 2017, 2018, 2019, 2020
17.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
18.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật đầu tư công số
49/2014/QH13 ngày 18/6/2014
19.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật ngân sách nhà
nước số 83/2015/QH13 ngày 26/6/2015
20.Nguyễn Thị Hoan, Biện pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng
cơ bản qua Kho bạc nhà nước Quảng Yên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Hàng Hải, Hải Phòng năm 2018.
21.Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà, Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các Nghị
quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và kết quả xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Đầm Hà, Đầm Hà 2020.
22. Vũ Tuấn Trung, Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2018.