KHÔNG CÔNG CỘNG – “CẦN”

Một phần của tài liệu THUYẾT TRÌNH_XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ_KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG CẦN VÀ CÓ_THẠC SĨ KIẾN TRÚC_ (Trang 28 - 30)

- Phân bố không đều và bất hợp lý

4. KHÔNG CÔNG CỘNG – “CẦN”

(*) (Báo Người lao động)

• Bà Trần Thị Mến (71 tuổi, trú tại đường Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3) cho biết, nhu cầu đi bộ tập thể dục mỗi buổi sáng của bà bị hạn chế bởi công viên khá xa, trong khi bà đã lớn tuổi.

• Anh Bùi Thành Đạt (trú tại đường Xóm Chiếu, phường 16, quận 4) cho hay, ở quận 4 không có công viên nào lớn, muốn dẫn con nhỏ dạo chơi công viên phải tới quận 7 hoặc lên quận 1.

• Ông Nguyễn Trọng Gia - ngụ đường Hoàng Văn Thụ, phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM - cho biết con đường ông đang ở 20 năm trước có 20 cây xanh. Song, giờ đây đứng ngay ngã tư Phú Nhuận, phóng tầm mắt các hướng không hề thấy bóng mát, cây xanh nào trên vỉa hè, "Trưa nắng, đứng trên sân thượng nhìn xuống mặt đường chỉ thấy hiện tượng ảo ảnh có vũng nước từ xa. Nếu ra đường không đeo khẩu trang thì cảm giác rất khó thở" (*)

4. KHÔNG CÔNG CỘNG – “CẦN”

(*): Tọa đàm “Không gian văn hóa công cộng tại TP.HCM: Thực trạng và giải pháp” 3-12, do Ban do Ban Tuyên giáo Thành Ủy, Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật và Hội Kiến trúc sư TP.HCM tổ chức

• Nhìn chung, việc thiết kế KGCC tại Việt Nam không những thiếu trầm trọng mà nhiều không gian thiết kế còn đơn điệu,nghèo nàn, không có ý kiến đóng góp từ cộng đồng. Quanh đi quẩn lại chỉ có vườn hoa, phố đi bộ, thực sự chưa thấy bản sắc của khu vực hay những thiết kế mang tính thu hút người sử dụng. Bởi vì như đã trình bày phía trên, một KGCC hiệu quả là phải khiến cư dân được trải nghiệm tính văn hóa và cộng đồng. • Bà Phạm Phương Thảo, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng: "Thành phố đang thiếu không gian

xanh. Chúng ta nên giữ gìn những công trình có nhiều cây xanh như bán đảo Thanh Đa và xây dựng nhiều không gian thân thiện với môi trường, trồng thêm nhiều cây xanh".

• TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP HCM, nhìn nhận: Nếu tính tỉ lệ diện tích công viên so với đầu người là thiếu hụt nghiêm trọng. Khi thiếu cây xanh thì không khí sẽ không còn bảo đảm trong lành, đời sống người dân kém chất lượng. Vì vậy, gia tăng diện tích công viên là điều cấp thiết.

• Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng cho biết: "Trong nguyên tắc phát triển đô thị, chỉ xây dựng 40%, còn 60% là cây xanh, hồ điều hòa, mặt nước… để bảo đảm môi trường sinh học cho người dân khu vực".

• "Lãnh đạo thành phố và người dân nên thống nhất nhận thức và xác định hướng đi để xây dựng không gian công cộng, đáp ứng nhu cầu của người dân và phát triển đúng tầm với tốc độ đô thị hóa của thành phố“

• "Việc thiết kế không gian văn hóa cộng đồng phải thân thiện, hiện đại và giàu bản sắc. Lãnh đạo thành phố phải cân nhắc trong xây dựng, thiết kế nhằm tạo không gian gần gũi với người dân". (*)

Một phần của tài liệu THUYẾT TRÌNH_XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ_KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG CẦN VÀ CÓ_THẠC SĨ KIẾN TRÚC_ (Trang 28 - 30)